Yến được biết là thực phẩm vàng cho sức khỏe với thành phần dinh dưỡng cao. Vì vậy, những người có sức khỏe yếu đều có nhu cầu bổ sung yến như một cách tăng cường sức khỏe, đẩy lùi bệnh tật một cách an toàn và hiệu quả. Do đó câu hỏi “người huyết áp cao có ăn yến được không?” được nhiều người đặt ra. Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời phù hợp trong bài viết dưới đây nhé!
Yến sào – thực phẩm vàng cho sức khỏe
Không còn quá xa lạ với người Việt, yến được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống hằng ngày với nhiều công dụng khác nhau và đặc biệt tốt cho sức khỏe. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng nếu bạn thường xuyên ăn yến bạn sẽ có một nền tảng sức khỏe khỏe mạnh, và bền vững, ít mắc các bệnh vặt.
Tăng cường đề kháng – Cải thiện sức khỏe
Một trong những công dụng nổi bật và thường được người dùng biết đến nhiều chính là khả năng tăng cường đề kháng của yến. Các loại thực phẩm được chế biến từ tổ yến với hàm lượng dinh dưỡng cao, dễ hấp thụ sẽ mang đến một nền tảng cơ thể khỏe mạnh cho người dùng. Hơn nữa, trong tổ yến còn chứa rất nhiều các vitamin và khoáng chất giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng cho những người vừa mới ốm dậy, phụ nữ có thai hay đang mang thai đều dùng rất tốt.
“Vị thuốc” cho hệ thần kinh khỏe mạnh
Bạn có biết yến từng được ví như một loại thuốc an thần không gây tác dụng phụ nhưng lại mang lại hiệu quả khá nhanh. Trong yến có một lượng lớn các vitamin nhóm B tốt cho sự hình thành và phát triển của tế bào thần kinh, giúp cho chúng ta cảm thấy thoải mái, an thần mang lại giấc ngủ sinh lý hoàn toàn và chất lượng. Chính vì vậy, những ai khó ngủ nên lưu tâm với loại dưỡng chất này.
Mang đến một hệ hô hấp khỏe mạnh
Thời điểm hậu covid, yến sào nổi lên như một hiện tượng giúp phục hồi cơ thể và hệ hô hấp cho người bệnh, cụ thể phổi. Một số nghiên cứu đã cho thấy hiệu quả của yến sào trong việc khôi phục hệ hô hấp mà quan trọng nhất là các tế bào nằm ở hai lá phổi. Các hoạt chất có trong yến sẽ giúp thúc đẩy sản sinh ra các tế bào mới và kiểm soát tốt tình trạng khó thở do các bệnh liên quan đến phổi.
Bên canh đó, yến sào còn có tác dụng rất tốt với hệ xương khớp, những người rối loạn tiêu hay có vấn đề về tiểu đường.
Người huyết áp cao có ăn yến được không?
Mặc dù yến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, bất cứ ai cũng mong muốn được sử dụng loại thực phẩm này, nhưng không phải đối tượng nào cũng có thể thoải mái sử dụng yến mà không lo ảnh hưởng tới sức khỏe. Đó chính là lý do có rất nhiều người thắc mắc rằng cao huyết áp có uống được yến không, vì sợ loại thực phẩm giàu dinh dưỡng này có thể làm cho huyết áp không ổn định và “chữa lợn lành thành lợn què”.
Đầu tiên, người bệnh cần phải hiểu rõ nguyên nhân chính hay nói cách khác là bản chất của chứng huyết áp cao là do lượng chất béo có trong thành mạch quá nhiều, gây ách tắc quá trình vận chuyển máu khiến áp lực máu lên thành mạch cao hơn bình thường. Chính vì vậy, người bệnh huyết áp cao cần tránh hoặc hạn chế hấp thụ những chất béo gây hại cho huyết áp của chính mình.
Các nghiên cứu đã cho thấy trong yến không có các loại chất béo, muối nên người huyết áp cao có thể sử dụng sản phẩm này mà không cần phải lo ngại việc nó có thể ảnh hưởng tới huyết áp của bạn. Hơn nữa, trong yến còn có chứa các nhóm axit amin và các khoáng chất tốt cho hệ tim mạch cũng như điều hòa huyết áp, giúp huyết áp ở trạng thái ổn định, không bị biến động.
Cách sử dụng yến phù hợp với người huyết áp cao
Với những ai đang bị huyết áp cao, việc sử dụng yến là bình thường và có lợi cho sức khỏe. Vì vậy, người huyết áp cao có uống được nước yến không? Hay sử dụng yến sào có được không?, thì câu trả lời đều là sử dụng được. Tuy nhiên, mặc dù mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải người bệnh cao huyết áp có thể sử dụng thoải mái mà cần phải có chế độ dùng phù hợp, tránh lạm dụng.
Với những bệnh nhân mắc chứng huyết áp cao chỉ nên sử dụng yến 1-2 lần/tuần và không quá 5g để đảm bảo tốt việc hấp thụ các dưỡng chất vào cơ thể. Nếu bạn sử dụng nhiều hơn lượng khuyến cáo không những không tốt cho sức khỏe mà có thể khiến cơ thể rơi vào tình trạng quá tải và ảnh hưởng tới các bộ phận khác.
Hơn nữa, người bệnh cũng có thể chưng yến với hạt sen và đường phèn để gia tăng công dụng của yến cũng như giúp an thần, ngủ ngon cải thiện hoàn toàn tình trạng huyết áp cao của người bệnh. Ngoài ra, sử dụng yến sào cùng với đông trùng hạ thảo cũng là một lựa chọn tốt dành cho người huyết áp, khi cả hai loại này đều có công dụng hạ huyết áp nhẹ.
Những lưu ý quan trọng khi sử dụng yến
Yến là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, đây là điều không thể bàn cãi, nhưng không phải sử dụng yến như thế nào cũng mang lại hiệu quả tốt.
- Những người có hệ tiêu hóa kém, lạnh bụng hay yếu dương, phụ nữ mang thai dưới 3 tháng và trẻ nhỏ dưới 7 tháng không nên sử dụng yến
- Trên thị trường có rất nhiều loại yến giả, hàng kém chất lượng nên khi tìm mua, người bệnh nên mua tại những địa điểm uy tín để đảm bảo không ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng.
- Không nên lạm dụng và sử dụng yến quá nhiều, sẽ tác động xấu tới sức khỏe, khiến cơ thể rơi vào trạng thái quá tải và dư thừa dinh dưỡng.
- Để nâng cao hiệu quả điều trị, người cao huyết áp nên sử dụng yến lúc đói như lúc sáng sớm, trước khi đi ngủ.
Huyết áp cao nên ăn gì, có ăn được yến không? Sau bài viết này chúng ta đã tìm ra câu trả lời chính xác cho câu hỏi này. Hy vọng bạn đã có những thông tin hữu ích về bệnh cao huyết áp cũng như cách dùng yến cho người bệnh hiệu quả.
Đáng suy ngẫm
Tại sao những người trầm cảm thường tìm đến cái chết?
Top 10 hội chứng rối loạn tâm thần kỳ lạ mà não bộ có thể mắc phải
Âm nhạc – tia sáng xua tan bóng tối trầm cảm
Vì sao luôn tồn tại những kẻ đố kỵ với những gì bạn có
Bạn cô đơn, lạc lõng trong chính ngôi nhà của mình?
Từ sự cô đơn ở cuộc sống hiện đại, ta cách trầm cảm chưa đầy một bước chân (Phần 1)
Bài viết gần đây
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh