Tại Việt Nam, mỗi năm có đến hơn 200.000 trường hợp bị đột quỵ và căn bệnh này có xu hướng ngày càng trẻ hoá. Do đó, đây là mối bận tâm của cả cộng đồng và nó kéo theo hàng loạt thắc mắc như: đột quỵ có chữa được không, xử lý như thế nào khi bị đột quỵ?
Tổng quan về đột quỵ
Đột quỵ xảy ra khi nguồn máu lên não bị tắc nghẽn, gián đoạn hoặc giảm xuống khiến não bị thiếu oxy và chất dinh dưỡng. Lúc này, các tế bào não sẽ chết dần trong vài phút nên nếu không phát hiện và cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Hiện nay, đột quỵ thường được chia thành 3 loại, gồm: đột quỵ do thiếu máu cục bộ (phổ biến nhất, chiếm 85% số ca), đột quỵ do xuất huyết và những cơn thiếu máu thoáng qua.
Đột quỵ có chữa được không?
Thời gian để người bệnh đột quỵ hồi phục tuỳ vào mức độ mà kéo dài từ vài ngày đến vài tháng. Với những trường hợp được chăm sóc và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp thì có thể hồi phục một phần hoặc hoàn toàn còn những trường hợp bị xuất huyết não với kích thước lớn hoặc bị xuất huyết ở những vị trí quan trọng thì có thể bị nhiều di chứng nặng nề hoặc tử vong trong tuần đầu tiên.
Đột quỵ có chữa được hay không sẽ phụ thuộc vào việc thời điểm phát hiện và kịp thời sơ cứu xử lý đột quỵ. Nếu người bệnh được cấp cứu càng sớm thì khả năng chữa trị, hồi phục càng cao và ngược lại.
Theo thống kê thì khi bị đột quỵ, sẽ có từ 10-20% trường hợp tử vong, 25% trường hợp liệt giường hoặc luôn cần sự chăm sóc và hỗ trợ từ người khác. Chỉ có 20% khoẻ mạnh và có thể làm việc trở lại sau khi bị đột quỵ, còn lại sau khi hồi phục thì sức khoẻ vẫn yếu hoặc liệt một phần cơ thể.
Cách xử lý khi gặp người bị đột quỵ
Bên cạnh các phương pháp điều trị thì sơ cứu bước đầu cũng là điều rất quan trọng, có thể giúp tăng cơ hội sống và giảm được nguy cơ biến chứng nghiêm trọng cho người bệnh. Khi bắt gặp người có dấu hiệu đột quỵ thì cần xử lý như sau:
- Liên hệ cấp cứu hoặc gọi đến bệnh viện gần nhất.
- Mở cổ áo người bệnh để kiểm tra hô hấp, sau đó cho người bệnh nằm nghiêng.
- Dùng khăn sạch quấn vào ngón trỏ rồi móc hết đờm, dãi trong miệng để người bệnh dễ thở. Trong trường hợp người bệnh bị co giật thì cần lấy đũa hoặc que sạch ngáng ngang miệng để tránh cắn vào lưỡi.
- Ghi lại thời điểm có triệu chứng và các loại thuốc người bệnh sử dụng (nếu có) để thông báo cho bác sĩ, giúp cho quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt hơn.
Cách điều trị đột quỵ
Như đã trình bày, đột quỵ có thể chữa được nếu được phát hiện, xử lý kịp thời và tuỳ tình trạng đột quỵ sẽ áp dụng phương pháp điều trị khác nhau. Một số phương pháp điều trị đột quỵ phổ biến bao gồm:
- Sử dụng thuốc
Với những trường hợp đột quỵ do thiếu máu lên não cục bộ thì người bệnh có thể được chỉ định điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch để giảm tàn tật, tăng khả năng phục hồi. Để đạt hiệu quả thì phương pháp này này nên áp dụng trong 4,5 giờ sau khi đột quỵ. Với những người bệnh dưới 18 tuổi, nếu không chắc chắn về thời gian khởi phát đột quỵ hoặc thời gian phát hiện quá 4,5 tiếng sẽ không được điều trị bằng phương pháp này.
Cần lưu ý không nên tự ý tiêm thuốc cho người bệnh bởi nếu như sử dụng không đúng cách có thể dẫn đến xuất huyết não.
- Can thiệp nội mạch
Lấy huyết khối trực tiếp: bằng cách sử dụng stent kéo huyết khối và ống thông hút để lấy huyết khối ra ngoài, giúp thông mạch máu não. Phương pháp này nên thực hiện trong vòng 6 giờ kể từ khi khởi phát.
Tiêu sợi huyết tại chỗ: trong trường hợp huyết khối nhỏ, bác sĩ có thể tiêm thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch ngay tại chỗ để làm tan huyết khối.
Đặt Stent động mạch não: phương pháp này áp dụng với trường hợp máu máu não bị hẹp và xơ vữa nhiều. Đặt Stent sẽ giúp mạch máu lưu thông và có thể hạn chế hình thành huyết khối tại vị trí này.
- Phẫu thuật
Với những trường hợp đột quỵ xuất huyết nặng thì thường được chỉ định phẫu thuật để lấy đi các khối máu tụ để giải áp các mô não bị tổn thương, đồng thời giải quyết các nguyên nhân gây mỡ mạch máu bằng các giải pháp như: kẹp phần động mạch đang chảy máu để cầm máu tức thời, cắt dị dạng động tĩnh mạch hoặc bóc tách mảng xơ vữa trên động mạch cảnh (phương pháp thường áp dụng với những trường hợp có dấu hiệu thiếu máu thoáng qua)
- Thuyên tắc nội mạch
Thuyên tắc nội mạch là phương pháp điều trị đột quỵ ít xâm lấn và mang hiệu quả cao, được thực hiện bằng cách dùng các vòng xoắn kim loại để bít túi phình vỡ – nguyên nhân xuất huyết não, từ đó có thể ngăn được máu chảy ra ngoài não.
Sau điều trị thì cần thực hiện chăm sóc và phục hồi chức năng sau đột quỵ cho người bệnh. Những tổn thương não bộ sau khi đột quỵ sẽ không thể khắc phục bằng bất kỳ loại thuốc nào. Thay vào đó, cần cho người bệnh luyện tập các bài tập như:
- Vận động thể chất: phục hồi tầm vận động, điều trị vận động cưỡng bức,…
- Vận động thể chất có thiết bị hỗ trợ như: robot, kích thích điện,…
- Nhận thức và cảm xúc: các liệu pháp điều trị rối loạn nhận thức, rối loạn ngôn ngữ
- Phương pháp thử nghiệm: liệu pháp sinh học, kích thích não không xâm lấn,…
- Xoa bóp, bấm huyết, massage,…
Tóm lại, đột quỵ có chữa được hay không còn tuỳ thuộc vào một số yếu tố. Nhiều trường hợp người bệnh sau đột quỵ có thể hồi phục hoàn toàn nên để nâng cao hiệu quả điều trị đột quỵ cho người bệnh thì cần nắm được các cách sơ cứu bước đầu và chăm sóc về sau.
Đáng suy ngẫm
Tôi sống mục ruỗng trong cái bóng vô hồn mang tên trầm cảm
Âm nhạc – tia sáng xua tan bóng tối trầm cảm
Không ai đơn độc – Chỉ có thực tại mang ta trở lại, trả lại ta sức khỏe tinh thần (Phần cuối)
Bạn cô đơn, lạc lõng trong chính ngôi nhà của mình?
Vì sao luôn tồn tại những kẻ đố kỵ với những gì bạn có
Top 10 hội chứng rối loạn tâm thần kỳ lạ mà não bộ có thể mắc phải
Video phản hồi AZBrain với bệnh "Đột Quỵ":
Chị Uyên 48 tuổi - Tạm biệt hoa mắt, chóng mặt do thiếu máu não nhờ AZBrain
Cô Phương, 52 tuổi khắc phục huyết áp thấp và hiện tượng hoa mắt chóng mặt thường xuyên với AZBrain
Chị Ngô Thanh Vân - Cải thiện chứng rối loạn tiền đình 3 năm với thực phẩm AZBrain
Bài viết gần đây
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh