Ăn gì để phòng chống và giảm nguy cơ đột quỵ? Khắc cốt 4 nhóm thực phẩm sau

Ngày đăng: 15/08/2023  Bởi: Đức Lê Lượt xem

Ăn gì để phòng chống và giảm nguy cơ mắc đột quỵ là một trong những vấn đề được giới chuyên gia đặc biệt quan tâm nghiên cứu. Họ chỉ ra rằng những thực phẩm dưới đây đâu là nhóm mà bạn nên ăn, đâu là nhóm nên kiêng kỵ tuyệt đối. Nếu bạn muốn có cuộc sống khỏe mạnh đến cuối đời thì đừng bỏ qua những thông tin cần thiết dưới đây.

Nhu cầu dinh dưỡng cho người bị đột quỵ 

Theo khuyến cáo của WHO thì người bị bệnh đột quỵ cần được cung cấp một cách cân bằng và đầy đủ carbohydrate, chất béo và protein. Vì vậy, khi xây dựng thực đơn ăn uống cho người bị đột quỵ cần lưu ý các nhu cầu dinh dưỡng như sau:

Nhu cầu về năng lượng

Để cải thiện sức khoẻ sau đột quỵ thì cần cung cấp đủ năng lượng để duy trì trọng lượng cơ thể. Nên bổ sung 30-35 kcal/kg cân nặng mỗi ngày và đo lường lượng chất béo, protein và chất xơ,…để tránh tăng/giảm cân đột ngột và ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá và hệ tuần hoàn. 

Nhu cầu chất đạm

Thành phần quan trọng nhất cho việc phục hồi sức khoẻ sau đột quỵ đó là chất đạm. Việc cung cấp đủ đạm sẽ giúp người bệnh giảm được các tình trạng teo cơ, suy giảm miễn dịch hay viêm nhiễm. 

Chất đạm có vai trò quan trọng trong việc phục hồi sức khoẻ cho người bị đột quỵ
Chất đạm có vai trò quan trọng trong việc phục hồi sức khoẻ cho người bị đột quỵ

Nên duy trì lượng đạm 0,8g/kg cân nặng mỗi ngày và với những trường hợp người bệnh có các bệnh lý về thận, suy gan hay tiểu đường thì nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng để điều chỉnh lượng đạm phù hợp. Người bệnh nên lựa chọn các nguồn cung cấp chất đạm chứa ít cholesterol, ít chất béo bão hoà như: các loại đậu, cá biển, sữa gầy,…

Nhu cầu vitamin và khoáng chất

Vitamin và khoáng chất giúp kích thích trao đổi chất trong cơ thể, giúp cung cấp đủ chất xơ, tốt cho hệ tiêu hoá. Ngoài ra, vitamin còn giúp hạ huyết áp và cholesterol trong máu, chống xơ vữa động mạch còn các khoáng chất giúp giảm được nguy cơ bệnh tim và đột quỵ. Chính vì vậy, không nên bỏ qua các loại thực phẩm bổ sung những dưỡng chất này như: rau xanh, trái cây,…

Người bị đột quỵ nên ăn gì?

Dựa theo những nhu cầu dinh dưỡng dành cho người bị đột quỵ, dưới đây sẽ là những thực phẩm giải đáp cho thắc mắc ‘‘Người bị đột quỵ nên ăn gì?’’.

Các loại cá

Cá là loại thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng quan trọng như phopho, axit béo không bão hòa, cholesterol tốt,… có lợi cho sức khoẻ người cao tuổi.

Đặc biệt, các loại cá như: cá thu, cá trích, cá hồi, cá mòi,… chứa nhiều omega-3, giúp tim mạch khoẻ mạnh hơn và hạn chế được các mảng xơ vữa hình thành, phát triển trong lòng mạch. Bên cạnh đó, nguồn protein dồi dào trong cá còn giúp người bệnh đột quỵ hồi phục nhanh chóng hơn. 

Rau củ, các loại đậu

Chất xơ là nhóm chất mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ, từ việc hỗ trợ chống táo bón đến việc giảm lượng đường trong máu, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch và đột quỵ. Chính vì vậy, sau khi bị đột quỵ, người bệnh nên bổ sung các loại rau xanh đậm như: rau bina, cải xoăn, bông cải xanh,… 

Các loại rau này không chỉ giàu chất xơ mà còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hoá và nitrat – giúp làm giãn mạch máu, giảm huyết áp, xơ vữa động mạch và hỗ trợ tăng cường chức năng tế bào. 

Rau xanh chưa nhiều chất xơ và vitamin, khoáng chất có lợi cho sức khoẻ
Rau xanh chưa nhiều chất xơ và vitamin, khoáng chất có lợi cho sức khoẻ

Bên cạnh các loại rau thì một số loại đậu như: đậu hà lan, đậu đen, đậu xanh,…cũng chứa nhiều chất xơ, protein và nhiều nhóm chất dinh dưỡng khác, có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon giúp người bệnh đột quỵ mau hồi phục.  

Ăn sữa gì để phòng chống đột quỵ?

Sau đột quỵ, sức khoẻ người bệnh rất yếu, do đó cần bổ sung các dưỡng chất từ sữa. Một số loại sữa phù hợp có thể dành cho người bệnh bao gồm:

  • Sữa ít béo: giúp tăng cường canxi và không gây béo phì, có thể hỗ trợ hạ huyết áp, giảm các cholesterol xấu, phòng ngừa tai biến. 
  • Sữa bò hữu cơ: chứa nhiều kali nên có thể phòng ngừa huyết áp cao, đồng thời hàm lượng omega -3 dồi dào trong sữa bò có thể giúp cải thiện sức khoẻ tim mạch.
  • Sữa gạo: chứa nhiều carbohydrate giúp giảm lượng cholesterol xấu trong máu. 
  • Sữa đậu nành không đường: chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất giúp cung cấp năng lượng và tăng cường khả năng hoạt động cho người bệnh sau đột quỵ
  • Sữa chua: giúp hỗ trợ giảm cân, cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng tốt cho hệ tiêu hoá và tim mạch. 

Trái cây

Chứa nhiều vitamin và các chất chống oxy hoá giúp phòng tránh, cải thiện xơ vữa động mạch và thúc đẩy chuyển hoá cholesterol, giúp người bệnh đột quỵ nhanh chóng hồi phục.

Nên tăng cường các loại trái cây như: táo, họ nhà cam, kiwi và đặc biệt là bơ – loại quả chứa axit oleic, giúp chất xám xử lý thông tin tốt hơn, đặc biệt phù hợp với người bệnh điều trị phục hồi chức năng sau đột quỵ.

Những thực phẩm cần hạn chế để phòng chống đột quỵ

Để phòng tránh tái phát đột quỵ và cải thiện sức khoẻ nhanh hơn, người bệnh cần chú ý hạn chế một số loại thực phẩm như: 

Thực phẩm chứa nhiều muối

Thói quen ăn mặn là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ. Chính vì vậy, người bệnh sau đột quỵ không nên ăn quá nhiều muối và các thực phẩm chứa nhiều muối như cá khô, dưa muối, thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn,..

.Mỗi ngày, người bệnh chỉ nên ăn 4-5 gram muối, có thể sử dụng các loại thảo mộc thay cho muối như: mùi tây, hương thảo, húng quế,…

Thói quen ăn mặn là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đột quỵ
Thói quen ăn mặn là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đột quỵ

Thịt đỏ

Theo các nghiên cứu thì tiêu thụ thịt đỏ mỗi ngày có nguy cơ đột quỵ cao hơn 42% bởi trong các loại thịt như: thịt bò, thịt cừu, thịt heo,… chứa nhiều chất béo bão hoà – nguyên nhân là tăng nguy cơ tích tụ các mảng xơ vữa gây tắc nghẽn động mạch, gây ra đột quỵ và các bệnh tim mạch. Do đó, người bệnh đột quỵ không nên ăn thịt đỏ mà có thể thay bằng thịt trắng và các loại cá để bổ sung đạm. 

Thực phẩm chứa nhiều đường

Việc nạp quá nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ béo phì, tối loạn lipid máu, tiểu đường tuýp 2 và đẩy huyết áp tăng cao, dẫn đến tái phát đột quỵ. Do đó cần hạn chế các thực phẩm chứa nhiều đường như: nước ngọt có gas, bánh ngọt, kẹo, mứt,…

Thực phẩm chứa nhiều chất béo

Việc hạn chế các thực phẩm chứa nhiều chất béo có thể giúp kiểm soát cholesterol và phòng tránh đột quỵ. Bạn có thể loại bỏ mỡ thừa từ các loại thịt, chọn các sản phẩm sữa không đường, sữa ít béo, hạn chế các món chiên xào,…

Đồ uống có cồn

Mỗi ngày không nên nạp quá 20-30ml đồ uống có nồng độ cồn dưới 12%, thay vào đó có thể sử dụng rượu vang bởi trong đó có chứa resveratrol – chất chống oxy hoá giúp bảo vệ tim mạch và gan, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và các loại ung thư (máu, da, ruột).

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp cho bạn có thêm các kiến thức về xây dựng chế độ dinh dưỡng dành cho người bị đột quỵ. Ngoài chú ý về việc người bị đột quỵ ăn gì và kiêng gì thì bạn cũng cần quan tâm đến các biện pháp chăm sóc đặc biệt khác như chăm sóc tâm lý, vận động,…. để người bệnh nhanh hồi phục hơn. 

Đánh giá bài viết

Đáng suy ngẫm

mua 6 tặng 1 sản phẩm azbrain

banner quảng cáo viên uống zlove

Video phản hồi AZBrain với bệnh "Đột Quỵ":

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Điểm bán gần bạn