Ít nhất một lần trong đời, mỗi chúng ta đều cảm thấy cô đơn, lạc lõng trong chính ngôi nhà yêu thương của mình. Tại sao vậy? những mệt mỏi lo toan của cuộc sống hiện đại, những cái nhìn lạnh nhạt từ người thân, hay những câu nói sát thương như nhát dao chí mạng. Chẳng hiểu sao, xã hội càng phát triển, con người càng cảm thấy cô đơn, tuyệt vọng trong chính nơi mà họ cảm thấy an toàn nhất – gia đình.
Hội chứng cô đơn giữa gia đình – Bóng đen bao trùm
Người ta thường nói rằng gia đình là nơi “đi để trở về”. Cho dù bạn là ai, bạn thành công hay thất bại, bạn tài giỏi hay có những lầm lỡ, cho dù bạn đã lớn bao nhiêu nhưng chỉ cần về nhà bạn lại giống như là một đứa trẻ, được yêu thương và được bảo vệ. Nhà là nơi có bố, có mẹ, có ông bà, có anh chị em và có sự hạnh phúc. Không khí đầm ấm của gia đình là điều mà ai cũng xứng đáng được tận hưởng.
Bất cứ ai cũng cho rằng nhà là nơi yên bình và ấm áp nhất, thế nhưng có những người lại sợ hãi cảm giác về nhà. Dù cùng chung sống trong một mái nhà, cùng một huyết thống nhưng họ lại có cảm giác cô đơn giữa gia đình. Cho dù mỗi ngày đều nói chuyện, đều cùng ăn một bữa cơm, đều nhìn thấy nhau hằng ngày nhưng họ lại cảm thấy không thể nào hòa hợp, không thể nào thoải mái mái được cho dù đang ở trong nhà.
Theo thống kê từ Trung tâm Nghiên cứu Pew đã chỉ ra, những người như vậy được coi là mắc hội chứng cô đơn giữa gia đình và xuất hiện nhiều ở những người không hài lòng với cuộc sống gia đình và họ cảm thấy bản thân mình cô lập, không thể giao tiếp với ai. Thậm chí có đến khoảng 28% người Mỹ họ cảm thấy bị cô lập “tất cả hoặc hầu hết thời gian” khi ở cùng với người thân hay ở trong ngôi nhà của mình ( cùng với các thành viên khác).
Hội chứng cô đơn giữa gia đình có thể bắt gặp ở bất cứ ai, không kể giới tính, tuổi tác, công việc, chức vụ, vai trò. Một người mẹ có thể cảm thấy cô đơn vì không thể hiểu con cái đang nghĩ gì, một đứa trẻ cô đơn dù sống trong một căn nhà rộng lớn nhưng cha mẹ suốt ngày đi công tác, một người bà cảm thấy bản thân cô độc vì con cháu không ai quan tâm, một người đàn ông cô đơn vì quá bận rộn kiếm tiền đến mức con cái đã lớn mà chẳng hiểu vì về con.
Thực tế thì hội chứng cô đơn giữa gia đình là một vấn đề cấp bách của thời hiện đại. Bởi rõ ràng, chỉ khi xã hội phát triển, công nghệ phát triển, con người bận rộn hơn thì những vấn đề về cảm xúc, về sự gắn kết giữa con người với con người mới được làm rõ nét hơn. Trong khi đó trước đây khi chưa có điện thoại, chưa có đồ chơi, chưa có internet thì tình cảm giữa con người với con người lại gần gũi nhau đến lạ.
Bạn luôn cảm thấy….
Bạn luôn chỉ muốn ở nhà một mình hoặc chỉ muốn ở phòng, luôn tìm cách tránh việc giao tiếp với gia đình hoặc cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng khi phải trò chuyện hay có các cuộc họp với các thành viên trong nhà, các đám tiệc tại nhà. Thậm chí có người chấp nhận làm việc cả ngày, tăng ca hoặc làm mọi thứ chỉ để không phải có mặt tụ họp hay gặp gỡ với các thành viên trong nhà.
Mọi sự giao tiếp hay kết nối với người thân trong gia đình đều trở lên khó khăn, mệt mỏi. Ngồi cùng bàn ăn uống hay cùng xem phim, nhưng bạn cảm thấy mình “lạc loài” giữa mọi người, không thể nói chuyện chung chủ đề, hay mọi người rất vui vẻ còn bạn thì không. Bạn như một kẻ lập dị chẳng ai làm vừa lòng, một kẻ khó tính lúc nào cũng cau có, hay một người u sầu khi cả ngày chẳng thấy một nụ cười.
Đôi khi việc hít thở chung một bầu không khí cũng làm cho bạn cảm thấy khó thở, tức ngực. Điều duy nhất bạn muốn làm là thoát khỏi đó, hay trốn mình trong phòng ngủ để không còn ai có thể làm phiền bạn.
Tại sao tôi lại trở lên như vậy???
Gia đình vốn dĩ là một nơi mà dù chúng ta là ai, chúng ta bao nhiêu tuổi, chúng ta có làm gì sai trái đi chăng nữa nhưng chỉ khi về nhà, về với mọi người trong gia đình thì chúng ta cũng cảm thấy nơi đây vô cùng bình yên. Thế nhưng có những người khi về nhà lại chỉ cảm thấy sự cô đơn trống trải, không có ai để nói chuyện, chia sẻ. Càng ở trong những ngôi nhà lớn thì sự cô đơn càng trở nên đáng sợ hơn khiến họ muốn chạy ra khỏi chính căn nhà của mình.
Thực tế thì căn bệnh ít xuất phát từ việc cha mẹ, vợ chồng thường xảy ra xung đột mà thường xuất hiện trong những ngôi nhà tưởng chừng rất yên bình, hạnh phúc. Những thành viên trong gia đình cũng không phải không yêu thương nhau mà chỉ do họ thể hiện tình cảm của mình sai cách, vô tâm khiến đối phương (chính những người bệnh) không cảm nhận được hơi ấm của gia đình.
Chúng ta thường cho rằng đã sống trong một gia đình thì chỉ cần nhìn thấy nhau là biết họ có ổn hay không, đôi khi quên mất rằng cũng phải chia sẻ với nhau. Sự bận rộn, hời hợt, vô tâm của những người trong gia đình chính là nguyên nhân gây hội chứng cô đơn giữa gia đình.
Người phụ nữ không còn nhận được sự quan tâm, chia sẻ từ chồng, lúc nào cũng quẩn quanh với con cái, nội trợ, chỉ ở nhà trong khi người chồng lúc nào cũng vô tâm, luôn tụ tập bên bạn bè mà không suy nghĩ đến cảm xúc của người vợ. Đặc biệt, những người phụ nữ sau sinh con, không còn nhiều thời gian riêng cho bản thân, bắt đầu có những xung đột, không thể tìm thấy sự đồng điệu trong tâm hồn như trước đây với người bạn đời.
Người đàn ông, người chồng cũng hoàn toàn có thể cảm thấy bị cô lập trong gia đình khi mà họ có quá nhiều áp lực dồn nén lên vai nhưng không tìm được ai giúp đỡ, san sẻ. Chẳng hạn người vợ lúc nào cũng đòi hỏi người chồng cần phải kiếm về thật nhiều tiền, con cái bốc đồng, nổi loạn, không ai nghe lời cha mẹ…Những người già cũng thường cảm thấy cô đơn dù sống cùng con cháu nhưng lại không nhận được sự quan tâm, chia sẻ, luôn cảm thấy như mình là gánh nặng, bị chính con để hạ nhục, đối xử tồi tệ.
Những đứa trẻ sống bị phân biệt đối xử bởi chính cha mẹ mình. Người anh học giỏi hơn nên bất cứ điều gì tốt nhất bố mẹ cũng dành cho người anh, luôn để người em xài đồ cũ, so sánh hay trách mắng người em; hoặc những người chị luôn bị bắt phải nhường nhịn em, cho dù em làm sai thì người chị cũng hay bị trách phạt vì không biết bảo ban em; hay ở những gia đình trọng nam khinh nữ, những người con gái cũng luôn cảm thấy tổn thương, cảm thấy mình bị cô lập vì tất cả mọi thứ gia đình chỉ dành cho người con trai.
Nói chung, có thể nói, tất cả những điều này bắt nguồn từ chính sự vô tâm, không kết nối được về mặt tinh thần, năng lượng, không đồng điệu được về suy nghĩ giữa những thành viên trong gia đình. Các yếu tố tác động có thể liên quan đến tuổi tác, tính cách, suy nghĩ, của từng người nhưng chắc chắn việc thiếu sự sẻ chia đã diễn ra trong thời gian dài.
Chính sự phát triển của internet hiện nay cũng là một yếu tố khiến khoảng cách của những thành viên trong gia đình ngày càng xa hơn. Thử tưởng tượng mỗi người khi về nhà ăn cơm nhưng lại không ăn cùng mà lại cầm điện thoại mỗi người một góc, thay vì nói chuyện trực tiếp cũng chỉ nói qua điện thoại, ai cũng mải mê lên mạng thì chắc chắn sẽ không giống không khí thực sự của một gia đình.
Mặt khác, có những người thường có xu hướng kỳ vọng quá nhiều, mang nhiều hy vọng, mơ ước lớn lao nhưng có thể những người trong gia đình lại không cùng tần số, điều này cũng có thể khiến nhiều người mắc hội chứng cô đơn giữa gia đình. Chẳng hạn người vợ luôn mong muốn chồng lãng mạn, chồng nhớ mọi ngày kỷ niệm, làm những điều bất ngờ cho mình tuy nhiên người bạn đời của họ lại quá thực tế thậm chí là thô lỗ và cục cằn. Khi cả hai không có sự tương đồng được về mặt cảm xúc, không đạt được kỳ vọng của nhau thì người còn lại dễ bị hụt hẫng và có cảm giác cô đơn.
Làm thế nào để vượt qua?
Thực tế đôi lúc, việc chúng ta cảm thấy không thể hòa hợp, bị cô lập trong gia đình hoàn toàn là do cả hai bên chưa thực sự thấu hiểu nhau. Người lớn có góc nhìn riêng của người lớn và trẻ con cũng có cách nhìn nhận, đánh giá riêng của bản thân. Sự cô đơn trong gia đình đôi khi cũng bắt nguồn từ những kỳ vọng quá lớn của bản thân khiến chúng ta không biết dung hòa mọi thứ với nhau.
Để vượt qua chắc chắn không phải là một điều dễ dàng mà cần có rất nhiều thời gian. Bản thân chính chúng ta cần phải là người thay đổi trước. Thay vì chờ đợi sự thay đổi của những người trong gia đình, vì sao chúng ta không bắt đầu thay đổi. Cuộc sống và hạnh phúc của bản thân thì cần chính chúng ta phải chủ động nắm bắt và thay đổi.
Hạ kỳ vọng xuống và dùng chính sự chân thành của chúng ta để thay đổi những thành viên trong gia đình chính là điều mà bạn nên thử. Bởi gia đình vốn là thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng và kỳ lạ, đôi lúc chỉ là do những người trong cuộc chưa biết cách làm như thế nào để có thể thay đổi nó. Hãy cứ thẳng thắn trò chuyện, chia sẻ những suy nghĩ của bản thân với các thành viên trong gia đình để cả hai có thể cùng tìm tiếng nói chung. Cố gắng dành thời gian để cùng nhau ăn cơm, tìm điểm chung trong cuộc trò chuyện, quan tâm đến sở thích của đối phương… Hãy bắt đầu từ những điều nho nhỏ như thế để dần cải thiện tình cảm với các thành viên trong gia đình.
Đừng biến ngôi nhà thành nơi lạnh lẽo và đáng sợ!
Không thể phủ nhận rằng, sự phát triển của xã hội, internet đã khiến con người ngày càng trở nên có khoảng cách hơn , đặc biệt chính là những người trong cùng một gia đình. Thử tưởng tượng nếu mỗi ngày, cha mẹ, con cái ai cũng bận việc riêng ở ngoài, tối cũng cầm điện thoại, laptop để làm việc, để lướt mạng, để xem phim, mỗi người cũng ngồi một góc riêng, ăn cơm cũng cầm điện thoại thì chắc chắn đó không giống một gia đình mà chỉ giống như một nhà trọ mà ai cũng có thể dừng chân và đi bất cứ lúc nào.
Hãy luôn cố gắng tôn trọng suy nghĩ, sở thích, cá tính và mong muốn của các thành viên trong gia đình và luôn tìm cách ủng hộ các thành viên chạm tay vào ước mơ. Cho dù họ có những ước mơ xa vời và phi lý nhưng chỉ cần có được sự cổ vũ tư gia đình thì mọi khó khăn trước mắt đều không còn là đáng sợ. Cũng đừng bao giờ ngần ngại hạ kỳ vọng của cá nhân xuống sẽ giúp chúng ta cảm thấy nhẹ nhàng hơn. Chẳng hạn bạn không thể đòi hỏi chồng mình phải như “chồng người ta”, vừa giỏi kiếm tiền nhưng về nhà vẫn giúp vợ nấu cơm, chăm con, làm hết mọi việc nhà. Con người không phải ai cũng có thể hoàn hảo nên chúng ta cần học cách chấp nhận những khiếm khuyết của đối phương, điều này sẽ giúp bạn cảm thấy nhẹ nhàng hơn hẳn.
Và điều quan trọng nhất chính là dành thời gian ở bên gia đình nhiều hơn. Chỉ cần đơn giản là cùng ăn một bữa cơm, cùng đi chợ, cùng đi du lịch cũng đủ để gắn kết gia đình nhanh chóng. Hãy luôn nhắc nhớ rằng gia đình là nơi trở về chứ không phải là khởi nguồn của sự cô đơn.
Nguồn tham khảo: Tapchitamlyhoc.com
Đáng suy ngẫm
Vì sao luôn tồn tại những kẻ đố kỵ với những gì bạn có
Âm nhạc – tia sáng xua tan bóng tối trầm cảm
Tôi sống mục ruỗng trong cái bóng vô hồn mang tên trầm cảm
Cảm xúc và cảm giác – Kích ứng não bộ cần nhận biết rõ ràng
Từ sự cô đơn ở cuộc sống hiện đại, ta cách trầm cảm chưa đầy một bước chân (Phần 1)
Không ai đơn độc – Chỉ có thực tại mang ta trở lại, trả lại ta sức khỏe tinh thần (Phần cuối)
Video phản hồi AZBrain với bệnh "Tin hot":
Nguyễn Thị Hằng - Rối loạn tiền đình 10 năm đỡ hẳn sau khi dùng AZBrain
Huyết áp thấp nguy hiểm thế nào? AZBrain cải thiện huyết áp thấp ra sao?
Chị Uyên 48 tuổi - Tạm biệt hoa mắt, chóng mặt do thiếu máu não nhờ AZBrain
Bài viết gần đây
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh