Một cơn đau đầu buồn nôn chóng mặt bỗng dưng ập đến, khiến người bệnh rơi vào tình trạng khốn khổ đến mức chỉ muốn ngất đi một chút cho đỡ khó chịu. Sau đó, khi triệu chứng qua đi, thứ còn lại là cảm giác bất an: không biết hiện tượng vừa rồi báo hiệu cơ thể đang bị bệnh gì, làm sao để chúng không tái phát nữa? Sau đây, chúng tôi sẽ cung cấp tới bạn đọc một vài thông tin quan trọng nhất về hiện tượng đau đầu chóng mặt buồn nôn.
Các nhóm nguyên nhân gây đau đầu chóng mặt buồn nôn
Sở dĩ một người khỏe mạnh có thể giữ được thăng bằng đi – đứng – nằm – ngồi… đều cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa hệ thống thần kinh TW, các giác quan và các khối cơ trên cơ thể. Tuy nhiên vì rất nhiều lý do, một “mắt xích” của “bộ máy” này bị trục trặc thì cơ thể không có khả năng giữ thăng bằng bình thường nữa. Khi đó hiện tượng đau đầu buồn nôn chóng mặt sẽ xảy ra.
Nguyên nhân đau đầu chóng mặt buồn nôn không do bệnh lý
Không phải lúc nào đau đầu buồn nôn và chóng mặt cũng là dấu hiệu báo bệnh. Có một số nguyên nhân sau đây gây ra triệu chứng này và chúng không quá nguy hiểm:
- Ngộ độc thực phẩm
- Say nắng, say nóng
- Say tàu xe, say sóng, say máy bay, say rượu bia và các chất kích thích
- Ngồi hoặc đứng quá lâu ở một tư thế cố định, sau đó lại chuyển tư thế một cách đột ngột khiến các cơ quan trong “bộ máy” giữ thăng bằng không phản ứng kịp.
- Lao động tay chân hoặc tập luyện thể thao quá sức
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc
Đặc điểm chung của nhóm nguyên nhân này là các triệu chứng chỉ kéo dài từ vài giây – vài giờ, cho đến khi nguyên nhân được khắc phục. Triệu chứng đau đầu buồn nôn chóng mặt sẽ không tái phát nếu như không lặp lại những nguyên nhân nói trên.
Triệu chứng đau đầu chóng mặt buồn nôn là dấu hiệu bệnh gì?
Nhóm bệnh lý liên quan tới hệ thần kinh TW (thường là những bệnh có triệu chứng hạ huyết áp) bao gồm:
- Các bệnh liên quan tới tim mạch
- Các bệnh liên quan tới nội tiết tố
- Các bệnh về rối loạn thần kinh.
- Bệnh thiểu năng tuần hoàn não (thiếu máu lên não)
Đặc điểm chung của nhóm này là gây ra cơn đau đầu âm ỉ, choáng váng, thậm chí ngất xỉu.
Nhóm bệnh lý liên quan tới hệ thần kinh ngoại vi (thường gây ra cơn đau đầu chóng mặt buồn nôn lặp đi lặp lại theo chu kỳ):
- Bệnh Meniere: Cứ 5 tiếng một lần, người bệnh thường bị chóng mặt trong vòng khoảng 5 phút, đi kèm với đó là đau đầu, buồn nôn.
- Một số bệnh như: Viêm tai giữa, dị tật tai trong, rối loạn thị giác,…
- Bệnh liên quan đến tiền đình (viêm dây thần kinh tiền đình, u hoặc hỏng dây thần kinh tiền đình, rối loạn tiền đình): Thường bị đau đầu chóng mặt buồn nôn đi kèm với hiện tượng mất thăng bằng, nhãn cầu rung giật và đánh về 1 phía không bị đau.
Một số bệnh lý nguy hiểm khác:
- Bệnh Migraine Headache (đau nửa đầu Migraine): Thường bị đau đầu kéo dài nhiều giờ rất khó chịu.
- Bệnh Parkinson: Dấu hiệu điển hình là không thể giữ thăng bằng cơ thể, run chân tay không kiểm soát.
- Bệnh giang mai thần kinh: Thường đi kèm dấu hiệu sốt cao liên tục, người thiếu sức sống.
Một số trường hợp khác, người bệnh bị đau đầu chóng mặt buồn nôn vào ban đêm do một số nguyên nhân: Trầm cảm, các bệnh về tiêu hóa, trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày,…
Nguyên nhân buồn nôn, đau đầu chóng mặt ở trẻ em, bà bầu và phụ nữ sau sinh.
Chúng tôi tách riêng 3 nhóm đối tượng này, vị họ là những người cần được bảo vệ và có nhiều điều phải lưu ý khi gặp triệu chứng buồn nôn đau đầu chóng mặt:
Trẻ em bị đau đầu chóng mặt buồn nôn là trường hợp cha mẹ cần hết sức lưu ý. Tốt nhất nên đưa con đi khám ngay bởi đó thường là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng: Các bệnh nghiêm trọng liên quan đến não (u não, áp xe hoặc xuất huyết trong não, viêm màng não…); ngộ độc thực phẩm; chấn thương vùng đầu; tình trạng mất nước, say nắng…
Bà bầu bị đau đầu chóng mặt buồn nôn là dấu hiệu phổ biến của thời kỳ ốm nghén, tùy từng người mà mức độ ảnh hưởng của các triệu chứng này nặng nhẹ khác nhau. Tuy nhiên, nếu giai đoạn ốm nghén kéo dài quá 3 tháng đầu, hoặc vẫn trong 3 tháng đầu nhưng các triệu chứng này diễn ra quá thường xuyên khiến cho mẹ bầu không thể ăn uống nghỉ ngơi… thì mẹ bầu nên hỏi ý kiến bác sĩ ngay để được tư vấn giải pháp và đảm bảo rằng mẹ đang không bị thiếu máu (đặc biệt thiếu máu não) thiếu chất.
Mẹ sau sinh bị đau đầu chóng mặt buồn nôn thường xuất phát từ một số nguyên nhân: thiếu máu, rối loạn tuần hoàn não, rối loạn tiền đình, huyết áp thấp, cơ thể suy nhược, đôi khi là do tác dụng phụ của các loại thuốc giảm đau trong quá trình sinh nở… Triệu chứng buồn nôn chóng mặt đau đầu ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe, tinh thần và khả năng chăm sóc con nhỏ của các mẹ. Do đó, mẹ nên tham khảo bác sĩ để được điều trị kịp thời, phục hồi sức khỏe nhanh nhất.
Cách chữa đau đầu chóng mặt buồn nôn tại nhà
Đây có lẽ là phần mà độc giả mong chờ nhất. Nhưng xin lưu ý, các cách chữa đau đầu chóng mặt buồn nôn tại nhà sẽ chỉ đáp ứng việc giảm thiểu triệu chứng để người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Việc chữa dứt điểm phụ thuộc vào căn nguyên gây ra triệu chứng. Bạn cần đi khám để biết chính xác bệnh lý gì khiến cho mình hay bị đau đầu buồn nôn chóng mặt và điều trị dứt điểm bệnh lý đó. Dưới đây là một vài lời khuyên bạn có thể áp dụng tại nhà:
Làm sao để hết đau đầu chóng mặt buồn nôn ngay tức thì?
Khi cơn chóng mặt buồn nôn và đau đầu ập đến, sẽ rất khó chịu, thậm chí bạn có thể ngất xỉu nếu không biết cách đối phó với triệu chứng:
- Đầu tiên, hãy giữ bình tĩnh, nhẹ nhàng tìm một tư thế ngồi xuống thật vững chắc, nhắm mắt, hít sâu thở đều để giảm sự chóng mặt và buồn nôn. Tập trung quan sát hơi thở của mình, nếu thiền được thì càng tốt.
- Bạn có thể tham khảo học một số cách bấm huyệt để làm dịu cơn đau đầu và chóng mặt. Nhưng nên nhớ, bạn cần đọc sách thật kỹ và làm đúng động tác thì mới giảm đau đầu chóng mặt buồn nôn hiệu quả được nhé.
- Uống một ly nước gừng tươi hoặc trà gừng (uống nóng) có thể giúp giảm buồn nôn rất hiệu quả.
- Ngâm chân vào nước ấm với các loại thảo dược (muối, gừng, hoa anh thảo, quế, hồi…) cũng giúp làm giảm tức thì sự khó chịu.
Người hay đau đầu chóng mặt buồn nôn nên ăn gì hàng ngày?
Đã đề cập rất rõ trong phần “Đau đầu nên ăn gì“. Bên cạnh việc đối phó với triệu chứng tại thời điểm xuất hiện, chế độ ăn uống hàng ngày cũng ảnh hưởng rất nhiều tới mức độ thuyên giảm của bệnh, đồng thời hỗ trợ rất tốt cho quá trình điều trị bằng thuốc. Dưới đây là danh sách những đồ ăn thức uống mà người bệnh đau đầu buồn nôn chóng mặt nên ăn hàng ngày:
- Vitamin C: cam quýt bưởi, dâu tây, ổi, ớt chuông, kiwi, đu đủ…
- Vitamin B6: thịt gà, thịt lợn, các loại cá béo, quả bơ, quả chuối, ngũ cốc và các loại hạt, các loại đậu…
- Vitamin B9 (axit folic): gan động vật, súp lơ xanh và các loại rau có màu xanh đậm.
- Magie và kẽm: Hàu và các loại hải sản, cá nước ngọt.
- Uống đủ nước: 1,8 – 2 lít nước mỗi ngày tùy trọng lượng cơ thể.
Còn đây là danh sách những món mà người thường xuyên đau đầu chóng mặt buồn nôn nên tránh:
- Các chất kích thích: Rượu bia, thuốc lá, đồ uống có ga, cà phê
- Các thực phẩm chứa hàm lượng đường cao: Bánh kẹo, nước ngọt, kem…
- Các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ: Đồ chiên rán, thực phẩm xào nhiều mỡ, đồ ăn vặt như xúc xích, nem chua rán, bánh khoai…
- Các thực phẩm chứa hàm lượng muối cao: Đồ muối chua, cá khô, các loại mắm…
Người hay đau đầu chóng mặt buồn nôn nên làm gì hàng ngày?
- Tập luyện thể dục thể thao, đặc biệt là bộ môn Yoga – thiền
- Học hỏi một số bài tập tốt cho tiền đình và làm hàng ngày
- Ngủ sớm và đủ giấc, tạo môi trường ngủ yên tĩnh trong lành
- Hạn chế làm việc quá sức, căng thẳng thường xuyên
- Hạn chế di chuyển đường xa một mình bằng phương tiện cá nhân để đề phòng triệu chứng bất ngờ xảy ra gây tai nạn.
Người hay đau đầu chóng mặt buồn nôn uống thuốc gì?
Một số loại thảo dược dưới đây là thực phẩm mà lại có công hiệu như thuốc, đem lại lợi ích cho bệnh nhân chóng mặt đau đầu buồn nôn: Trà hoa cúc, rau ngải cứu, gừng, chanh, lạc tiên. Bạn có thể tham khảo công thức các bài thuốc nam, kết hợp nhiều loại thảo dược với nhau để sử dụng hàng ngày giúp giảm triệu chứng. Còn riêng với phần thuốc điều trị đau đầu chóng mặt buồn nôn xuất phát từ bệnh lý, bạn cần thăm khám và có sự chỉ định của bác sĩ để sử dụng đúng cách, đảm bảo an toàn và tính hiệu quả.
Trên đây là một số vấn đề tóm lược chính về hiện tượng đau đầu đi kèm chóng mặt và buồn nôn. Mọi thông tin chỉ mang tính chất tổng hợp để quý bạn đọc tham khảo, không thay thế được ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Dấu hiệu đau đầu chóng mặt buồn nôn khá phổ biến và có thể khởi phát từ rất rất nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó khi cảm thấy hiện tượng này lặp lại quá thường xuyên, bạn nên tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra và điều trị kịp thời.
Đáng suy ngẫm
Không ai đơn độc – Chỉ có thực tại mang ta trở lại, trả lại ta sức khỏe tinh thần (Phần cuối)
Tôi sống mục ruỗng trong cái bóng vô hồn mang tên trầm cảm
Từ sự cô đơn ở cuộc sống hiện đại, ta cách trầm cảm chưa đầy một bước chân (Phần 1)
Top 10 hội chứng rối loạn tâm thần kỳ lạ mà não bộ có thể mắc phải
Vì sao luôn tồn tại những kẻ đố kỵ với những gì bạn có
Trầm cảm một trận ốm của tinh thần – con quỷ gặm nhấm linh hồn
Video phản hồi AZBrain với bệnh "Đau Đầu":
Trần Hoài Thu, đã cải thiện chứng đau đầu kéo dài sau khi sử dụng AZBrain.
Chị Minh Tâm - huyết áp thấp, thường xuyên bị đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, ngất xỉu vì tụt huyết áp đột ngột
[Dược sỹ] Người trẻ đau nửa đầu, đau đỉnh đầu dùng AZBrain có cải thiện?
Bài viết gần đây
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh