Câu kỷ tử – Vị thuốc huyền thoại tốt cho não bộ và bồi bổ cơ thể

Ngày đăng: 10/03/2023  Bởi: Tuấn Anh Lượt xem

Không phải ngẫu nhiên mà câu kỷ tử được gọi là vị thuốc huyền thoại. Từ nền y học cổ truyền xưa, tại nhiều nước trên thế giới đã chứng minh đây là loại dược liệu có tác dụng dược lý rất phong phú, vừa tốt cho trí não, vừa bồi bổ cơ thể toàn diện. Cụ thể như thế nào, huyền thoại về loại cây này được kể lại ra sao, cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn qua bài viết sau đây nhé.

Câu kỷ tử hay còn được gọi với cái tên quen thuộc hơn là kỷ tử. Kỷ nghĩa là cây kỷ. Cây kỷ có 3 loại là kỷ bạch, kỷ liễu và cẩu kỷ, trong đó chỉ có cẩu kỷ là loại cây có tác dụng làm thuốc. Tử nghĩa là hạt giống. Kỷ tử nghĩa là loại quả của cây kỷ tử có hạt bên trong. Tuy nhiên, kỷ tử cũng có 2 dạng là câu kỷ tử và hắc kỷ tử. Trong đó, hắc kỷ tử có quả màu đen, chủ yếu mọc hoang dã ở Tây Tạng, rất quý hiếm. Ngược lại, câu kỷ tử có quà màu đỏ, phổ biến hơn nên khi nhắc đến kỷ tử thì thường mọi người sẽ nghĩ ngay đến loại câu kỷ tử và trong bài viết này chúng tôi cũng sẽ chỉ đề cập đến các thông tin liên quan đến loại dược liệu này mà thôi.

Huyền thoại về câu kỷ tử

Lưỡng quốc trạng nguyên (trạng nguyên ở 2 nước) Mạc Đĩnh Chi đã từng nhắc đến câu kỷ tử trong bài “Ngọc tỉnh liên phú” (Phú hoa sen trong giếng ngọc) và ông đặt câu kỷ tử xếp ngang hàng với hoa mẫu đơn – nữ hoàng của các loài hoa với mục đích dành sự ca ngợi, trân trọng của ông dành cho loại dược liệu này. Điều này đã bước đầu cho thấy giá trị, công dụng của câu kỷ tử.

Có rất nhiều huyền thoại về công dụng của loại cây câu kỷ tử
Có rất nhiều huyền thoại về công dụng của loại cây câu kỷ tử

Cùng với đó cũng có rất nhiều câu chuyện, huyền thoại được lưu truyền lại liên quan đến loại dược liệu này. Ở Trung Quốc, vào đời Đường, tể tướng Phương Huyền Linh vì tích cực giúp nhà vua cai quản chính sự, suy nghĩ nhiều, căng thẳng đầu óc, dẫn đến tinh thần và thể chất bị suy kiệt. Thấy vậy thái y mới nấu món canh kỷ tử hầm với mộc nhĩ trắng để bồi bổ cho tể tướng thường xuyên và sức khỏe của ông đã hồi phục rõ rệt, tinh thần khỏe khoắn, tráng kiện hơn hẳn.

Lại có câu chuyện khác kể lại rằng: Xưa kia, ở tỉnh Ninh Hạ, Trung Quốc, người vợ khóc thương chồng đến mù cả 2 mắt. Người con gái vì quá thương mẹ nên đã lặn lội khắp nơi để tìm thuốc chữa bệnh cho mẹ. Thấu cảm tấm lòng hiếu thảo ấy, tiên ông Bạch Hổ Tử đã chỉ cho cô loại dược liệu câu kỷ tử và sau 1 thời gian uống thuốc, mắt của mẹ cô đã sáng trở lại.

Những câu chuyện huyền thoại này thường sẽ được dựng lên từ chính công dụng cũng như tác dụng điều trị của dược liệu. Vậy thực tế trong Đông y cũng như y học hiện đại câu kỷ tử có tác dụng gì?

Đặc điểm nhận dạng và bộ phận sử dụng của câu kỷ tử

Câu kỷ tử có tên khoa học là Lycium sinense Mill., thuộc họ Cà Solanaceae. Đây là loại cây thuộc dạng cây bụi, lâu năm, có khá nhiều cành.

  • Hình dáng cây nhỏ, chiều cao chỉ khoảng 0,5 – 1m, cành cây cứng và thi thoảng sẽ có gai mọc ở kẽ lá.
  • Lá hình mũi mác, hai mặt nhẵn, cuống lá ngắn, phiến lá hẹp ngang, mọc tụ tập 4-5 cái ở một mấu.
  • Hoa của câu kỷ tử khá nhỏ, có màu tím đỏ hoặc tím nhạt, 5 cánh, có lông ở mép, đài hoa nhẵn, hình chuông.
  • Quả hình trứng, mọng, nhiều hạt, khi chín sẽ có màu vàng đỏ hoặc đỏ sẫm. 
Bộ phận được sử dụng nhiều nhất của câu kỷ tử là quả tươi hoặc quả đã phơi khô
Bộ phận được sử dụng nhiều nhất của câu kỷ tử là quả tươi hoặc quả đã phơi khô

Câu kỷ tử thường mọc rất nhiều ở các nước Châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên. Trước đây, Việt Nam thường nhập của Trung Quốc để làm dược liệu điều chế. Tuy nhiên, thời gian gần đây chúng ta đã bắt đầu tự trồng để lấy nguyên liệu bằng hình thức gieo hạt hoặc giâm cành và sẽ thu hoạch được sau khoảng 3 năm. Thời gian thu hoạch được nhiều nhất là vào khoảng năm thứ 10 và duy trì được trong khoảng 20 – 30 năm, tùy theo cách chăm sóc.

Bộ phận được dùng nhiều nhất của câu kỷ tử là quả, có thể dùng tươi hoặc dùng sau khi đã phơi khô. Thời điểm thu hoạch quả tốt nhất là trong khoảng từ tháng 8 đến tháng 10 vào sáng sớm hoặc chiều tối để tránh ánh nắng trực tiếp.

Ngoài ra, trong 1 số bài thuốc cũng sử dụng vỏ rễ câu kỷ tử nhưng không quá phổ biến.

Câu kỷ tử có tác dụng gì?

Theo đông y và y học cổ truyền, câu kỷ tử có vị ngọt, tính bình, vào 3 kinh là phế, can và thận, vừa giúp bồi bổ cơ thể, vừa giúp điều trị bệnh hiệu quả như bệnh đái tháo đường, lao phổi, mắt mờ, chân tay nhức mỏi, di mộng tinh, bồi bổ sức khỏe cho người gầy yếu, xanh xao, hỗ trợ giảm cân cho người béo phì.

Theo y học hiện đại, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy nhiều dưỡng chất như saponin, axit nicotinic, caroten, amon sunfat, sắt, vitamin C,… mang đến tác dụng toàn diện cho cơ thể.

Công dụng của câu kỷ tử rất đa dạng
Công dụng của câu kỷ tử rất đa dạng
  • Với hệ thần kinh: Điều trị đau đầu, căng thẳng, mệt mỏi, tăng cường trí nhớ, làm chậm sự suy lão.
  • Với hệ hô hấp và tuần hoàn: tăng cường miễn dịch, kiểm soát tốt lượng đường trong máu, hỗ trợ những người hay bị khó thở và hay mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
  • Với hệ vận động: giảm đau lưng, mỏi gối, chân tay tê bì, tốt cho xương khớp.
  • Với hệ sinh sản: giúp bổ thận, tăng testosterone trong máu nên giúp tăng ham muốn, điều trị yếu sinh lý ở cả nam và nữ.
  • Tăng cường thị lực, chữa thị lực suy giảm.
  • Các tác dụng khác: Câu kỷ tử giúp tăng lượng bạch cầu nên rất tốt cho bệnh nhân bị ung thư, tốt cho gan, mật nên thích hợp với những người bị gan nhiễm mỡ, nóng trong.

Lưu ý khi sử dụng câu kỷ tử

Từ những thông tin trên có thể thấy, câu kỷ tử mang đến rất nhiều hiệu quả vượt trội cho sức khỏe về mọi mặt. Tuy nhiên, ngoài việc hiểu rõ công dụng của câu kỷ tử thì cũng cần rất cẩn thận trong việc sử dụng loại dược liệu này:

  • Ngoài việc được trồng theo phương thức hữu cơ thì câu kỷ tử là loại cây rất dễ bị phun thuốc vì cây này thường hay bị sâu lông. Vì thế, không nên mua những hạt câu kỷ từ có màu quá đỏ, đều màu, cho vào nước bị đổi màu, đã bị mốc, có vị hơi chua.
  • Nếu ăn trực tiếp thì chỉ nên ăn với 1 lượng nhỏ, không ăn quá nhiều
  • Không sử dụng cho những người đang bị nhiệt, nóng trong, dạ dày yếu, khó tiêu, đang gặp các vấn đề về tiêu hóa, tiểu đường hoặc đang bị cường dương.
Ngoài làm thuốc, câu kỷ tử còn dùng để bồi bổ cơ thể nhưng cần sử dụng đúng cách, không lạm dụng
Ngoài làm thuốc, câu kỷ tử còn dùng để bồi bổ cơ thể nhưng cần sử dụng đúng cách, không lạm dụng

Trên đây là những thông tin tham khảo về dược liệu câu kỷ tử nói chung cũng như cách dùng câu kỷ tử và tác dụng, hiệu quả của loại cây này đối với sức khỏe và việc điều trị bệnh. Hiện nay, loại dược liệu này đã có mặt trong rất nhiều bài thuốc và những loại thực phẩm chức năng khác nhau để mang đến sự tiện lợi cho người sử dụng. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn khuyến khích các bạn chỉ nên dùng khi đã được các chuyên gia hướng dẫn và tư vấn kỹ lưỡng.

Nguồn tham khảo dữ liệu:

tracuuduoclieu.vn

caythuoc.org

Đánh giá bài viết

Đáng suy ngẫm

mua 6 tặng 1 sản phẩm azbrain

banner quảng cáo viên uống zlove

Video phản hồi AZBrain với bệnh "Bệnh về não":

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Điểm bán gần bạn