Hội chứng Parkinson tuy không quá nguy hiểm tới sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng rất lớn tới khả năng vận động của người bệnh. Đây là bệnh lý hiếm gặp nhưng thời gian gần đây số lượng bệnh nhân mắc phải đang có dấu hiệu tăng, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về nó. Vì vậy, trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh Parkinson.
Bệnh Parkinson là như thế nào? Có nguy hiểm không?
Đây có lẽ là câu hỏi được nhiều người quan tâm bởi trước đây Parkinson được xem là bệnh của phương tây, nhưng hiện nay ở nước ta số lượng người mắc bệnh đang tăng dần về cả số lượng lẫn độ tuổi. Theo thống kê, có khoảng 10% người trên 65 tuổi mắc bệnh này và 2% người dưới 65 tuổi đã có bắt đầu hình thành các dấu hiệu sớm.
Căn bệnh này tuy không ảnh hưởng tới tính mạng của người bệnh, nhưng lâu dài sẽ khiến cuộc sống và công việc bị đảo lộn bởi khả năng vận động suy giảm dần theo thời gian. Diễn biến của bệnh khá nhanh nếu như không có sự can thiệp bởi các biện pháp y tế như dùng thuốc hay phẫu thuật. Do đó, khi bước vào giai đoạn nặng, người bệnh sẽ phải phụ thuộc hoàn toàn vào người chăm sóc vì họ mất dần hoặc không còn khả năng cầm, nắm, hay di chuyển nữa.
Triệu chứng phổ biến của bệnh Parkinson
Bệnh Parkinson là bệnh lý liên quan đến vận động. Người bệnh sẽ mất dần khả năng chi phối và kiểm soát vận động trên cơ thể. Do đó, các triệu chứng của chứng bệnh này khá rõ ràng thể hiện qua quá trình thực hiện các thao tác của người bệnh. Thường người mắc chứng Parkinson sẽ trải qua 5 giai đoạn.
Giai đoạn tiền phát bệnh
Đây là giai đoạn thường bị bệnh nhân bỏ qua bởi những dấu hiệu thường không rõ ràng hoặc chỉ thoáng qua không gây nhiều chú ý. Người bệnh có thể cảm thấy thường xuyên mỏi vùng vai, tay, chân hoặc vùng mặt nhưng nghỉ ngơi sẽ hết. Nhiều người cảm thấy mệt mỏi, tay chân bong tróc da hay bị táo bón hoặc nặng hơn là run tay, chân khi nghỉ.
Đương nhiên, trong giai đoạn đầu này những biểu hiện này sẽ nhanh chóng chấm dứt mà không cần xử lý bằng thuốc hay các phương pháp nào khác. Vì vậy, người bệnh sẽ thường nhầm lẫn các dấu hiệu này với tình trạng khác như lao động quá nhiều mỏi cơ, hay thiếu oxy, thiếu máu.
Giai đoạn các cơ bắt đầu co cứng
Thời điểm này không chỉ dừng lại ở việc run các bộ phận trên cơ thể một cách mất kiểm soát, người bệnh bắt đầu chịu những cơn co cơ kéo dài trong vài giây hoặc vài phút khiến họ không thể làm gì. Triệu chứng này thường xuất hiện ở một bên thay vì hai bên như nhiều người nghĩ.
Người bệnh sẽ trải qua cảm giác co cứng các bó cơ nào đó trên cơ thể có thể là vùng mặt, lưỡi, tay, chân hoặc vùng cổ. Vì vậy, nhiều người sẽ nhầm sang hiện tượng trúng gió – đột quỵ nhẹ, khi các vùng cơ khó kiểm soát và cứng lại.
Giai đoạn giảm dần khả năng vận động
Khi bước vào giai đoạn giữa của quá trình phát triển bệnh, người bệnh sẽ cảm nhận rất rõ những dấu hiệu về khả năng vận động suy giảm chứ không còn là thoáng qua nữa. Họ sẽ thường xuyên bị run tay, chân khi nghỉ và cơn run chỉ tạm dừng khi họ chìm sâu vào giấc ngủ, điều này khiến việc cầm nắm hay di chuyển trở nên khó khăn và bất tiện. Tần suất và tốc độ run cũng tăng dần theo thời gian.
Bên cạnh tay, chân, các bộ phận khác trên mặt cũng sẽ gặp tình trạng tương tự. Do vậy mà gương mặt của người bệnh sẽ trở nên mất tự nhiên và khó khăn trong việc diễn đạt cảm xúc qua gương mặt.
Giai đoạn suy giảm chức năng và khó khăn trong quá trình di chuyển
Nếu như những giai đoạn trước việc đi lại vẫn trong tầm kiểm soát của người bệnh, thì tới thời điểm này người bệnh đã bắt đầu gặp khó khăn hơn. Việc di chuyển nhanh và phải sử dụng nhiều nhóm cơ như chạy, nhảy… sẽ trở thành nhiệm vụ bất khả thi với người bệnh. Họ chỉ dừng lại ở mức độ đi đường nhẹ nhàng và chậm chạp, có thể phải dùng các vật dụng hỗ trợ như gậy hay người đỡ khi đứng lên ngồi xuống. Thậm chí với những trường hợp nặng hơn, người bệnh sẽ chỉ di chuyển trong khoảng cách ngắn, sau đó phải dừng nghỉ trước khi di chuyển tiếp hoặc không di chuyển được tiếp nữa.
Thường ở giai đoạn này, việc giữ thăng bằng với người bệnh bắt đầu là điều khó khăn. Việc đứng thẳng cũng là điều khó thực hiện.
Giai đoạn cuối mất thăng bằng và khả năng vận động
Đi tới giai đoạn cuối của bệnh Parkinson, bệnh nhân hầu như không còn tự chủ được hành vi vận động của mình nữa mà phải phụ thuộc hoàn toàn vào người xung quanh hoặc phải ngồi xe lăn. Chân, tay, mặt sẽ không còn được linh hoạt hay cử động theo mong muốn của người bệnh nữa và rơi vào trạng thái liệt nửa hoặc toàn phần cơ thể. Ở những bệnh nhân nặng, người bệnh sẽ không thể ngồi được nữa mà chỉ có thể nằm trên giường bất động.
Chứng Parkinson từ đâu xuất hiện?
Đây là một câu hỏi khó trả lời với các nhà khoa học trên thế giới, khi hiện nay họ vẫn chưa đưa ra được nguyên nhân thực sự của căn bệnh này. Tuy nhiên, sau một vài nghiên cứu các bác sĩ thấy rằng phần lớn người bệnh đều có hàm lượng chất dopamine giảm so với người bình thường rất nhiều. Chất này được biết là một loại dẫn truyền thần kinh có công dụng truyền tín hiệu sợi thần kinh trong não bộ để điều khiển hành vi vận động của con người. Vì vậy, khi chất này bị thiếu hụt sẽ dẫn tới khả năng vận động suy giảm. Sự thiếu hụt chất dopamine có thể đến từ tuổi tác, môi trường sống độc hại, các chấn thương não bộ
Bên cạnh đó, yếu tố di truyền cũng được các bác sĩ đề cập trong danh sách các yếu tố có thể gây ra chứng bệnh Parkinson này. Khi trong gia đình có người thân mắc bệnh Parkinson hoặc các bệnh về thần kinh, trí nhớ và não bộ cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh hơn những người khác. Yếu tố di truyền này thường gây ra chứng Parkinson ở tuổi trẻ hay trung niên, với các dấu hiệu khởi phát sớm.
Phương pháp chữa trị chứng Parkinson
Mặc dù là căn bệnh không thể chữa khỏi, nhưng nếu được phát hiện sớm ở những giai đoạn đầu và được chữa trị đúng cách, người bệnh có thể cải thiện và ức chế quá trình phát triển của bệnh. Các phương pháp được dùng chủ yếu hiện nay là điều trị bằng thuốc, phẫu thuật, y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.
Chữa trị bằng thuốc
Ở những giai đoạn đầu, khi bệnh chữa tiến triển quá nhanh, các bác sĩ sẽ sử dụng thuốc như phương pháp điều trị chính với các loại thuốc có công dụng thay thế hoặc bổ sung dopamine, giúp cân bằng hoạt chất dẫn truyền thần kinh này. Các loại thuốc sifrol, trivastal, bromocriptine, Madopar, Syndopa, Sinemer,… là những loại thường được kê trong quá trình điều trị bệnh Parkinson.
Tuy nhiên, các loại thuốc này phần lớn đều có những tác dụng không mong muốn như táo bón, khô mắt, khô da, chóng mặt… Vì vậy, khi sử dụng, người bệnh cần đảm bảo tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ không dùng thiếu hay quá liều tránh quá mẫn với các thành phần của thuốc.
Can thiệp bằng phẫu thuật
Phẫu thuật được xem là hướng điều trị cuối cùng với những người bị Parkinson bởi hiệu quả mang lại tốt nhưng những ảnh hưởng nó gây ra cũng không nhỏ, bởi người bệnh sẽ bị phụ thuộc và tình trạng có thể tồi tệ hơn trước khi can thiệp.
Các loại phẫu thuật hay được dùng bao gồm xung điện thần kinh nhằm kích thích các tế bào thần kinh hoạt động trở lại, hoặc phẫu thuật định vị, và ghép thần kinh. Các phương pháp này đều tiêu tốn rất nhiều kinh phí và cũng chỉ ngăn chặn được bệnh phát triển trong thời gian ngắn.
Y học cổ truyền và phục hồi chức năng
Xoa bóp bấm huyệt là phương cách chính mà các bác sĩ y học cổ truyền áp dụng trên những bệnh nhân mắc bệnh Parkinson. Việc xoa bóp hay day vào các huyệt đạo nhằm đả thông kinh mạch, giúp khí huyết lưu thông tốt và hiệu quả từ đó người bệnh sẽ cảm nhận những cơn run tay của mình thuyên giảm nhanh chóng, hoặc hết ngay sau khi bấm huyệt.
Tuy nhiên, với phương pháp này yêu cầu bệnh nhân và người nhà phải thật sự chăm chỉ và dành nhiều thời gian để tập theo các bài tập mà các thầy hướng dẫn giúp kích thích và phục hồi các vùng đang bị tổn thương.
Phòng ngừa chứng Parkinson như thế nào?
Phần lớn chứng Parkinson đều là tự phát và không có dấu hiệu báo trước nên việc phòng ngừa chứng bệnh này là rất quan trọng dù bạn có trong nhóm nguy cơ mắc bệnh hay không.
Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin D và B
Các nhóm vitamin D và B rất tốt cho não bộ, nhất là khu vực thần kinh vận động. Khi bạn cung cấp đầy đủ lượng vitamin cần thiết, các chất dopamine sẽ được bổ sung liên tục, tránh tình trạng thiếu hụt gây ra bệnh Parkinson.
Tập luyện các bài tập giúp linh hoạt tay chân
Các bài tập thể dục thể thao ở cường độ phù hợp với sức khỏe và thể chất của mình là liều thuốc đơn giản, dễ dàng mà vô cùng hiệu quả với mọi bệnh tật. Luyện tập thể dục giúp tăng cường quá trình trao đổi chất giúp máu, dinh dưỡng và oxy. Ngoài ra những bài tập như yoga, thái cực quyền… còn giúp linh hoạt vận động, cơ bắp dẻo dai tăng cường sức bền.
Parkinson là một bệnh lý đáng sợ mà bất cứ ai cũng không muốn mắc phải. Căn bệnh này tuy không nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại “ăn dần ăn mòn” khả năng vận động và tâm lý của người bệnh, khiến họ thành người “thừa” trong cuộc sống. Vì vậy, hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn phần nào hiểu rõ hơn về bệnh lý này cũng như cách phòng ngừa hiệu quả.
Đáng suy ngẫm
Top 10 hội chứng rối loạn tâm thần kỳ lạ mà não bộ có thể mắc phải
Trầm cảm một trận ốm của tinh thần – con quỷ gặm nhấm linh hồn
Vì sao luôn tồn tại những kẻ đố kỵ với những gì bạn có
Cảm xúc và cảm giác – Kích ứng não bộ cần nhận biết rõ ràng
Từ sự cô đơn ở cuộc sống hiện đại, ta cách trầm cảm chưa đầy một bước chân (Phần 1)
Bạn cô đơn, lạc lõng trong chính ngôi nhà của mình?
Bài viết gần đây
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh