Đan sâm và tam thất là hai vị thuốc quen thuộc thường xuất hiện trong các bài thuốc cổ truyền xưa, đặc biệt là nhóm thuốc hoạt huyết. Vậy đan sâm, tâm thất có công dụng gì mà được các thầy thuốc tin tưởng đưa vào các bài thuốc hoạt huyết như vậy. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Đặc điểm của đan sâm – tam thất
Đan sâm
Đan sâm được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau tùy thuộc vào vùng miền và sách ghi chép như huyết sâm, xích sâm, huyết căn, sơn sâm, tử đan sâm, hồng căn, tử sâm… Tên khoa học là Salvia miltiorrhiza Bunge, thuộc họ Hoa môi – Labiatae. Mặc dù đan sâm không cùng họ với nhân sâm nhưng vì rễ của nó khi thu hoạch có hình dáng giống như nhân sâm nên cũng được gọi là sâm và có màu đỏ lên gọi là đan.
Đan sâm được mô tả là một loại cỏ, sống lâu năm. Khi trưởng thành loài cây này có thể đạt kích thước tối đa lên tới 80cm. Thân cây đan sâm có lông ngắn màu vàng trắng nhạt. Rễ nhỏ dài hình trụ, màu đỏ nâu. Mùa thu hoạch của loại cây này vào mùa đông và chỉ lấy phần rễ chính, các phần thân, rễ phụ sẽ được cắt bỏ không được sử dụng làm thuốc.
Tam thất
Tam thất là một loại dược liệu khá phổ biến ở nước ta có tên khoa học là Panax pseudo-ginseng. Loại cây này thuộc nhóm cây cỏ nhỏ, sống lâu năm và xuất hiện nhiều ở những vùng núi cao như ở Lào Cai, Hà Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Lai Châu,…Tam thất trồng tại vùng này cũng cho dược tính cao hơn so với những vùng khác.
Cây tâm thất được miêu tả với 3 – 6 lá mọc đối trên đỉnh thân, hình lông chim, mép lá có răng cưa nhỏ. Mỗi cây tam thất chỉ có một cụm hoa và có hình cầu dẹt, khi xanh sẽ có màu lục vàng nhạt và chuyển sang đỏ, hạt màu trắng khi bắt đầu chín. Khác với đan sâm, tam thất có thể sử dụng được cả củ, hoa và nụ trong điều trị bệnh.
Tuy nhiên, phần rễ của tam thất được sử dụng nhiều nhất và cũng có hoạt tính cao nhất. Thành phần chính trong tam thất chủ yếu là saponin (4,42 – 12%), tương tự như nhân sâm. Cụ thể là ginsenoside Rg1, ginsenoside Rb1, ginsenoside Re, notoginsenoside R1. Ngoài ra còn có flavonoid, phytosterol, polysaccharide và muối vô cơ. Với những cây tam thất được trồng để lấy rễ sẽ được thu hoạch trước khi cây ra hoa để đảm bảo dược tính đạt tối đa. Sau khi thu hoạch, phần rễ sẽ được phơi và sấy khô trước khi đưa vào các bài thuốc.
Đan sâm – Tam thất có tác dụng gì?
Đan sâm và tam thất là hai dược liệu quý thường xuất hiện trong các bài thuốc, đặc biệt là chuyên hoạt huyết, nhưng công dụng thực sự của hai loại dược liệu này như thế nào thì với nhiều người vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Công dụng của đan sâm
Theo Đông y, đan sâm có vị đắng, hơi hàn, không độc, tác dụng chính vào 3 kinh tâm, can và tâm bào. Do đó, đan sâm có tác dụng chính là hoạt huyết thông kinh, hóa ứ, chỉ thống (cắt cơn đau), dưỡng huyết, an thần, lương huyết tiêu ung (mát máu tiêu ung nhọt), bài nung sinh cơ (trừ mủ, kích thích sinh da non). Đây cũng chính là lý do loại cây này thường được sử dụng trong các bài thuốc hoạt huyết với mục đích thông mạch, phá máu đông và an thần.
Bên cạnh đó, đan sâm cũng được sử dụng điều trị các loại bệnh liên quan đến mạch máu tắc nghẽn, ứ đọng như đau thắt ngực (chữa tâm giao thống), rối loạn kinh nguyệt (chữa nguyệt kinh bất điều), đau bụng kinh (thống kinh), khí hư, huyết trắng (bế kinh, băng huyết, đới hạ), trong bụng có khối cứng (chứng hà tích tụ) và một số chứng bệnh phụ khoa.
Theo các nghiên cứu khoa học, đan sâm được đánh giá rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến có nhiều tác dụng tốt đối với hệ tim mạch. Cụ thể, trong đan sâm có các thành phần có khả năng làm giãn động mạch vành tim, khiến lưu lượng máu trong động mạch vành tăng lên rõ ràng.
Không những vậy, đan sâm còn có khả năng cải thiện quá trình trao đổi chất và chức năng của cơ tim, do đó có khả năng hạn chế nhồi máu cơ tim; có tác dụng ức chế tiểu cầu phóng thích chất gây co mạch máu, làm giảm sự tụ tập tiểu cầu, cải thiện tuần hoàn ngoại vi. Đối với quá trình chuyển hóa mỡ, đan sâm có tác dụng làm giảm triglicerit và cholesterol trong huyết thanh máu, do đó thường được sử dụng để phòng trị bệnh động mạch vành và một số bệnh tim mạch khác.
Bên cạnh đó, đan sâm còn có tác dụng kiềm chế quá trình lão suy, tăng cường miễn dịch, an thần, kháng khuẩn. Trên lâm sàng, đan sâm được sử dụng để chữa bệnh mạch vành tim, huyết khối trong mạch máu não, làm giảm mỡ máu, viêm tiền liệt tuyến, viêm gan mạn tính kéo dài, xơ gan cổ trướng, viêm khung chậu…
Công dụng của tam thất
Trong tam thất chứa các hợp chất gọi là saponin – đây là hoạt chất có nhiều trong nhân sâm – có tác dụng chống ung thư, chống viêm, chống vi khuẩn, giảm cholesterol và cân bằng hệ miễn dịch. Hơn nữa, hoạt chất này còn có tác dụng trong việc giảm mức độ nghiêm trọng của tụ máu não hoặc sưng (phù nề) ở những người bị chảy máu não.
Chất noto ginsenosid trong tam thất ức chế khả năng thẩm thấu của mao mạch, hạn chế các tổn thương ở vỏ não do thiếu máu gây ra. Chính vì lẽ vậy mà tam thất như một vị thuốc không thể thiếu trong các bài thuốc chuyên về não bộ giúp cải thiện tuần hoàn, tan cục máu đông.
Không những vậy, tam thất còn được xem là vị thuốc được dùng để bổ máu hàng đầu trong nhóm dược liệu. Tác dụng chủ yếu vào phần âm huyết nên rất tốt trong việc bồi bổ khí huyết và cầm máu. Nhờ có tác dụng cầm máu, tiêu sưng nên được dùng trong các trường hợp chảy máu do chấn thương, làm tan máu,…Vì vậy, tam thất rất tốt cho những người đang phục hồi sau đột quỵ hay chấn thương não.
Ngoài ra, tam thất còn rất tốt với những người có vấn đề về huyết áp, đặc biệt là huyết áp cao. Đây cũng là dược liệu khắc tinh với các bệnh lý liên quan đến tim mạch, mạch máu, phòng chống ung thư, chống lão hóa…
Lưu ý khi dùng đan sâm – tam thất
Mặc dù là vị thuốc quý với khả năng chữa bệnh tuyệt vời, khá lành tính và không gây ra nhiều tác dụng phụ. Thế nhưng khi sử dụng hai vị thuốc này vẫn cần tuân thủ theo một số lưu ý quan trọng.
Vì khả năng loại bỏ các cục máu đông, nên hai loại dược liệu này đều được khuyến cáo không sử dụng cho phụ nữ có thai. Đặc biệt, với những phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt cũng không nên sử dụng tam thất bởi nó có thể khiến kỳ kinh của chị em kéo dài hơn so với bình thường.
Ngoài ra, tam thất cũng không nên dùng khi đang có dấu hiệu sốt, nóng hay cảm mạo bởi nó có thể khiến nóng trong người và tình trạng nặng hơn. Hơn nữa, đan sâm tuy tốt nhưng cũng không nên dùng lạm dùng mà sử dụng trong thời gian dài. Liều dùng tốt nhất với đan sâm là 10 ngày nghỉ 5 ngày nếu như bạn chỉ sử dụng một vị thuốc đan sâm như nước uống hằng ngày.
Đặc biệt những người dị ứng với đan sâm và tam thất tuyệt đối không sử dụng hai dược liệu này dưới mọi hình thức.
Đan sâm và tam thất là hai vị thuốc quý thường xuất hiện trong các bài thuốc hoạt huyết, bổ não hay hỗ trợ những bệnh nhân sau đột quỵ bởi dược tính cao của mình. Hai thảo dược này đều lành tính không gây tác dụng phụ nhưng lại cho hiệu quả điều trị rất tốt.
Nguồn tham khảo:
Sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” – Đỗ Tất Lợi:
Đan Sâm trang 818 – 820 tải bản
Tam Thất trang 289-291 tải bản
Đáng suy ngẫm
Tại sao những người trầm cảm thường tìm đến cái chết?
Âm nhạc – tia sáng xua tan bóng tối trầm cảm
Từ sự cô đơn ở cuộc sống hiện đại, ta cách trầm cảm chưa đầy một bước chân (Phần 1)
Vì sao luôn tồn tại những kẻ đố kỵ với những gì bạn có
Tôi sống mục ruỗng trong cái bóng vô hồn mang tên trầm cảm
Không ai đơn độc – Chỉ có thực tại mang ta trở lại, trả lại ta sức khỏe tinh thần (Phần cuối)
Bài viết gần đây
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh