Trẻ trằn trọc khó ngủ là một trong những hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh khó ngủ luôn khiến các mẹ lo lắng bởi không biết bé mắc bệnh gì hay thiếu chất gì hay không. Đừng quá lo lắng! Hãy dành thời gian đọc bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé.
Biểu hiện của trẻ khó ngủ như thế nào?
Khi nhắc tới khó ngủ hay mất ngủ thường xuyên, chúng ta thường nghĩ rằng đó là bệnh của người trưởng thành nhưng rất nhiều bé từ khi mới sinh cũng đã có những biểu hiện của chứng bệnh này. Các bé hay bị khó ngủ, trằn trọc, ngủ không sâu giấc, dễ bị giật mình và quấy khóc. Điều này làm các mẹ cảm thấy lo lắng vì không biết tại sao con mình lại như vậy, cho dù chúng vẫn ăn tốt.
Biểu hiện của trẻ sơ sinh khó ngủ, ngủ không đủ giấc thường không rõ ràng, bởi ở lứa tuổi đó điều duy nhất chúng có thể làm được chính là khóc. Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ các mẹ có thể thấy rằng, trẻ hay vặn mình, lăn lộn, vò đầu bứt tai hoặc giật tay giật chân… hoặc đang ngủ bỗng khóc thét. Có những trường hợp khác trẻ thường quấy khóc rất nhiều vào ban đêm và ngủ dài vào ban ngày, đây cũng là một trong những hiện tượng thường gặp ở những trẻ sơ sinh bị khó ngủ.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể xác định tình trạng mất ngủ của con thông qua số giờ ngủ của bé. Một em bé sơ sinh cần ít nhất 16-20h để ngủ mỗi ngày, bao gồm những giấc ngủ ngắn 30 phút, ngủ dài 3 giờ liên tục. Trẻ nhỏ cần giấc ngủ ngon để phát triển toàn diện về thần kinh, xương khớp cũng như hoàn thiện các bộ phận trong cơ thể. Số giờ ngủ này sẽ giảm đều theo từng giai đoạn phát triển của trẻ.
Trẻ trằn trọc khó ngủ do thiếu chất?
Với trẻ nhỏ khi mới sinh, sự thay đổi về môi trường sống, sinh lý… có thể khiến trẻ cảm thấy không thoải mái và thể hiện bằng việc quấy khóc, bởi đây là cách biểu thị dễ dàng và hợp lý nhất với trẻ. Đa phần những điều đó đều do các vấn đề sinh lý gây ra, tức là chúng sẽ tự động thuyên giảm mà không cần có sự can thiệp y tế, trong đó bao gồm cả chứng khó ngủ.
Nếu hiện tượng trằn trọc, khó ngủ ở trẻ nhanh chóng kết thúc sau khoảng một vài ngày thì các mẹ không nên quá lo lắng vì đó chỉ là do trẻ chưa quen với môi trường sinh sống ngoài bụng mẹ mà thôi. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này diễn ra lâu và kèm với sự quấy khóc không ngừng của trẻ, thì rất có thể trẻ đang bị thiếu chất.
Thiếu hụt vitamin D và canxi
Vitamin D có vai trò quan trọng với sự phát triển hệ xương khớp cũng như phòng tránh hiện tượng vàng da của trẻ nhỏ. Với trẻ sơ sinh, đặc biệt trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn thường bị thiếu hàm lượng vitamin D cần thiết bởi lượng vitamin có trong sữa mẹ khá thấp và gần như không đủ cho sự phát triển của trẻ. Chính điều này đã khiến cho bé rơi vào trạng thái trằn trọc, khó ngủ hay quấy khóc giật mình khi ngủ.
Biểu hiện thường thấy khi trẻ thiếu vitamin D và canxi dẫn đến ngủ kém là trẻ hay giật mình khi đang ngủ, chân tay sẽ giật mạnh không nằm im.
Lượng magie xuống thấp gây ra khó ngủ ở trẻ nhỏ
Đóng vai trò quan trọng trong việc sản sinh ra hormone melatonin giúp trẻ thư giãn và dễ ngủ hơn, nên khi hàm lượng magie không đủ sẽ dẫn đến hiện tượng trẻ quấy khóc. Ngoài ra, magie còn là chất giúp cải thiện nồng độ chất dẫn truyền GABA – một chất giúp làm dịu thần kinh và dễ ngủ hơn.
Thiếu Vitamin C dẫn tới khó tổng hợp sắt
Phần lớn trẻ nhỏ Việt Nam đều bị thiếu sắt, đặc biệt là những trẻ bú mẹ hoàn toàn và sống ở các vùng nông thôn. Các mẹ thiếu kiến thức nên thường không tập trung bổ sung sắt sau sinh, dẫn đến cả mẹ và con đều thiếu hụt hàm lượng sắt cần thiết. Sắt đóng vai trò rất lớn trong quá trình hình thành và phát triển não bộ, nên khi bị thiếu hụt sẽ khiến bé cảm thấy khó ngủ. Ngoài ra, nếu như tình hình này kéo dài có thể khiến bé bị suy giảm trí tuệ, chậm phát triển…
Bên cạnh đó, không phải mẹ nào bổ sung sắt trong quá trình nuôi con cũng đồng nghĩa với việc trẻ được cung cấp đủ sắt bởi có thể lượng vitamin C mà trẻ tiếp nhận hằng ngày không đủ cho quá trình tổng hợp sắt cho cơ thể.
Kẽm khiến trẻ quấy đêm, không ngon giấc
Tầm quan trọng của kẽm là điều không thể chối cãi nhưng phần lớn được biết đến với công dụng cải thiện hệ tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon, khỏe mạnh tăng cường đề kháng. Tuy nhiên, ít tai biết rằng nếu thiếu kẽm có thể là nguyên nhân chính gây ra tình trạng quấy đêm ở trẻ. Kẽm như một phần thiết yếu không thể thiếu trong sự phát triển của trẻ, do đó khi hàm lượng này không đủ sẽ khiến trẻ trằn trọc, ngủ không ngon. Theo như thống kê có khoảng 35% trẻ nhỏ Việt Nam đang sống trong cảnh thiếu kẽm.
Bên cạnh các dưỡng chất trên, nếu trẻ nhỏ thiếu protein, chất béo, các loại vitamin nhóm B, đặc biệt B12 thì đều khiến trẻ rơi vào trạng thái khó ngủ, hoặc ngủ không sâu giấc thường xuyên quấy khóc.
Cải thiện tình trạng trẻ khó ngủ như thế nào?
Trẻ nhỏ cần nhiều dưỡng chất để phát triển hơn chúng ta tưởng tượng, bởi những năm đầu đời là thời kỳ quan trọng giúp trẻ hoàn thiện quá trình phát triển bộ não, tế bào và vận động. Toàn bộ quá trình phát triển này sẽ được diễn ra mạnh mẽ khi bé ngủ, nên một em bé hoạt bát, thông minh sẽ cần một giấc ngủ ngon và đủ giấc.
Bổ sung đầy đủ các vi chất thiết yếu cho trẻ
Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho người mẹ thông qua thực phẩm hay các viên uống trong giai đoạn 6 tháng đầu là điều rất quan trọng. Mẹ nên ăn đầy đủ và đa dạng các món ăn thay vì chỉ nạp vào cơ thể một vài món chính. Ngoài ra, mẹ và bé cũng nên bổ sung thêm các loại vitamin tổng hợp, sắt, vitamin D, kẽm… Các bác sĩ cũng khuyến cáo rằng, việc bổ sung nên kéo dài ít nhất 6 tháng đầu, sau đó có thể giảm liều hoặc bổ sung định kỳ theo đợt.
Thiết lập giờ ngủ cho bé
Mặc dù đây là điều vô cùng khó khăn với các mẹ, nhưng lại là điều mà mẹ cần phải làm càng sớm càng tốt. Trẻ càng nhanh chóng đi vào quỹ đạo ngủ của mẹ, thì mẹ sẽ dễ dàng hơn trong chăm sóc cũng như bé cũng cảm thấy thoải mái với giấc ngủ hơn. Hầu hết các bé khi mới sinh ra đều quen với các sinh hoạt trong bụng mẹ tức là ngủ bất cứ lúc nào mẹ thức và thức khi mẹ ngủ.
Do đó, mẹ nên dành thời gian uốn nắn bé để bé có một giấc ngủ dài sâu giấc vào ban đêm, và những giấc ngủ ngắn gián đoạn vào ban ngày. Hơn nữa, theo các bác sĩ nhi nếu bé nhà bạn đã có thói quen ngủ xuyên đêm, thì mẹ nên để bé ngủ thay vì đánh thức bé dậy lúc nửa đêm để cho bé ăn đúng cữ. Với trẻ giấc ngủ sẽ quan trọng hơn những bữa ăn không cần thiết.
Tạo môi trường ngủ lý tưởng
Theo các quan niệm xưa cũ, mẹ sau sinh và em bé cần ở trong phòng kín, và hạn chế gió cũng như không được di chuyển ra ngoài. Điều này là một quan niệm sai lầm và là một trong những nguyên nhân khiến trẻ khó có một giấc ngủ ngon. Theo như các chuyên gia khuyến cáo, em bé sơ sinh nên được ngủ trong phòng thoáng đãng, đạt nhiệt độ khoảng 25 độ C, hạn chế tiếng ồn cũng như ánh sáng mạnh.
Khi chuẩn bị cho bé đi ngủ, mẹ nên tắt đèn hoặc kéo rèm để bé quen dần với việc khi trời tốt là phải đi ngủ và khi trời sáng bé sẽ được chơi. Mẹ cũng có tham khảo cách quấn chũn cho bé, để tạo cảm giác an toàn như đang ngủ trong bụng mẹ.
Hạn chế giấc ngủ ngày của trẻ
Ngoài trừ trẻ sơ sinh, những trẻ lớn nên hạn chế thời gian ngủ vào ban ngày. Thay vì cho trẻ ngủ thoải mái, giấc ngủ ngày (ngủ trưa) chỉ nên kéo dài từ 30 phút đến 1 giờ. Việc ngủ ngày ít không những tốt cho sức khỏe của trẻ mà còn khiến trẻ cảm thấy thoải mái và có một giấc ngủ chất lượng vào buổi tối.
Bên cạnh những phương pháp trên, mẹ cũng có thể cho trẻ sơ sinh ti mẹ hoặc ngậm ti giả giúp bé thư giãn và cảm thấy dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. Với những trẻ lớn hơn, một cốc sữa ấm trước giờ đi ngủ cũng sẽ dễ dàng đi ngủ hơn và không trằn trọc buổi đêm vì đói.
Giấc ngủ luôn là điều vô cùng quan trọng cho dù là người lớn hay trẻ nhỏ. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp mẹ có thêm những phương pháp giúp trẻ dễ ngủ và không còn băn khoăn về việc trẻ khó ngủ thiếu chất gì nữa.
Đáng suy ngẫm
Không ai đơn độc – Chỉ có thực tại mang ta trở lại, trả lại ta sức khỏe tinh thần (Phần cuối)
Top 10 hội chứng rối loạn tâm thần kỳ lạ mà não bộ có thể mắc phải
Vì sao luôn tồn tại những kẻ đố kỵ với những gì bạn có
Trầm cảm một trận ốm của tinh thần – con quỷ gặm nhấm linh hồn
Tôi sống mục ruỗng trong cái bóng vô hồn mang tên trầm cảm
Cảm xúc và cảm giác – Kích ứng não bộ cần nhận biết rõ ràng
Video phản hồi AZBrain với bệnh "Mất ngủ":
Nguyễn Thị Lơ: Mất ngủ, hoa mắt chóng mặt hậu covid dùng AZBrain có hiệu quả?
Bài viết gần đây
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh