Có thể bạn không biết, cây bạch quả là 1 trong những dược liệu cực quý xuất hiện sớm nhất trên trái đất và tính đến nay đã có niên đại hóa thạch hơn 200 triệu năm. Bởi thế, loại cây này không chỉ tốt cho sức khỏe và não bộ con người mà còn là biểu tượng về mặt tâm linh, thể hiện sự trường thọ và giác ngộ. Cụ thể bạch quả có tác dụng gì? Tại sao lại được gọi là “hóa thạch sống”? Cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về loại cây, loại dược liệu cực kỳ quý và đặc biệt này qua bài viết dưới đây nhé.
Nhận diện chính xác cây bạch quả
Nguồn gốc lịch sử
Cây bạch quả còn có những tên gọi khác như ngân hạnh, công tôn thụ, áp cước tử và có tên khoa học là Ginkgo biloba. Theo các nhà khoa học, bạch quả đã có từ hàng triệu năm nay, từ thời vẫn còn khủng long và được coi là loại cây xưa nhất vẫn còn sống sót. Các nhà khoa học đã khai quật được hóa thạch của những cây cổ thụ trong lớp đất đá hơn 200 triệu năm và 1 trong số đó rất giống với cây bạch quả ngày nay. Vì thế, dân gian thường gọi cây bạch quả là “hóa thạch sống”.
Các ghi chép, nghiên cứu lịch sử cho thấy, có nguồn gốc từ thung lũng núi ở tỉnh Chiết Giang – Trung Quốc và có nhiều tàn tích cho thấy nó được trồng xung quanh tu viện Phật giáo trong khoảng thế kỷ XI. Vì thế, đây cũng là loại cây có ý nghĩa rất lớn về mặt tâm linh.
Hiện nay, loại cây này xuất hiện nhiều nhất ở Trung Quốc, có những cây có tuổi thọ lên đến cả trăm năm, ngàn năm tuổi. Tại Việt Nam, đã từng có nhà khoa học nói rằng nhìn thấy bạch quả xuất hiện xung quanh các ngôi chùa. Nhưng thực tế, suốt mấy chục năm qua nước ta không tìm thấy gốc tích của loại cây này. Sau đó, vào năm 1995, chúng ta đã nhập hạt bạch quả từ Pháp và Nhật Bản về trồng tại Lào Cai nhưng cây sinh trưởng rất chậm, hiệu quả thu hoạch không cao nên hiện nay nguồn dược liệu bạch quả chúng ta vẫn chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc.
Đặc điểm hình dáng
- Bạch quả là cây cổ thụ, tán lá sum suê, cao khoảng 20- 30cm, thân hình trụ, phân thành nhiều cành, mọc dạng vòng.
- Lá bạch quả hình quạt, mặt lá nhẵn, gốc hơi thuôn nhọn, cuống dài, gân lá sít nhau, mọc tỏa ra từ gốc, thành hình quạt.
- Do là cây đơn tính, khác gốc nên có cây chỉ có hoa đực, có cây chỉ có hoa cái. Hoa cái sẽ thụ phấn từ hoa đực để kết thành quả. Hoa sẽ mọc ở kẽ lá, có cuống dài và thường nở vào ban đêm.
- Quả nhìn giống quả trứng, có phần thịt bên trong màu vàng.
Bộ phận có thể sử dụng
Thông thường, trong việc điều trị bệnh và bồi bổ cơ thể, cây bạch quả sẽ sử dụng nhiều nhất là phần lá, sau đó đến quả và hoa.
- Lá bạch quả: sử dụng khi phơi khô hoặc nấu thành cao. Trong cuốn sách Điển niên bản thảo Vân Nam được xuất bản vào năm 1436 đã ghi chép lại việc sử dụng lá của cây bạch quả để điều trị vết lở loét, tiêu chảy và bồi bổ tim, phổi.
- Quả thì chỉ sử dụng quả khi đã chín. Thịt quả có độc nên nếu dùng thì phải ép ra, bỏ dầu và để ít nhất trên 1 năm. Phổ biến nhất là sử dụng phần hạt, loại bỏ phần thịt bên ngoài, phơi khô. Có thể dùng sống hoặc sao vàng.
- Hoa bạch quả do có tính âm, độc tính nhẹ nên có tác dụng tiêu độc, sát trùng.
Từ những năm 1700 cho đến nay, cây bạch quả đã được sử dụng rộng rãi tại các nước phương Tây, Bắc Mỹ để chữa bệnh, cải thiện tình trạng lưu thông tuần hoàn máu não, sa sút trí tuệ, Alzheimer, hội chứng tiền đình, trầm cảm,….Và các bài thuốc liên quan đến bạch quả được bào chế dưới dạng viên nén, viên uống và thuốc tiêm.
Tác dụng của bạch quả
Theo Đông y, bạch quả có vị ngọt đắng, tính ấm nên có tác dụng ôn phế ích khí, tiêu đờm, điều trị ho hen, tiêu độc sát trùng, giải rượu, chữa cảm lạnh, đi tiểu buốt, tiểu tiện quá nhiều và giúp giảm căng thẳng.
Theo các nghiên cứu khoa học, trong bạch quả có chứa 2 hoạt chất quan trọng là ginkgolide B và sesquiterpene bilobalide, cùng với đó là các hợp chất như flavonoic, tecpen, axit hữu cơ, chất béo,… có tác dụng rất lớn trong việc điều trị, hỗ trợ điều trị các bệnh lý như:
- Các bệnh liên quan đến trí não: Đây là 1 trong những công dụng của bạch quả rất điển hình, giúp bổ não, tăng tuần hoàn não, điều hòa mạch máu não, cải thiện chức năng về tiền đình, trí nhớ kém, chứng hay ngủ gật, hay cáu gắt của người cao tuổi.
- Điều trị và hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân Alzheimer: Các nghiên cứu thử nghiệm đã cho thấy bạch quả giúp khôi phục trí nhớ, rối loạn trí nhớ, điều trị tình trạng sa sút trí tuệ, lũ lẫn,…
- Giảm căng thẳng, mệt mỏi: Thích hợp với những người thường xuyên chịu áp lực công việc cao, stress kéo dài, trầm cảm, lo âu, kèm theo các triệu chứng như đau đầu, ù tai, chóng mặt.
- Chống oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa, ngăn chặn gốc tự do gây hại cho cơ thể.
- Bồi bổ cơ thể: Người Trung Quốc thường dùng nhân bạch quả để nấu thành các món ăn như gà hầm, táo nhồi hoặc nấu cùng với chè, sâm,… rất tốt cho kinh nguyệt và làn da của phụ nữ.
- Tác dụng dược lý khác: Chống viêm, cải thiện thính giác, giảm đau của các cơn đau quặn, điều trị viêm phế quản, chân tay lạnh, viêm khớp,…
Tiềm năng điều trị của cây bạch quả
Cùng với những công dụng, hiệu quả đã nói ở trên, có một vài nghiên cứu đáng chú ý khác, chưa được đưa ra kết luận chính thức về tác dụng của bạch quả có thể kể đến như:
- Điều trị ung thư: Lá bạch quả có tác dụng chống oxy hóa và chống, hỗ trợ điều trị ung thư bàng quang, ung thư vú.
- Cải thiện tổn thương mắt: Đã có thử nghiệm trên 27 bệnh nhân bị tăng nhãn áp và cho ra kết quả rằng cao bạch quả giúp cải thiện thị giác rất tích cực.
- Ngăn chặn tổn thương từ bức xạ điện thoại: Các nhà khoa học đã làm thí nghiệm trên chuột và cho thấy bạch quả có thể ngăn ngừa những tổn thương trước bức xạ điện từ ở cường độ thấp như bức xạ do điện thoại cảm ứng gây ra.
Lưu ý khi sử dụng bạch quả
Từ những thông tin trên, chắc hẳn nhiều người đã hiểu rõ hơn về cây bạch quả – dược liệu vô cùng giá trị và quý hiếm, cũng như giải đáp được những thắc mắc lâu nay mà nhiều người vẫn truyền tai nhau về việc lá bạch quả có tác dụng gì hay cao bạch quả có tác dụng gì. Qua rất nhiều thử nghiệm lâm sàng lớn nhỏ, các nhà nghiên cứu đã chứng minh về mức độ an toàn và hiệu quả của dược liệu này đối với sức khỏe của con người.
Tuy nhiên, vẫn cần ghi nhớ đến những khuyến cáo sau để đảm bảo sự an toàn tốt nhất:
- Đây là dược liệu rất tốt cho sức khỏe nhưng không nên lạm dụng. Khi sử dụng để điều trị bệnh vẫn nên có sự tư vấn, hướng dẫn của bác sĩ hoặc những người có chuyên môn.
- Không sử dụng lá bạch quả hay bất cứ dược liệu nào từ bạch quả cho trẻ em, phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú, người đang bị động kinh, có tiền sử bị tiểu đường.
- Bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông, những người đang chuẩn bị phẫu thuật, mới phẫu thuật xong nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ.
- Cân nhắc khi sử dụng kết hợp với các loại thuốc điều trị, đặc trị khác.
- Một số phản ứng phụ có thể gặp: mẩn ngứa, đau bụng, tiêu chảy, chóng mặt,…
Nguồn tham khảo dữ liệu:
https://tracuuduoclieu.vn/bach-qua.html
https://caythuoc.org/cay-bach-qua-ngan-hanh.html
Đáng suy ngẫm
Từ sự cô đơn ở cuộc sống hiện đại, ta cách trầm cảm chưa đầy một bước chân (Phần 1)
Bạn cô đơn, lạc lõng trong chính ngôi nhà của mình?
Tôi sống mục ruỗng trong cái bóng vô hồn mang tên trầm cảm
Top 10 hội chứng rối loạn tâm thần kỳ lạ mà não bộ có thể mắc phải
Âm nhạc – tia sáng xua tan bóng tối trầm cảm
Không ai đơn độc – Chỉ có thực tại mang ta trở lại, trả lại ta sức khỏe tinh thần (Phần cuối)
Bài viết gần đây
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh