Xã hội hiện đại ngày nay phát triển mang đến những đổi mới trong cuộc sống nhưng cũng kéo theo những hệ lụy nguy hiểm tới giới trẻ mà đặc biệt là “mầm non xã hội” – trẻ em. Một trong những tình trạng nhức nhối hiện nay khiến nhiều bậc phụ huynh và nhà trường phải đau đầu đó là việc tìm ra cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý. Hãy cùng tìm đọc câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Trẻ mất tập trung giảm chú ý có biểu hiện như thế nào?
Nhiều phụ huynh vẫn chưa có cách nhìn đúng đắn về chứng bệnh này, và thường cho rằng đây chỉ là do con mình hiếu động, ham chơi mà thôi hoặc trẻ không chú ý là chuyện bình thường.
Rất nhiều trường hợp không được nhận diện và chữa trị sớm, trẻ sẽ rơi vào trạng thái rối loạn tâm lý và không kiểm soát được hành vi. Biểu hiện mà chúng ta hay gặp nhất ở trẻ chính là cáu giận, đập phá đồ đạc, hay thậm chí là tự làm hại bản thân mình. Vì vậy, việc xác định sớm các biểu hiện nổi bật của trẻ mất tập trung giảm chú ý là một điều rất quan trọng, bởi nó quyết định tới phương pháp hỗ trợ và điều trị chứng bệnh này.
Trẻ không có khả năng tập trung vào một việc quá lâu
Một trong những biểu hiện nổi bật và thường gặp ở phần lớn những trẻ mắc hội chứng trẻ mất tập trung giảm chú ý đó là trẻ không thể tập trung vào bất cứ việc gì trong thời gian lâu, đặc biệt với trẻ từ 3 tuổi trở lên. Khi được giao bất cứ nhiệm vụ gì dù đơn giản hay khó khăn, trẻ đều rơi vào tình trạng mất tập trung, khiến trẻ bực tức và không muốn tiếp tục làm việc nữa.
Ngoài ra, khi trẻ ngồi học, phụ huynh hoặc giáo viên có thể quan sát thấy trẻ chỉ có thể tập trung học trong thời gian rất ngắn, đôi khi chỉ trong vài chục phút. Sau đó, trẻ thường xuyên bị phân tán tư tưởng bởi những việc xung quanh. Trẻ có hành động tương tác khác với những thứ xung quanh mình mà không thể tập trung vào việc mà mình cần phải làm.
Trẻ thường bị xao nhãng, hay quên và không chú ý vào trọng tâm vấn đề
Với những trẻ mắc hội chứng thiếu tập trung giảm chú ý, việc ghi nhớ một vấn đề gì đó là một việc không hề đơn giản. Chúng sẽ bị xao nhãng bởi những thứ xung quanh và không thể nhớ được việc chính mà mình cần quan tâm. Điều này được thể hiện rất rõ khi phụ huynh yêu cầu trẻ làm gì đó, trẻ thường sẽ quên luôn và không hoàn thành được nhiệm vụ đặt ra.
Tương tự trong lúc học tập, trẻ sẽ khó ghi nhớ được lời cô dặn, quên đồ vật, sách vở ở nhà hay thậm chí không lắng nghe lời cô nói. Điều này rất dễ nhầm và cho rằng trẻ phản kháng và có thái độ không hợp tác.
Tâm lý, tính cách thất thường, luôn trong trạng thái mơ màng
Trẻ từ 3 tuổi sẽ bắt đầu hình thành tính cách và hành vi riêng cho mình và đây cũng là độ tuổi “bùng phát” chứng mất tập trung ở trẻ nhỏ. Trẻ rất dễ bị phân tán hoặc tự tạo sự phân tán cho mình, giảm thiểu sự tập trung trong mọi việc. Và khi trẻ không thể tập trung để giải quyết vấn đề của mình, trẻ sẽ trở lên cáu giận, đập phá, la hét hoặc làm hại bản thân mình để giải tỏa bức bối. Biểu hiện này thường thấy rõ ràng ở những trẻ mắc hội chứng tăng động giảm chú ý.
Đôi khi, trẻ sẽ ngồi thơ thẩn, mơ màng trong một góc phòng và không nói chuyện với ai và không xác định được bản thân đang muốn gì và làm gì. Tình trạng này nếu kéo dài, không có sự can thiệp rất dễ dẫn tới chứng bệnh tự kỷ ở trẻ khá phổ biến hiện nay.
Khó hòa nhập, kỹ năng vận động giảm sút
Với trẻ bị giảm chú ý, trẻ sẽ không hoặc khó hòa nhập vào môi trường xung quanh, mà cụ thể là học tập và vận động. Trẻ luôn bị tụt lại phía sau cho dù có cố gắng như thế nào, vì vậy hầu hết những trẻ này sẽ tự tách riêng mình ra một vùng mà chúng cho là “vùng an toàn” và tự chơi một mình. Lâu dài, trẻ sẽ tự thu mình và không còn mong muốn được giao tiếp với thế giới bên ngoài. Đây cũng là thời điểm trẻ rơi vào trạng thái tự kỷ.
Tại sao trẻ nhỏ thường rơi vào trạng thái giảm chú ý, mất tập trung
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới biểu hiện mất tập trung ở trẻ nhỏ bao gồm cả bệnh lý, sinh lý và môi trường xung quanh.
Não bộ của trẻ chưa được phát triển hoàn chỉnh
Bộ não của trẻ nhỏ còn rất sơ khai và sẽ được phát triển, hoàn thiện trong quá trình phát triển của trẻ. Vì vậy, trẻ thường kém tập trung, không chú ý hay ghi nhớ được nhiều điều như người lớn. Với nguyên nhân này, chúng ta có thể để thời gian cho trẻ phát triển, hay giúp trẻ hoàn thiện bản thân thông qua các trò chơi vận động kèm giáo dục để kích thích sự tập trung ở trẻ nhỏ.
Hội chứng tăng động giảm chú ý
Đây có lẽ là thuật ngữ không còn quá xa lạ với phụ huynh, bởi tỷ lệ trẻ nhỏ mắc chứng này ngày càng nhiều. Theo thống kê, cứ 100 trẻ, có 3-4 trẻ bị tăng động giảm chú ý với các biểu hiện khác nhau, từ nhẹ tới nặng. Phần lớn, các trẻ đều không có khả năng tập trung hoặc khả năng tập trung rất kém và hiếu động thái quá. Trẻ ham chơi, ham vận động nhưng cách vận động lại được thể hiện ở mức độ mạnh hay phá hoại, thậm chí là làm đau bản thân mình.
Trẻ rất dễ bị xao nhãng, giảm chú ý trong mọi việc. Vì vậy, phụ huynh cần chú ý quan sát, nếu thấy những biểu hiện khác thường ở con mình, cần gặp chuyên gia tư vấn để giải quyết vấn đề sớm.
Sử dụng quá nhiều các thiết bị điện tử
Trẻ nhỏ sử dụng các thiết bị thông minh như điện thoại, máy tính… đang trở thành “vấn nạn” trong cuộc sống hiện đại hiện nay. Cũng bởi tính tiện lợi và ưu việt, nên đa phần các phụ huynh đều cho con sử dụng điện thoại từ rất sớm, và trong thời gian dài. Theo khuyến cáo của các bác sĩ, trẻ nhỏ trên ba tuổi không nên dùng điện thoại hay các thiết bị điện tử không quá 30 phút đến 1 giờ liên tục. Lý do được đưa ra là các sóng điện từ sẽ ảnh hưởng tới quá trình phát triển và hình thành não bộ ở trẻ.
Ngoài ra, khi trẻ còn nhỏ chưa xác định và định vị được nên xem hay nghe thông tin gì, các video “độc hại” có thể sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ nhỏ. Điển hình, hiện nay có rất nhiều trẻ mắc hội chứng tăng động giảm chú ý, hay chậm nói do sử dụng điện thoại quá nhiều.
Do cách giáo dục của gia đình chưa hợp lý
Nhiều phụ huynh rơi vào tình trạng cho các bé sử dụng và tiếp cận với các thiết bị điện tử quá sớm. Ví dụ, cha mẹ cho trẻ vừa ăn cơm vừa xem ti vi hay điện thoại, hoặc sử dụng điện thoại như phương pháp tối ưu dỗ trẻ nhỏ, giúp chúng ngồi yên một chỗ.
Dùng một thời gian dài, bé sẽ rơi vào tình trạng phụ thuộc vào thiết bị và it giao tiếp với thế giới bên ngoài, đắm chìm trong thế giới của điện thoại với các chương trình vui nhộn. Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng mất tập trung ở trẻ nhỏ sau này.
Chế độ dinh dưỡng và chăm sóc không đúng cách
Trẻ nhỏ được ví như “một tờ giấy trắng”, cách chúng thể hiện, trưởng thành như thế nào phụ thuộc hoàn toàn vào môi trường xung quanh và cha mẹ chăm sóc. Với trẻ nhỏ, chúng cần nhiều dưỡng chất để hoàn thiện quá trình phát triển trong cơ thể, vì vậy nếu chúng không được cung cấp đủ lượng sắt, vitamin, khoáng chất và đạm… trong các bữa ăn của mình sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của chúng.
Hơn nữa, thói quen sinh hoạt ngủ muộn, dậy muộn hoặc ngủ không đủ giấc ở trẻ nhỏ cũng là một điều vô cùng nguy hiểm. Trẻ cần thời gian ngủ đúng và đủ để não bộ nói riêng và các tế bào nói chung phát triển theo đúng nhịp độ của chúng.
Cách dạy trẻ mất tập trung, giảm chú ý
Dạy trẻ nhỏ đã là việc khó, dạy trẻ trong trạng thái mất tập trung, giảm chú ý còn khó hơn rất nhiều lần. Hầu hết với những trẻ mắc chứng này, đều cần sự can thiệp và hợp tác trong phương pháp dạy giữa phụ huynh và giáo viên, vì vậy ở những trẻ nặng, phụ huynh nên cân nhắc cho trẻ tham gia những lớp học đặc biệt thay vì học ở các lớp học như các bạn nhỏ khác.
Thấu hiểu, sẻ chia và dành nhiều thời gian cho trẻ
Chứng mất tập trung, giảm chú ý ở trẻ cũng được coi là một vấn đề về tâm lý, mà cha mẹ cần đồng hành cùng con để vượt qua. Cha mẹ cần hiểu rõ về tình trạng của con, tham khảo ý kiến của các chuyên gia để có hướng điều trị thích hợp cho con mình.
Cha mẹ nên dành thời gian chăm sóc, nói chuyện với trẻ cũng như bình tĩnh mỗi khi trẻ không tập trung, cáu gắt hay đập phá. Dành nhiều thời gian để chơi cùng con, thay vì cho chúng sử dụng điện thoại vừa giúp gắn kết tình cảm gia đình, vừa giúp trẻ thoải mái trong hoạt động, dần sẽ cải thiện được tình trạng của mình. Mặc dù, hội chứng này thường khó điều trị, nhưng khi có cha mẹ đồng hành, trẻ sẽ nhanh hồi phục hơn.
Thay đổi phương pháp giáo dục và chăm sóc con trẻ
Phương pháp giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc tập trung ở trẻ, nhất là những trẻ độ tuổi mầm non và lớp một. Giai đoạn này, trẻ vẫn còn mải chơi, chưa quen với việc phải ngồi im một chỗ để học tập hay làm việc gì đó, nên cha mẹ cũng như giáo viên cần uốn nắn trẻ từ từ, thay vì quát nạt, dọa dẫm khiến tình trạng càng nghiêm trọng hơn.
Người lớn có thể áp dụng các phương pháp vừa học vừa chơi, hoặc những phần thưởng nhỏ khi giải được bài… sẽ kích thích tinh thần học tập và tập trung của trẻ để cố gắng giải quyết vấn đề. Bên cạnh đó, cha mẹ có thể tham gia vào quá trình học của con, dẫn dắt và hướng dẫn con tập trung trong việc học của mình. Thời gian đầu có thể gặp nhiều khó khăn, nhưng khi trẻ đã bắt đầu nhận thức được vấn đề, khả năng tập trung của trẻ sẽ cải thiện từng ngày.
Hạn chế tác động của các thiết bị điện tử trong cuộc sống hằng ngày
Hạn chế hoặc không cho sử dụng các thiết bị điện tử khi trẻ còn nhỏ là điều vô cùng quan trọng trong việc giảm thiểu tác động gây hại của chúng tới sự tập trung của trẻ nhỏ. Cha mẹ nên cho con học tập trong không gian riêng, không tiếng ồn và thiết bị điện tử, giúp nâng cao khả năng tập trung và hạn chế tác động từ bên ngoài.
Cải thiện sự tập trung qua các trò chơi
Thay vì bắt trẻ học quá nhiều, phụ huynh có thể cho con tham gia các trò chơi mang tính trí óc và rèn luyện khả năng tập trung lâu dài như ghép hình, ghép chữ, nối hình, nối chữ… Các trò chơi vận động kém tập trung như trong thời gian ngắn nhất xem ai có thể dọn hết sách vở, quần áo… giúp trẻ hứng thú trong việc làm mà tập trung hoàn toàn vào thời gian.
Những trò chơi tưởng chừng như đơn giản, nhưng lại mang lại hiệu quả vô cùng tốt cho các em bé về việc rèn luyện tính tập trung cao độ để hoàn thành trò chơi.
Cách dạy trẻ mất tập trung, giảm chú ý chưa bao giờ là điều dễ dàng với ba mẹ, nhất là những bé bắt đầu những ngày tháng đầu đời trên ghế nhà trường. Ba mẹ cần dành nhiều thời gian để yêu thương, thấu hiểu và sẻ chia với con, hiểu con và có cách uốn nắn con phù hợp. Với những trường hợp nặng, cha mẹ nên kết hợp với nhà trường cho bé học những lớp đặc biệt phù hợp với con, để tình trạng của con sớm được cải thiện.
Đáng suy ngẫm
Top 10 hội chứng rối loạn tâm thần kỳ lạ mà não bộ có thể mắc phải
Từ sự cô đơn ở cuộc sống hiện đại, ta cách trầm cảm chưa đầy một bước chân (Phần 1)
Không ai đơn độc – Chỉ có thực tại mang ta trở lại, trả lại ta sức khỏe tinh thần (Phần cuối)
Cảm xúc và cảm giác – Kích ứng não bộ cần nhận biết rõ ràng
Trầm cảm một trận ốm của tinh thần – con quỷ gặm nhấm linh hồn
Âm nhạc – tia sáng xua tan bóng tối trầm cảm
Bài viết gần đây
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh