Cây dâu tằm là loại cây vô cùng quen thuộc với người Việt Nam và được mệnh danh là tiên dược trời ban vì hiếm có loại cây nào mà mọi bộ phận đều có thể sử dụng làm bài thuốc để chữa bệnh. Tuy nhiên, trong bài viết này chúng tôi chỉ đề cập đến lá dâu vì đây là nguyên liệu được dùng phổ biến nhất trong y học.
Đặc điểm tự nhiên của cây và lá dâu
Chi tiết về nguồn gốc cây dâu tằm
Cây dâu tằm còn có tên gọi khác là dâu ta, dâu cang, tầm tang,…và có tên khoa học là Morus alba L., thuộc họ dâu tằm Moraceae.
Hiện nay, việc phân loại cây dâu tằm khá phức tạp và vẫn còn rất nhiều tranh cãi. Thực tế, có đến hơn 150 loài họ dâu tằm đã được đặt tên nhưng chỉ có khoảng hơn 10 loài là được phổ biến và chấp nhận rộng rãi ở mọi nơi.
Tại Việt Nam, cây dâu tằm thường được gọi đơn giản nhất là cây dâu hoặc cây dâu trắng để phân biệt với dâu đỏ, dâu đen – loại cây không có ở trong nước.
Theo ghi chép, cây dâu tằm có nguồn gốc từ Trung Quốc. Đây là loại cây gỗ, thông thường sẽ cao từ 2-3m, thậm chí có thể cao tới 15m. Cây rất ưa ẩm và ưa ánh sáng nên được phân bố nhiều ở những vùng cận nhiệt đới hoặc ôn đới ẩm như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ.
Đặc điểm lá dâu tằm
Lá dâu tằm có hình thù rất đa dạng, có thể hình bầu dục, hình trứng hoặc hình tim, đầu lá nhọn hoặc hơi tù, phiến là mềm, mỏng, mép lá có răng cưa, hai mặt lá màu lục sáng. Thông thường lá sẽ mọc so le nhau, cuống lá mảnh, hơi có lông, từ phần cuống lá sẽ tỏa ra 3 gân ở lá rất rõ nét.
Lá dâu có mùi thơm nhẹ, hơi đắng chát, có chứa nhựa màu trắng sữa và thường được gọi là nhựa mủ. Nhựa này có độc tính nhẹ, có thể gây kích ứng da hoặc gây đau bụng nếu ăn phải. Ngoài việc có tác dụng làm thuốc và để nuôi tằm, lá dâu non khi nấu chín có thể ăn được.
Thu hoạch và chế biến lá dâu
Lá dâu có thể thu hoạch quanh năm, tùy thuộc theo độ tuổi của cây nhưng nhiều nhất là vào mùa thu, khi trời có sương. Thường sẽ thu hoạch lá bánh tẻ, tức lá không quá già cũng không quá non. Cách thu hoạch là sẽ ngắt lá từ dưới lên trên và để lại những lá non, chưa phát triển hết ở đầu cành dâu. Sau khi thu hoạch lá về sẽ loại bỏ những lá úa, đem rửa sạch, phơi khô hoặc sấy khô, tùy vào mục đích sử dụng.
Lá dâu tằm có tác dụng gì?
Lá dâu chứa rất ít tinh dầu nhưng lại có rất nhiều dưỡng chất như acid amin tự do, acid hữu cơ, vitamin, magie, các hợp chất chống viêm, chống oxy hóa,… Vì thế, kể cả trong đông y lẫn y học hiện đại, tác dụng của lá dâu tằm cũng rất nổi trội, mang tính toàn diện, có thể kể đến như:
- Tốt cho hệ thần kinh: Giúp an thần, ngủ ngon, điều trị mất ngủ, khắc phục tình trạng bị rối loạn giấc ngủ.
- Tốt cho thị lực: Lá dâu chứa rất nhiều vitamin A nên giúp cải thiện tình trạng mỏi mắt, thoái hóa võng mạc và cải thiện thị lực hiệu quả.
- Chống lại bệnh tiểu đường và giảm lượng đường trong máu: Các hợp chất có trong lá dâu sẽ ngăn chặn việc hấp thụ carbohydrate xấu trong ruột và giảm cũng như điều chỉnh lại lượng đường trong máu. Các nghiên cứu thực tế cũng đã chứng minh tác dụng này của lá dâu.
- Tăng cường sức khỏe tim mạch: Chiết xuất lá dâu tằm giúp giảm huyết áp, giảm nồng độ cholesterol, đặc biệt là giảm chứng xơ vữa động mạch, những yếu tố gây nên bệnh tim.
- Chống viêm, giảm viêm: Lá dâu có nhiều hợp chất chống viêm và khắc phục tình trạng sưng tấy, mẩn đỏ trên da.
- Hạ sốt, điều trị cảm lạnh: Thực tế, lá dâu rất hữu ích trong việc hạ sốt, giảm các triệu chứng của bệnh cảm lạnh và giúp phục hồi sức khỏe mà không cần lo lắng về tác dụng phụ.
- Những tác dụng khác: Bảo vệ cơ quan sinh dục nữ, ngăn ngừa rối loạn dịch tiết âm đạo, hạn chế mùi hôi, giúp xương và răng chắc khỏe nhờ hàm lượng canxi dồi dào,…
Ngoài những lợi ích, tác dụng đã được nghiên cứu, chứng minh, hiện nay các nhà khoa học còn phát hiện ra những tác dụng tiềm năng của lá dâu như chống ung thư, nhất là ung thư gan và cổ tử cung, bảo vệ gan và giảm tình trạng viêm gan, hỗ trợ giảm cân và ngăn ngừa tình trạng tăng sắc tố da, làm sáng da an toàn, tự nhiên. Tất nhiên, đây vẫn là những công dụng cần thêm thời gian để kiểm chứng.
Lưu ý khi sử dụng lá dâu tằm
Mặc dù lá dâu đã được nghiên cứu, kiểm nghiệm thực tế trên cả người lẫn động vật và được chứng minh an toàn nhưng khi đã hiểu rõ lá dâu có tác dụng gì thì cần sử dụng đúng cách để đảm bảo hiệu quả. Theo ghi nhận, lá dâu khi dùng sai cách sẽ dẫn đến những tác dụng phụ như tiêu chảy, buồn nôn, chóng mặt, táo bón, đầy hơi. Vì thế, hãy lưu ý đến những vấn đề quan trọng sau:
- Không sử dụng cho trẻ nhỏ, phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú vì chưa đủ căn cứ chứng minh dược liệu này an toàn cho những đối tượng này.
- Những người đang điều trị bệnh tiểu đường hoặc đang dùng thuốc Tây điều trị nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng lá dâu.
- Không dùng cho những người đại tiện tiết tả.
Hiện nay, đã có rất nhiều các sản phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần chiết xuất từ lá dâu tằm, khách hàng có thể tham khảo để sử dụng dễ dàng, thuận tiện và an toàn hơn. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là cần sử dụng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia.
Đáng suy ngẫm
Cảm xúc và cảm giác – Kích ứng não bộ cần nhận biết rõ ràng
Tôi sống mục ruỗng trong cái bóng vô hồn mang tên trầm cảm
Âm nhạc – tia sáng xua tan bóng tối trầm cảm
Từ sự cô đơn ở cuộc sống hiện đại, ta cách trầm cảm chưa đầy một bước chân (Phần 1)
Bạn cô đơn, lạc lõng trong chính ngôi nhà của mình?
Vì sao luôn tồn tại những kẻ đố kỵ với những gì bạn có
Bài viết gần đây
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh