Hà thủ ô là một vị thuốc quan trọng thường được dùng trong các bài thuốc chữa bệnh. Với dược tính cao, loại dược liệu này có khả năng phòng ngừa và chữa được rất nhiều bệnh lý nguy hiểm. Chính vì vậy những câu hỏi như “huyết áp cao có uống được hà thủ ô không?” hay “sử dụng hà thủ ô như thế nào để điều hòa huyết áp” luôn là câu hỏi được bạn đọc quan tâm.
Hà thủ ô – vị thuốc quý của dân tộc
Mặc dù là một loại dược liệu quý và được sử dụng trong nhiều bài thuốc cổ xưa của nền y học cổ truyền, nhưng loại cây này thường mọc dại nhiều ở các vùng núi phía bắc của nước ta hay vùng trung du. Loại thảo dược này được chia làm hai loại là hà thủ ô trắng và hà thủ ô đỏ. Cả hai loại này đều có dược tính chữa bệnh tương đương nhau nhưng loại màu đỏ thường được dùng nhiều hơn trong các bài thuốc.
Hà thủ ô là một vị thuốc vẫn có độc tính nên các bác sĩ đông y khuyên nên dùng khô và sắc thành nước uống thay vì dùng trực tiếp sẽ giúp giảm độc tố cũng như tăng cường dược tính. Ngoài ra, theo y học cổ truyền, hà thủ ô là vị thuốc có tính ẩm, vị đắng chát thường được dùng để cải thiện sức khỏe, chăm sóc tim mạch, giảm lượng cholesterol có hại trong máu, phục hồi thần kinh và cải thiện giấc ngủ.
Với nhiều công dụng trong phòng và chữa bệnh như vậy nên loại dược liệu này được sử dụng khá phổ biến và gần như bài thuốc nào cũng có sự góp mặt của dược liệu này.
Huyết áp cao có uống được hà thủ ô không?
Với rất nhiều dưỡng chất và dược tính mạnh có khả năng chữa được nhiều bệnh lý nghiêm trọng, nên câu hỏi “huyết áp cao có uống được hà thủ ô không?” luôn được người bệnh đưa ra. Họ hy vọng rằng loại dược liệu dễ kiếm, dễ sử dụng này có thể phần nào xử lý được hiện tượng tăng huyết áp đột ngột của mình.
Như đã trình bày ở trên, theo y học cổ truyền thảo dược hà thủ ô có khả năng giảm thiểu lượng cholesterol trong máu rất tốt. Vì vậy, các hoạt chất có trong hà thủ ô sẽ làm các mỡ thừa không còn tích tụ trong thành mạch, khiến quá trình vận chuyển máu diễn ra dễ dàng và nhanh chóng, từ đó có thể hạn chế được tình trạng tăng xông.
Hơn nữa, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong hà thủ ô có một lượng lớn hoạt chất tanin – đây là chất có khả năng điều hòa lượng liquid có trong máu, đưa chúng về mức độ ổn định. Nếu bạn chưa biết thì liquid là một trong những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng tăng huyết áp. Khi bạn đã giải quyết được vấn đề này thì tình trạng huyết áp bất ổn sẽ được cân bằng.
Ngoài ra các công dụng khác của hà thủ ô như cải thiện chất lượng giấc ngủ, tăng đề kháng hay giúp tim mạch hoạt động tốt hơn cũng giúp hạn chế tình trạng tăng huyết áp một cách đột ngột. Vì vậy, câu trả lời cho câu hỏi “huyết áp cao có uống được hà thủ ô không?” đó chính là có. Các hoạt chất có trong dược liệu này sẽ giúp ngăn ngừa và cải thiện tình trạng huyết áp không ổn định.
Sử dụng hà thủ ô hiệu quả hạ huyết áp
Chính những công dụng tuyệt vời mà hà thủ ô mang lại, nên người bị chứng cao huyết áp nên sử dụng hà thủ ô nhằm mục đích hỗ trợ điều trị và cải thiện tình trạng của mình. Để nâng cao hiệu quả điều trị thay vì sử dụng một mình hà thủ ô, các bác sĩ đông y sẽ kết hợp cùng các loại dược liệu khác để tăng hiệu quả điều trị.
Các vị thuốc thường được dùng với hà thủ ô như ngưu tất, kỷ tử, táo đỏ… Tùy theo từng bài thuốc, các loại dược liệu này sẽ được các bác sĩ kê theo định lượng khác nhau, nhưng dược liệu chính trong các công thức này đều là hà thủ ô hay nói cách khách hà thủ ô là chủ vị. Cách dùng của các dược liệu này cũng tương tự như các bài thuốc đông y khác là sắc lên lấy nước uống theo liệu trình điều trị.
Lưu ý khi sử dụng hà thủ ô chữa huyết áp cao
Với những thông tin chia sẻ trên, bạn đã tìm ra câu trả lời cho câu hỏi “huyết áp cao có uống được hà thủ ô không?”, cũng như cách sử dụng như thế nào cho hiệu quả. Tuy nhiên, khi dùng loại dược liệu này vẫn yêu cầu người bệnh cần tuân thủ theo những lưu ý quan trọng dưới đây:
- Hà thủ ô là một dược liệu tốt với khả năng chữa bệnh hiệu quả nhưng không vì thế mà lạm dụng trong quá trình sử dụng bởi có thể kích hoạt độc tố có trong dược liệu. Do đó, khi bạn không nên sử dụng dược liệu tươi mà nên mua dược liệu khô đã được bào chế ở các nhà thuốc đông y hoặc theo kê đơn của bác sĩ.
- Với những người đang điều trị bằng phương pháp tây y và sử dụng các loại thuốc hạ huyết áp khác, nên tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng tránh trường hợp quá mẫn với các dược tính của thuốc.
- Khi sử dụng hà thủ ô nếu gặp bất cứ vấn đề gì về thay đổi sức khỏe như dị ứng, huyết áp vẫn tăng nhanh, hay người mệt mỏi yếu sức, người bệnh nên dừng sử dụng và thăm khám bác sĩ.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây bạn đã hiểu thêm về hà thủ ô cũng như tìm được câu trả lời cho câu hỏi “huyết áp cao có uống được hà thủ ô không?.
Đáng suy ngẫm
Cảm xúc và cảm giác – Kích ứng não bộ cần nhận biết rõ ràng
Tại sao những người trầm cảm thường tìm đến cái chết?
Top 10 hội chứng rối loạn tâm thần kỳ lạ mà não bộ có thể mắc phải
Từ sự cô đơn ở cuộc sống hiện đại, ta cách trầm cảm chưa đầy một bước chân (Phần 1)
Không ai đơn độc – Chỉ có thực tại mang ta trở lại, trả lại ta sức khỏe tinh thần (Phần cuối)
Trầm cảm một trận ốm của tinh thần – con quỷ gặm nhấm linh hồn
Video phản hồi AZBrain với bệnh "Huyết áp cao":
Cụ Phụng 80 tuổi bị huyết áp thấp, rối loạn tiền đình dùng azbrain
Cô Phương, 52 tuổi khắc phục huyết áp thấp và hiện tượng hoa mắt chóng mặt thường xuyên với AZBrain
Rối loạn tiền đình nghe dược sĩ mách cách điều trị hiệu quả
Bài viết gần đây
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh