Sâm là thảo dược đứng đầu trong 4 vị thuốc thượng hạng của Đông y bởi nó mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể sử dụng sâm. Trước tình hình bệnh huyết áp cao ngày càng phổ biến, vấn đề ‘‘Huyết áp cao có uống được sâm không’’ được rất nhiều người quan tâm.
Tổng quan về bệnh huyết áp cao
Huyết áp cao là tình trạng áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao, được xác định khi huyết áp tâm thu cao hơn 140mmHg hoặc huyết áp tâm trương vượt 90 mmHg. Quá trình tiến triển của bệnh thường diễn ra âm thầm và có thể không kèm theo triệu chứng nào cho đến khi các biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, nhồi máu cơ tim,…xuất hiện đột ngột.
Vì vậy, đề phòng ngừa tăng huyết áp thì cần lưu ý thường xuyên đo huyết áp, có thể sử dụng máy đo để đo tại nhà hoặc đến các cơ sở y tế để được kiểm tra. Ngoài ra, có thể dựa vào một số dấu hiệu sau để nhận biết nguy cơ tăng huyết áp:
- Thường xuyên đau đầu hoa mắt chóng mặt,…
- Hụt hơi ngay cả lúc đang nghỉ
- Nhìn mờ, suy giảm thị lực
- Chảy máu cam, chảy máu chân răng,…
- Phù mặt
- Trống ngực, khó thở, bồn chồn
- Tiểu ít, tiểu đạm,..
Ngoài ra, cần chú ý trong một số trường hợp, huyết áp chỉ tăng cao tạm thời rồi sẽ trở về trạng thái ổn định, bao gồm:
- Sau khi ăn quá no hoặc uống quá nhiều nước
- Mới vận động: chạy bộ, tập thể dục, chơi thể thao,…
- Tâm trạng hồi hộp, lo lắng, nôn nao,…
- Sử dụng quá nhiều rượu, bia, trà đặc, cà phê,…
Huyết áp cao có uống được sâm không?
Sâm vốn được xem là vị thuốc quý mang lại nhiều lợi ích đối với sức khoẻ. Tuy nhiên, một vấn đề vẫn còn nhiều tranh cãi đó là ‘‘Huyết áp cao có uống được sâm không’’ bởi có quan điểm cho rằng sâm có lợi cho bệnh này nhưng cũng có người cho rằng sâm có thể làm tăng nhịp tim và huyết áp. Tuy nhiên, hiện tại thì số đông đều cho rằng người huyết áp cao có thể uống được sâm nhưng cần phải sử dụng đúng cách. Theo đó, sâm có các tác dụng với huyết áp và sức khoẻ như:
- Giúp giảm cảm giác lo âu, căng thẳng, trầm cảm, từ đó có thể góp phần hạn chế nguy cơ tăng huyết áp
- Giúp bảo vệ gan, thận, nâng cao khả năng co bóp của tim, tăng lưu thông máu và cân bằng huyết áp.
- Giúp giảm lượng mỡ trong máu, từ đó phòng tránh và cải thiện được xơ vữa động mạch, hạn chế được tình trạng huyết áp cao chuyển biến nghiêm trọng.
- Hạn chế tập kết tiểu cầu
- Có khả năng chống oxy hoá, giảm viêm, làm chậm quá trình lão hoá
- Phòng chống ung thư, tiểu đường,…
Ngoài những tác dụng trên thì nếu sử dụng không đúng cách, sâm có thể gây ra một số tác dụng phụ như: gây rối loạn giấc ngủ, đau đầu, dị ứng (khó thở, phát ban), phù, rối loạn nhịp tim, đánh trống ngực, thị lực giảm, ngứa, khô miệng,… Do đó, khi người cao huyết áp uống sâm thì cần lưu ý những vấn đề sau:
- Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng
- Tránh lạm dụng mà chỉ nên sử dụng với liều lượng vừa đủ, chỉ nên dùng 2-4g mỗi ngày
- Không nên uống cùng lúc hoặc gần thời gian uống thuốc hạ huyết áp vì có thể làm giảm tác dụng của thuốc
- Nên duy trì chế độ ăn giảm muối và bổ sung thêm sữa đậu nành
- Nên tập thể dục thể thao 1 tháng trước khi sử dụng sâm
- Khi đói thì không nên dùng sâm vì có thể khiến huyết áp bị hạ quá mức
- Sâm không có tác dụng chữa bệnh và thay thế thuốc chữa bệnh
Như vậy, người huyết áp cao có thể sử dụng được sâm. Tuy nhiên với những trường hợp huyết áp cao kèm theo một số vấn đề sau thì không nên sử dụng:
- Đang bị đau bụng: uống nhân sâm khi đau bụng có thể nguy hiểm tính mạng, bởi sâm có tình hàn nên có thể gây lạnh bụng và đau nghiêm trọng hơn.
- Bị khó ngủ: do sâm làm tăng hưng phấn nên để tránh rối loạn giấc ngủ thì không nên dùng sâm vào buổi tối.
- Người bị viêm loét, đau dạ dày
- Người đang mang thai
- Trẻ nhỏ dưới 14 tuổi
- Người bệnh lao phiổ, viêm gan, viêm túi mật, sỏi mật, ho ra máu,…
Chế độ dinh dưỡng cho người huyết áp cao
Trong trường hợp không thể sử dụng sâm thì người bệnh cao huyết áp có thể cải thiện bằng nhiều loại thực phẩm khác nhau, sao cho phù hợp với chế độ dinh dưỡng dưới đây:
- Giảm thịt, tăng rau: Chế độ ăn uống nhiều chất xơ, vitamin sẽ tốt cho tim mạch. Vì vậy, người cao huyết áp nên tăng cường rau xanh, trái cây. Bên cạnh đó, có thể sử dụng đậu phụ và các loại cá để cung cấp đạm cho cơ thể thay thịt. Áp dụng chế độ giảm thịt tăng rau thường xuyên có thể giúp huyết áp cải thiện đáng kể.
- Giảm natri: mỗi ngày chỉ nên nạp từ 1500 – 2300mg natri để hạn chế tình trạng các bệnh huyết áp cao và tim mạch trở nên nghiêm trọng hơn. Cần hạn chế ăn các món quá mặn, đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn,…
- Hạn chế đồ ngọt: trong các loại bánh ngọt, mứt, kẹo, siro,…chứa hàm lượng đường khá cao và khiến tình trạng huyết áp cao trở nên nghiêm trọng hơn. Thay vì những loại thực phẩm trên thì bạn có thể bổ sung đường thông qua trái cây.
Nhìn chung, với vấn đề ‘‘Huyết áp cao có uống được sâm hay không’’ thì câu trả lời là CÓ, tuy nhiên không nên quá lạm dụng mà chỉ sử dụng với liều lượng vừa đủ, đồng thời cần kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để có thể cải thiện huyết áp cao một cách hiệu quả nhất.
Đáng suy ngẫm
Vì sao luôn tồn tại những kẻ đố kỵ với những gì bạn có
Không ai đơn độc – Chỉ có thực tại mang ta trở lại, trả lại ta sức khỏe tinh thần (Phần cuối)
Bạn cô đơn, lạc lõng trong chính ngôi nhà của mình?
Top 10 hội chứng rối loạn tâm thần kỳ lạ mà não bộ có thể mắc phải
Tại sao những người trầm cảm thường tìm đến cái chết?
Trầm cảm một trận ốm của tinh thần – con quỷ gặm nhấm linh hồn
Bài viết gần đây
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh