Sa sút trí tuệ là bệnh lý phổ biến ở người già khiến cuộc sống không chỉ của họ mà cả người thân gặp nhiều khó khăn, biến các cụ trở thành gánh nặng cho xã hội. Theo các nghiên cứu thì tỷ lệ bệnh sa sút trí tuệ ở người cao tuổi trong nước đang có xu hướng gia tăng. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh cũng như có biện pháp phòng tránh sẽ giúp gia đình giảm những hệ lụy do bệnh gây ra.
Sa sút trí tuệ là gì?
Sa sút trí tuệ được hiểu là sự suy giảm chức năng trí tuệ và nhận thức, giảm khả năng thực hiện các hoạt động sống hằng ngày. Nói một cách dễ hiểu thì hội chứng này bao gồm các triệu chứng liên quan đến suy giảm trí nhớ, nhận thức và kỹ năng xã hội ở mức nghiêm trọng. Bệnh Alzheimer cũng là dạng sa sút trí tuệ phổ biến và chiếm 60 -70% các trường hợp. Chứng bệnh này có thể gặp ở nhiều lứa tuổi, tuy nhiên, sa sút trí tuệ ở người cao tuổi là thường gặp nhất.
Người ta ước tính trên thế giới có khoảng 10% người trên 60 tuổi có dấu hiệu bị sa sút trí tuệ, trung bình cứ 3 giây lại phát hiện ra một người bệnh. Quá trình già hóa dân số dẫn đến sự chuyển dịch và gánh nặng bệnh tật. Bắt đầu từ năm 2011, Việt Nam của chúng ta cũng bắt đầu bước vào giai đoạn dân số già, và có 11% người trên 60 tuổi mắc bệnh, đất nước ta là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất.
Ngoài ra các bệnh lý béo phì và tăng huyết áp ở tuổi trung niên, huyết áp thấp ở người cao tuổi, nhồi máu não, thói quen ăn uống sinh hoạt và sử dụng chất kích kích cũng làm tăng nguy cơ mắc hội chứng sa sút trí tuệ cho người cao tuổi.
Các giai đoạn của sa sút trí tuệ ở người cao tuổi và triệu chứng điển hình
Các giai đoạn của sa sút trí tuệ sẽ có những biểu hiện khác nhau. Trong đó, giai đoạn đầu là nhẹ nhất với những biểu hiện rất dễ bị bỏ qua. Bạn nên ghi nhớ kỹ các triệu chứng gặp ở giai đoạn bắt đầu để nhận biết sớm và có cách điều trị kịp thời.
Triệu chứng sa sút trí tuệ ở giai đoạn bắt đầu:
- Khó khăn khi nhớ ngắn hạn, họ luôn cần căng não để nhớ lại các thời điểm gần nhất mình đã hoặc chuẩn bị làm công việc gì.
- Khó tập trung: Không có khả năng theo dõi câu chuyện nào đó từ đầu đến cuối.
- Nhớ nhầm không gian và địa điểm.
- Một số người bệnh sa sút trí tuệ gặp vấn đề về từ ngữ, họ không biết phải dùng từ ngữ nào cho các bối cảnh cụ thể hay những thứ xung quanh mình.
- Hoặc khó khăn trong các công việc hằng ngày đơn giản như nấu ăn hay mặc quần áo,…
Triệu chứng sa sút trí tuệ ở giai đoạn giữa:
- Thường xuyên bị lạc, thậm chí có thể lạc ngay trong căn nhà của mình.
- Cần sự giúp đỡ của người khác trong sinh hoạt và chăm sóc cho bản thân mình.
- Có nhiều sự thay đổi trong hành vi.
Triệu chứng sa sút trí tuệ ở giai đoạn cuối (đây là lúc bệnh sa sút trí tuệ ở người cao tuổi dễ thấy nhất và ảnh hưởng lớn nhất):
- Không nhận ra được nhà của mình, thậm chí không nhận ra người thân.
- Mất dần khả năng giao tiếp.
- Dễ bị trầm cảm, kích động, lo lắng hoang tưởng đi lòng vòng không rõ mục đích.
- Nhiều hành vi mất tự chủ như đi vệ sinh bừa bãi hay thay đồ không có chủ đích.
Một số bài test đánh giá sa sút trí tuệ
Để biết chính xác người già có bị sa sút trí tuệ hay không, người thân có thể cho các cụ tham gia vào một số bài test đánh giá sau đây:
Nhóm bài test dạng trắc nghiệm sàng lọc
- Mini Mental State Examination (MMSE): Bài test này chỉ mất khoảng 7 phút để thực hiện nhưng lại có độ nhạy đạt tới 75 – 92% và độ đặc hiệu đạt tới 91%, nên thường được sử dụng nhiều nhất. Phương pháp này đánh giá một cách đa dạng các chức năng nhận thức của người bệnh bao gồm: tính toán, ngôn ngữ, trí nhớ… Tuy nhiên, nhược điểm của bài test này là không nhận biết được bệnh ở giai đoạn đầu, dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tuổi tác, học vấn, giới tính…
- Mini – Cog: Bài test này có nội dung vô cùng đơn giản. Người bệnh sẽ được yêu cầu nhắc lại 3 từ không gợi ý và vẽ đồng hồ theo đúng thứ tự con số và kim chỉ đúng giờ. Nếu không làm được thì rất có thể đã bị sa sút trí tuệ. Mini – Cog được coi là phương pháp đơn giản, độ nhạy cao nên rất phổ biến. Ưu điểm tuyệt vời của phương pháp này là nhanh và ít bị ảnh hưởng bởi bất cứ yếu tố nào.
- Montreal Cognitive Assessment (MoCA): Đây được cho là bài test đánh giá sa sút trí tuệ ở người cao tuổi phù hợp nhất cho các cụ. Ưu điểm của phương pháp này là có thể phát hiện bệnh sa sút trí tuệ giai đoạn đầu tốt hơn so với phương pháp MMSE. Tuy nhiên, hạn chế của MoCA là độ đặc hiệu thấp, dễ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như học vấn.
Nhóm bài test khả năng nhận thức đặc hiệu
- Các bài trắc nghiệm khả năng chú ý, tập trung, ghi nhớ: đọc xuôi – ngược một dãy số; gạch bỏ chữ; nối điểm phần B.
- Test khả năng ngôn ngữ thông qua nói chuyện với bác sĩ và làm trắc nghiệm nói lưu loát từ.
- Test trí nhớ tức thì bằng các bài trắc nghiệm đánh giá sự chú ý; test trí nhớ gần bằng các bài trắc nghiệm nhớ lời và nhớ hình ảnh; test trí nhớ dài hạn bằng cách kể lại các sự kiện, mốc lịch sử, danh nhân nổi tiếng.
- Test khả năng nhận biết hình học không gian bằng cách vẽ lại một số hình học không gian hoặc làm trắc nghiệm đồng hồ.
- Test chức năng điều hành thông qua bài trắc nghiệm thùy trán.
Bài trắc nghiệm test hành vi tâm thần
Đây là một bài trắc nghiệm được thiết kế để đánh giá những biểu hiện của bệnh tâm thần ở người bị sa sút trí tuệ. Nội dung trắc nghiệm bao gồm nhiều mục như: lo âu, trầm cảm, ảo giác, hoang tưởng, mất kiềm chế, rối loạn vận động,…
Bài trắc nghiệm đánh giá hoạt động thường nhật
Bác sĩ thường đánh giá khả năng thực hiện những hoạt động quen thuộc hàng ngày, từ những hoạt động cơ bản như ăn, tắm, mặc quần áo; cho đến các hoạt động cần sử dụng công cụ hoặc dụng cụ như mua bán, quản lý tài sản…
Bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện một hoặc nhiều bài test nói trên, sau đó dựa vào thang điểm đánh giá sa sút trí tuệ để xác định tình trạng bệnh và phác đồ điều trị phù hợp.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh sa sút trí tuệ ở người cao tuổi
Nguyên nhân gây sa sút trí tuệ thường là do tổn thương hoặc mất tế bào thần kinh và các kết nối của tế bào thần kinh trong não. Tùy thuộc vào khu vực não bị tổn thương mà người bệnh biểu hiện ra ngoài những triệu chứng khác nhau. Theo từng điểm chung của bệnh mà chúng ta có thể nhóm lại các nhóm nguyên nhân như sau:
Sa sút trí tuệ không thể đảo ngược do nguyên nhân thoái hóa
Mỗi loại sa sút trí tuệ tương ứng với từng nguyên nhân và triệu chứng khác nhau:
- Bệnh Alzheimer hay sa sút trí tuệ do Alzheimer là phổ biến nhất. Bệnh nhân mắc chứng Alzheimer có các mảng Amyloid và các búi tơ thần kinh trong não. Các búi tơ này được gọi là beta – amyloid, chúng làm hỏng các tế bào thần kinh khỏe mạnh, từ đó khiến người bệnh nhanh chóng mất đi trí nhớ và nhận thức.
- Phổ biến thứ 2 là sa sút trí tuệ mạch máu: Các vấn đề mạch máu có thể gây đột quỵ hoặc làm tổn thương tới phần nào đó của não chẳng hạn như hỏng các sợi trong chất trắng của não. Người bệnh sẽ khó tập trung suy nghĩ hay tổ chức giải quyết vấn đề nào đó – một dạng sa sút trí tuệ ở người cao tuổi.
- Sa sút trí tuệ thể Lewy: Dạng sa sút này cũng khá phổ biến do một khối protein bất thường giống như quả bóng hình thành trong não. Người bệnh thường gặp phải các ảo giác, mộng du, cử động mất kiểm soát hoặc không phối hợp được, chậm chạp và đơ cứng cơ thể.
- Ngoài ra còn có sa sút trí tuệ vùng trán, do chấn thương sọ não hay bệnh Creutzfeldt Jakob
Sa sút trí tuệ ở người già không do thoái hóa hệ thần kinh
- Nhiễm trùng và rối loạn hệ miễn dịch: Hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào thần kinh cũng có thể gây ra sa sút trí tuệ.
- Các vấn đề trao đổi chất và bất thường nội tiết ở những người gặp vấn đề tuyến giáp, dẫn đến uá ít hoặc quá nhiều Natri, canxi trong máu có thể hình thành các triệu chứng giống như sa sút trí tuệ.
- Thiếu hụt các chất dinh dưỡng như B1, B12, B6 trong chế độ ăn uống hay sinh hoạt hằng ngày cũng có biểu hiện tương tự.
- Người cao tuổi sau khi bị ngã khiến máu tụ dưới màng cứng sẽ gây ra tình trạng sa sút trí tuệ.
Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sa sút trí tuệ
Việc phát hiện và lập kế hoạch chăm sóc người bệnh sa sút trí tuệ sớm sẽ giúp phục hồi và giảm thiểu sự trở nặng của bệnh, mang tới hiệu quả duy trì sức khỏe cao hơn. Đồng thời, điều này cũng giúp người thân cẩn trọng, bảo vệ bệnh nhân tốt hơn khỏi những rủi ro có thể xảy ra.
Một số loại thuốc điều trị sa sút trí tuệ ở người cao tuổi
Tùy vào tình trạng bệnh sa sút trí tuệ đang ở giai đoạn nào, chúng ta có thể cho người bệnh sử dụng các loại thuốc khác nhau. Dưới đây là một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định trong phác đồ điều trị sa sút trí tuệ:
- Các loại thuốc gia tăng nồng độ acetylcholine – chất dẫn truyền não để cải thiện nhận thức cho người bệnh.
- Memantine: Tác dụng điều chỉnh hoạt động của chất hóa học glutamate cải thiện trí nhớ và khả năng học tập.
- Một số loại thuốc cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ.
Người thân nên đưa bệnh nhân đến khám, thực hiện các bài test và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sa sút trí tuệ được thực hiện có hiệu quả, an toàn.
Kế hoạch vận động cho người sa sút trí tuệ
Vận động hằng ngày bằng các bài tập tư duy, thể dục cho trí não sẽ cải thiện trí nhớ đồng thời làm giảm kháng insulin, giảm tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể. Trong hướng dẫn điều trị sa sút trí tuệ ở người cao tuổi, bác sĩ luôn lưu ý người nhà khuyến khích bệnh nhân:
- Tập thể dụng hằng ngày để làm chậm quá trình tiến triển của chứng suy giảm nhận thức.
- Tích cực tham gia các hoạt động tư duy trí tuệ, giải câu đố, ô chữ để cải thiện tư duy, làm chậm quá trình suy giảm trí nhớ, tăng cường hoạt động của mạch máu não.
Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho người bệnh sa sút trí tuệ.
Việc chăm sóc người bệnh sa sút trí tuệ cần chú ý nhiều tới chế độ dinh dưỡng lành mạnh gồm các thực phẩm tốt cho sức khỏe như trái cây, rau củ hay ngũ cốc. Bên cạnh đó bạn cần đảm bảo lượng đường, mỡ để kiểm soát huyết áp, từ đó hạn chế bệnh lý về máu não.
Nên tránh xa các chất kích thích hay các loại đồ uống có cồn bởi chúng có khả năng ảnh hưởng tới quá trình ghi nhớ. Bên cạnh đó việc cung cấp đủ lượng vitamin D trong chế độ ăn hằng ngày cũng giúp bạn hạn chế nguy cơ mắc Alzheimer hay sa sút trí tuệ.
Để điều trị tốt chứng sa sút trí tuệ ở người cao tuổi, rất cần có sự đồng hành, quan tâm, yêu thương và động viên từ người thân, đặc biệt là con cái. Hãy thường xuyên thăm khám sức khỏe cho người cao tuổi trong gia đình bạn để tầm soát phát hiện sớm các biểu hiện sa sút trí tuệ, từ đó có kế hoạch chăm sóc tốt cho người bệnh. Chúc gia đình bạn luôn khỏe mạnh và có cuộc sống viên mãn!
Đáng suy ngẫm
Cảm xúc và cảm giác – Kích ứng não bộ cần nhận biết rõ ràng
Tại sao những người trầm cảm thường tìm đến cái chết?
Tôi sống mục ruỗng trong cái bóng vô hồn mang tên trầm cảm
Vì sao luôn tồn tại những kẻ đố kỵ với những gì bạn có
Top 10 hội chứng rối loạn tâm thần kỳ lạ mà não bộ có thể mắc phải
Từ sự cô đơn ở cuộc sống hiện đại, ta cách trầm cảm chưa đầy một bước chân (Phần 1)
Bài viết gần đây
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh