Bệnh tay chân miệng là một bệnh lành tính và thường gặp ở trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo. Bệnh thường sẽ tự khỏi sau khoảng thời gian 7-15 ngày phát bệnh, tuy nhiên khi có các dấu hiệu sốt cao không hạ, co giật… có nghĩa là bệnh đang diễn biến nguy hiểm và cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám trước ngay lập tức.
Trong thời gian gần đây, bệnh lý tay chân miệng đang bùng phát trở lại với những biến chứng nghiêm trọng. Theo thống kê, từ đầu năm 2023 đến nay, TP.HCM có 13.173 ca mắc tay chân miệng (TCM). Các BV tại TP.HCM đang điều trị 477 ca TCM; trong đó có 476 ca mắc TCM dưới 6 tuổi (chiếm 99,7%); có 36 ca TCM nặng. Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận hơn 1.200 ca, gần 500 trẻ phải nhập viện điều trị, 30% nhiễm EV71, nhiều trẻ biến chứng viêm não, biểu hiện giật mình, run tay chân, đi lại loạng choạng.
Các cấp độ bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng được xác định với các cấp độ khác nhau để đưa ra phương hướng điều trị cụ thể.
Độ 1: Tay chân miệng ở thể nhẹ
Ở giai đoạn này, bệnh nhân bắt đầu có biểu hiện sốt nhẹ khoảng 38,5 độ và xuất hiện các nốt sưng tấy đỏ ở lòng bàn chân, tay, ở miệng. Ở cấp độ này, người bệnh có thể được theo dõi và điều trị tại nhà.
Độ 2: Bắt đầu hình thành biến chứng thần kinh và tim mạch
Độ 2a: Trẻ có dầu hiệu giật mình với tần suất dưới 2 lần/30 phút, sốt cao liên tục trong 2 ngày, người mệt mỏi, quấy khóc.
Độ 2b: Sốt cao, mệt mỏi kèm dấu hiệu run không kiểm soát ở các chi, người đi loạng choạng không vững. Trẻ có thể nuốt không được, giọng nói thay đổi và phần đầu cũng giật rung, lác mắt….
Độ 3: Biến chứng thần kinh, hô hấp nặng
- Khi kiểm tra mạch của bệnh nhân sẽ tăng nhanh > 170 lần/nhịp đối với trẻ đã hạ sốt và không còn hiện tượng rung, giật. Với trẻ sốt cao, sẽ thấy mạch chậm dần – đây là dấu hiệu bệnh đã chuyển biến rất nặng.
- Vã mồ hôi lạnh, huyết áp tăng nhanh, thở rít lõm ngực,
- Rối loạn tri giác
- Tăng chương các cơ
Độ 4: Các biểu hiện sốc phản vệ xuất hiện
- Phù phổi, người tím tái
- Mạch sốc (về 0)
Dấu hiệu cảnh báo tay chân miệng trở nặng
Bệnh tay chân miệng (HFMD- Hand, foot and mouth disease) là một bệnh lý do virus gây ra với một số dấu hiệu nhận biết đơn giản như sốt, nổi các mụn nước ở phần lòng bàn tay, bàn chân, họng, trong miệng và có thể ở mông. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, dưới 6 tuổi và lây nhiễm rất nhanh bởi trong lứa tuổi này trẻ chưa chủ động trong việc phòng bệnh.
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh – Trưởng khoa Nhiễm Thần Kinh – Bệnh viện Nhi Đồng I, hầu hết các ca bệnh đều diễn biến nhẹ. Tuy nhiên ở một số trường hợp, bệnh có diễn biến nhanh, nặng, chuyển độ nhanh đột ngột, có khi bỏ qua độ 2 và vào độ 3, dẫn đến nguy cơ suy hô hấp và diễn tiến biến chứng nguy hiểm, như viêm màng não, viêm não, liệt chi thậm chí là tử vong.
Theo PGS.TS.BS Phạm Văn Quang, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện Nhi đồng 1, 5 năm qua kể từ sau đợt dịch 2018, số ca tay chân miệng nặng rất hiếm gặp. Năm nay xuất hiện chủng Enterovirus 71(EV71) có đặc tính lây lan nhanh và độc lực cao nên ca nặng tăng. Sở Y tế TP HCM ghi nhận số ca tay chân miệng tăng gần 150% trong một tháng qua, nhiều ca nặng.
Cụ thể, tại Bệnh viện Nhi đồng 1, tỷ lệ bệnh nhân nặng tăng gấp 2,5 lần cùng kỳ năm ngoái, dù số lượng bệnh nhân không nhiều. Nơi này ghi nhận 4 ca tử vong từ các địa phương khác chuyển đến. Tuần qua, viện tiếp nhận hơn 10 bệnh nhi tay chân miệng tình trạng nặng, nguy kịch, phải thở máy, trợ tim, trong khi hai tuần trước không có ca nào nặng cần hồi sức.
Do đó, với những trẻ có dấu hiệu của bệnh, phụ huynh cần dành thời gian chăm sóc và quan sát con trẻ, nếu trẻ có những biểu hiện như sau cần phải đưa đến các trung tâm y tế để được thăm khám và chữa trị kịp thời:
Trẻ sốt cao không hạ dù đã uống thuốc hạ sốt nhưng vẫn không hạ được nhiều
Khi bệnh tay chân miệng trẻ em trở nặng, trẻ có thể sốt trên 38,5 độ C liên tục hơn 48h và không tác dụng với thuốc hạ nhiệt paracetamol. Điều này cảnh báo mức độ viêm rất mạnh trong cơ thể trẻ dẫn đến nhiễm độc thần kinh. Khi đó, trẻ cần được 1 loại thuốc hạ sốt đặc biệt có chứa Ibuprofen theo chỉ định của bác sĩ.
Trẻ quấy khóc và bỏ ăn
Khi bé nhà bạn bắt đầu có biểu hiện khóc liên tục không dứt hoặc nghỉ một chút lại khóc, bé bỏ bú hoặc bỏ cữ ăn của mình. Đây có thể do những vết loét trong miệng hoặc trong họng làm bé khó chịu, và có thể những vết này bắt đầu bội nhiễm, và xâm lấn sang những bộ phận khác.
Trẻ thường xuyên giật mình
Nếu bé có tần suất giật mình tăng dần, mẹ nên ngay lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám bởi rất có thể bé đã bị ảnh hưởng đến thần kinh do các nốt viêm lan quá nhanh.
Điều trị tay chân miệng tại nhà ở cấp độ nhẹ
Với những trẻ ở mắc bệnh ở mức độ nhẹ, sốt không quá 38,5 độ hoặc sốt hạ. Những nốt viêm loét mọc không quá nhiều, có thể theo dõi và điều trị cho bệnh nhân tại nhà.
Khi trẻ sốt, mẹ có thể cho trẻ uống paracetamol hạ sốt theo cân nặng và liên tục chườm ấm phần nách, bẹn, và cổ để hạ sốt nhanh. Khi cho trẻ uống hạ sốt, phụ huynh cần đảm bảo uống theo đúng liều lượng quy định và không uống quá 4 lần một ngày có thể gây nguy hiểm cho trẻ.
Với các nốt viêm nhiễm cần được vệ sinh sạch sẽ, nhẹ nhàng tránh làm tổn thương thêm cho các vết viêm loét và có thể gây bội nhiễm. Bôi Glycerin borat, Zytee…vào vết loét miệng 3 lần/ngày, trước khi ăn 30 phút đến một giờ. Xúc miệng thường xuyên với nước muối loãng và vệ sinh răng lợi nhẹ nhàng.
Đối với những trẻ mắc tay chân miệng, việc vệ sinh sạch sẽ rất quan trọng sẽ giúp tình trạng bệnh nhanh chóng được cải thiện và trẻ cũng cảm thấy thoải mái hơn. Tắm nhẹ nhàng cho trẻ hằng ngày bằng xà phòng sát khuẩn hoặc bằng nước muối loãng. Tuyệt đối không để trẻ gãi hay chọc vỡ các nốt phỏng gây viêm nhiễm và tổn thương các vùng khác trên cơ thể.
Thông thường bệnh sẽ thuyên giảm sau 7-10 ngày điều trị, các nốt viêm sẽ giảm và khô dần.
Biện pháp phòng ngừa bệnh tay chân miệng
Cách tốt nhất và đơn giản nhất mà ta nên làm trong thời điểm dịch tay chân miệng đang bùng phát và diễn biến nguy hiểm, đó chính là phòng ngừa.
Bệnh tay chân miệng là một bệnh lây nhiễm, virus tay chân miệng sẽ lây nhanh qua đường tiêu hóa và hô hấp như dịch tiết mũi hoặc họng (nước bọt, nước mũi, đờm…), chất lỏng bên trong mụn nước, các giọt hô hấp bắn vào không khí sau khi ho hay hắt hơi, chất thải từ cơ thể người bệnh hay tiếp xúc với các vật dụng bị nhiễm virus từ người bệnh như đồ chơi, tay nắm cửa rồi đưa lên mắt, mũi, miệng. Chính vì vậy, mà các bạn nhỏ trong lứa tuổi mẫu giáo rất dễ mắc bệnh lý này.
Để đảm bảo phòng ngừa bệnh dịch lây lan, bạn cần vệ sinh thường xuyên tay chân của trẻ bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh, ăn uống hay vui chơi ở địa điểm đông người. Ngoài ra, cần đảm bảo trẻ được cung cấp đầy đủ lượng dưỡng chất cần thiết, nhất là vitamin C tăng cường đề kháng. Bạn cũng cần đảm bảo bé không sử dụng các thiết bị vệ sinh cá nhân như bàn chải đánh răng, khăn rửa mặt, quần áo chung với những trẻ khác.
Bởi vì đây là bệnh lây nhiễm nên cần đảm bảo cách ly người bệnh khỏi những người xung quanh từ 10-14 ngày, đặc biệt là các khu vực đông người như trường học, khu vui chơi…
Bệnh tay chân miệng đang bùng phát với những biến chứng nguy hiêm. Nếu trẻ có bất cứ dấu hiệu cảnh báo nào ở trên, hãy ngay lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị.
Nguồn tham khảo: Vnexpress.vn; Thanhnien.
Đáng suy ngẫm
Từ sự cô đơn ở cuộc sống hiện đại, ta cách trầm cảm chưa đầy một bước chân (Phần 1)
Vì sao luôn tồn tại những kẻ đố kỵ với những gì bạn có
Cảm xúc và cảm giác – Kích ứng não bộ cần nhận biết rõ ràng
Top 10 hội chứng rối loạn tâm thần kỳ lạ mà não bộ có thể mắc phải
Tại sao những người trầm cảm thường tìm đến cái chết?
Trầm cảm một trận ốm của tinh thần – con quỷ gặm nhấm linh hồn
Video phản hồi AZBrain với bệnh "Tin hot":
Cô Phương, 52 tuổi khắc phục huyết áp thấp và hiện tượng hoa mắt chóng mặt thường xuyên với AZBrain
Chị Ngô Thanh Vân - Cải thiện chứng rối loạn tiền đình 3 năm với thực phẩm AZBrain
Nguyễn Thị Hằng - Rối loạn tiền đình 10 năm đỡ hẳn sau khi dùng AZBrain
Bài viết gần đây
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh