Đột quỵ và tai biến mạch máu não là hai căn bệnh được rất nhiều người quan tâm vì chúng vô cùng nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong rất cao. Tuy nhiên vẫn có rất nhiều người băn khoăn không biết đột quỵ và tai biến có khác nhau không? Hãy cùng AZ Brain tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!
Đột quỵ có phải là tai biến không?
Trên thực tế, nhiều người bệnh vẫn thường nhầm rằng tai biến và đột quỵ là hai bệnh riêng biệt. Tuy nhiên đây chỉ là hai tên gọi khác nhau của một căn bệnh cấp tính, vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng con người.
Đột quỵ (tai biến mạch máu não) là tình trạng não bộ bị thiếu máu đột ngột, tại một phần hoặc toàn bộ não. Khi dòng máu lên não bị rối loạn sẽ khiến những vùng cơ thể do phần não bị tổn thương điều khiển sẽ bị tê liệt, yếu hoặc rơi vào hôn mê. Hậu quả nặng nhất của tai biến mạch máu não là tử vong do máu tràn vào não.
Hiện nay bệnh tai biến mạch máu não là nguyên nhân thứ hai gây suy giảm trí tuệ (sau bệnh Alzheimer) và là cũng là nguyên nhân tử vong thứ hai (chiếm đến 20%).
Đột quỵ có thể khiến một người đang khỏe mạnh có thể tê liệt, hôn mê và khả năng mắc di chứng, tàn phế suốt đời thậm chí tử vong.
Phân loại tai biến mạch máu não
Tai biến mạch máu não hay đột quỵ não thường được phân làm 2 dạng chính là: nhồi máu não và xuất huyết não.
Nhồi máu não (Thiếu máu não địa phương)
Nhồi máu não là tình trạng thiếu máu địa phương và hoại tử mạch máu não do tắc nghẽn toàn bộ sự lưu thông của bởi cục máu đông hay sự xâm chiếm bởi các mảng xơ vữa động mạch. Dạng tai biến này rất thông dụng, chiếm 80% các ca bị đột quỵ.
Xuất huyết não (Chảy máu não)
Dạng đột quỵ này chỉ chiếm 20% các trường hợp đột quỵ nhưng lại vô cùng nguy kịch, là nguyên nhân gây tử vong chủ yếu trong các trường hợp đột quỵ.
Xuất huyết não lại có 2 dạng là:
- Xuất huyết nội sọ: Đây là hiện tượng chảy máu trong não khi một động mạch của não bị vỡ hoặc rách, khiến máu tràn ra vào các mô xung quanh gây tổn hại hoặc làm chết các tế bào não.
- Xuất huyết dưới nhện: Đây là tình trạng máu ra bên ngoài mô não nhưng vẫn nằm trong hộp sọ.
Các dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ không thể bỏ qua
Các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ rất đa dạng tùy thuộc vào vùng não bị tổn thương. Dấu hiệu thường gặp nhất của đột quỵ là liệt mặt, cánh tay hoặc chân đột ngột xẹp xuống, thường chỉ ở một bên (liệt nửa người). Ngoài ra các dấu hiệu khác cảnh báo nguy cơ bị đột quỵ như:
- Đau đầu khủng khiếp và bất thường, đôi khi kèm theo nôn ói
- Rối loạn ngôn ngữ hoặc mất ngôn ngữ dẫn đến khó biểu đạt suy nghĩ bản thân một cách rõ ràng
- Gặp các vấn đề về thị lực như nhìn kém, hình ảnh mờ hoặc mất khả năng nhìn ở một hoặc cả hai mắt trong một vài giây hoặc kéo dài.
- Mất khả năng thăng bằng
- Chóng mặt và hoa mắt, mệt mỏi, uể oải, buồn ngủ, ngủ li bì
Ngoài các dấu hiệu đột quỵ kể trên bạn cũng có thể thử các bài kiểm tra đột quỵ để nhận biết nguy cơ đột quỵ sớm và phòng tránh hiệu quả hơn.
Trong trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ bị tai biến mạch máu não, người bệnh hoặc người ở gần cần gấp gọi ngay cấp cứu để tận dụng thời gian vàng sơ cứu bệnh nhân thoát khỏi cơn nguy kịch.
Những cách đơn giản giúp ngăn ngừa đột quỵ
Ăn uống lành mạnh
Thói quen ăn uống lành mạnh mang đến cho bạn thân hình đẹp, khỏe mạnh và bảo vệ bạn khỏi các cơn đột quỵ. Chế độ ăn uống giàu chất xơ và đồ tươi sống, giảm muối, chất béo…được các chuyên gia đánh giá có thể giúp ngăn ngừa đột quỵ. Bạn có thể tham khảo chi tiết tại bài viết: Người bị đột quỵ nên ăn gì để xây dựng chế độ ăn uống phù hợp cho mình và người thân.
Đọc thêm: Tìm hiểu Ăn gì để giảm nguy cơ đột quỵ
Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời như giúp xả stress, căng thẳng, cải thiện giấc ngủ, giảm lượng cholesterol xấu,…Ngoài ra tập thể dục còn giúp làm tăng tuần hoàn máu làm giảm các yếu tố nguy cơ như béo phì, huyết áp cao, xơ vữa động mạch… Từ đó, việc luyện tập thể dục thường xuyên giúp làm giảm nguy cơ đột quỵ và giúp bạn cảm thấy khỏe và đẹp hơn.
Giữ ấm cơ thể
Để ngăn ngừa tai biến đột quỵ, bạn cần chú ý bảo vệ cơ thể ấm áp vào mùa đông, kể cả khi ngủ hay đi ra ngoài, không để cơ thể rét đột ngột. Bên cạnh đó, cũng nên uống nhiều nước nóng, không tắm trễ hay tắm nước lạnh vào những ngày này.
Duy trì kiểm soát huyết áp
Huyết áp cao có thể làm hỏng động mạch, nếu huyết áp cao kéo dài có thể gây tổn thương tim, làm hỏng thành mạch máu từ đó làm hình thành cục máu đông trong não dẫn đến đột quỵ. Do đó, bạn cần kiểm tra chỉ số huyết áp thường xuyên; duy trì cân nặng hợp lý; tập thể dục thường xuyên; có chế độ ăn lành mạnh, giảm muối, hạn chế uống rượu bia và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ…
Tránh rượu bia, thuốc lá
Sử dụng thường xuyên các chất kích thích là một trong những nguyên nhân nặng nề gây ra đột quỵ. Một nghiên cứu từ Đại học London và Đại học Hong Kong cho thấy rằng, mỗi ngày một điếu thuốc sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ lên đến 48%. Do đó, bạn cần loại bỏ rượu, bia, thuốc lá ngay lập tức để phòng ngừa căn bệnh đột quỵ vô cùng nguy hiểm này.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi để giải đáp đột quỵ và tai biến có khác nhau không. Mong rằng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích giúp bạn phòng ngừa và điều trị tai biến hiệu quả.
Đáng suy ngẫm
Tại sao những người trầm cảm thường tìm đến cái chết?
Cảm xúc và cảm giác – Kích ứng não bộ cần nhận biết rõ ràng
Top 10 hội chứng rối loạn tâm thần kỳ lạ mà não bộ có thể mắc phải
Vì sao luôn tồn tại những kẻ đố kỵ với những gì bạn có
Từ sự cô đơn ở cuộc sống hiện đại, ta cách trầm cảm chưa đầy một bước chân (Phần 1)
Tôi sống mục ruỗng trong cái bóng vô hồn mang tên trầm cảm
Video phản hồi AZBrain với bệnh "Đột Quỵ":
[Review] Chứng rối loạn tiền đình mãn tính đã thuyên giảm hẳn sau khi chăm chỉ dùng thứ này
Chị Ngô Thanh Vân - Cải thiện chứng rối loạn tiền đình 3 năm với thực phẩm AZBrain
Rối loạn tiền đình nghe dược sĩ mách cách điều trị hiệu quả
Bài viết gần đây
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh