Suy giảm trí nhớ là bệnh lý phổ biến hiện nay và không chỉ dừng lại là “nguy cơ” với người lớn tuổi mà người trẻ cũng đang phải trải qua. Tuy nhiên, không phải ai cũng có cái nhìn đúng đắn về bệnh lý này. Hãy đọc bài viết dưới đây để hiểu thêm về bệnh suy giảm trí nhớ đáng lo ngại này.
Suy giảm trí nhớ kém tập trung là bệnh như thế nào?
Suy giảm trí nhớ còn được biết đến với tên gọi “chứng hay quên”. Suy giảm trí nhớ ở người già là quá trình tất yếu của lão hóa tự nhiên (thường đến sau 60 tuổi). Thế nhưng, hội chứng này ngày càng trẻ hóa, bằng chứng là suy giảm trí nhớ ở người trẻ ngày một xuất hiện nhiều, sau 30 tuổi có nhiều bệnh nhân khám với triệu chứng hay quên, mất tập trung. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỉ lệ giới trẻ mắc chứng bệnh này lên đến 14% – một con số đáng lo ngại với giới trẻ.
Chứng bệnh này là dấu hiệu thể hiện não bộ bị tổn thương hoặc lão hóa vùng ghi nhớ do các nguyên nhân khác nhau như tuổi tác, thiếu mãu não và dưỡng chất hay căng thẳng quá độ lâu dài… Chứng suy giảm trí nhớ là giai đoạn đầu của quá trình suy yếu của não bộ, nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách, sẽ khiến tình trạng nặng hơn và gây suy giảm nhận thức.
Triệu chứng thường gặp của chứng suy giảm trí nhớ
Suy giảm trí nhớ như tên gọi của nó với biểu hiện rõ ràng nhất là người bệnh sẽ quên đi mọi thứ xung quanh mình theo từng cấp độ và diễn biến của bệnh.
Thường hay quên vị trí của đồ vật hoặc nhầm lẫn các mốc thời gian
Một trong những biểu hiện thường gặp của hầu hết các bệnh nhân mắc chứng suy giảm trí nhớ cấp độ nhẹ chính là họ thường xuyên quên việc mình đang muốn làm, đồ vật mình để ở đâu và luôn trong trạng thái đi tìm kiếm. Thậm chí, nhiều người còn tay cần chìa khóa vẫn mải miết đi tìm xem chìa khóa mình để ở đâu.Thường phụ nữ sẽ bắt gặp dấu hiệu này nhiều hơn nam giới. Họ thường xuyên quên những việc xảy ra hằng ngày như quên cắm cơm, quên đón con… và chỉ nhớ ra khi có người nhắc nhở.
Khi việc nhớ nhớ quên quên xảy ra liên tục, họ sẽ nhầm lẫn các mốc thời gian hay sự kiện với nhau. Những sự kiện sẽ bị chồng chéo trong đầu, và sắp xếp lệch lạc khiến người bệnh rơi vào trạng thái mất chính xác trong việc xác định các mốc thời gian trong quá khứ.
Khó tập trung và ghi nhớ sự việc hiện tượng
Dấu hiệu này thường thấy ở những bạn nhỏ còn ngồi trên ghế nhà trường hoặc những người làm văn phòng. Trí nhớ ngắn hạn của họ dần bị tiêu biến, họ không còn khả năng ghi nhớ những công việc được giao hay bài tập cần làm. Đôi khi việc ghi nhớ những thông tin về bài giảng hay cuộc họp cũng là điều khó khăn với họ. Có thể giải thích rằng tại thời điểm này những thông tin bị phân mảnh và họ không còn khả năng để chắp nối, đưa thành một dữ kiện cụ thể. Vì vậy, tình trạng này ảnh hưởng rất lớn tới kết quả học tập và làm việc của người bệnh.
Rơi vào trạng thái mơ hồ, căng thẳng và mệt mỏi
Khi trí nhớ của người bệnh như những mảng thông tin mơ hồ, khó hình dung khiến họ không thể nhớ ra hay gọi tên chúng, điều này sẽ khiến người bệnh cảm thấy bực tức, cáu gắt và luôn trong trạng thái khó chịu không thể nào thoát ra được.
Người xung quanh có thể thấy họ hay ngồi thẫn thờ một cách vô hồn như thế đang suy nghĩ điều gì đó, nhưng chính bản thân họ cũng không biết họ đang suy nghĩ điều gì. Lâu dần, chứng bệnh này sẽ khiến họ tách biệt khỏi xã hội và nặng hơn có thể là trầm cảm – không phương pháp chữa trị.
Mất khả năng định vị phương hướng
Với những trường hợp nặng, người bệnh sẽ không còn khả năng định vị phương hướng – thường xuyên đi lạc. Chúng ta đã bắt gặp rất nhiều người già đi lạc không rõ lý do và khi được hỏi người bệnh cũng không thể trả lời tại sao mình lại đi lạc và đi từ bao giờ hay từ đâu đi tới.
Mới đầu, người bệnh sẽ xác định điểm đi của mình, nhưng sau đó khi di chuyển sẽ không nhớ ra là mình muốn đi đâu hay phải đi như thế nào. Họ sẽ rơi vào trạng thái mơ hồ, thậm chí là vô thức và đi theo những thứ mà họ cho là quen thuộc khi nhìn thấy trên đường. Họ sẽ dừng lại và biết mình đi lạc khi đột nhiên “tỉnh lại” hoặc có ai đó hỏi họ.
Nguyên nhân gây ra chứng suy giảm trí nhớ
Suy giảm trí nhớ xảy ra với rất nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm cả bệnh lý và sinh lý. Tuy nhiên, yếu tố sinh lý tác động tới tình trạng đãng trí này nhiều hơn là bệnh lý.
Nhóm nguyên nhân bệnh lý
Thường nguyên nhân bệnh lý không phải là nhóm nguyên nhân chính gây ra tình trạng suy giảm trí nhớ, tuy nhiên vẫn có trường hợp người bệnh mắc phải.
- Thoái hóa thần kinh trung ương
Bộ não chúng ta được hình thành và phát triển từng ngày bởi hệ thần kinh trung ương vô cùng “chằng chịt” mà ngay cả các nhà khoa học cũng chỉ mới bắt đầu khám phá được phần nào về “thế giới tin hiệu” này. Mỗi ngày có khoảng 3000 tế bào thân kinh bị phá hủy và không có tế bào nào được thay thế. Do đó, như một điều tự nhiên, khi về già, trí nhớ sẽ tự động suy giảm gây ra trạng thái lúc nhớ lúc quên.
Bên cạnh đó, khi hệ thần kinh bị thoái hóa sẽ dẫn tới số lượng tế bào thần kinh bị phá hủy nhiều hơn và nhanh hơn. Điều này sẽ dẫn tới bệnh suy giảm trí nhớ diễn biến nặng.
- Các bệnh lý về não bộ như u não, ung thư não
Khi người bệnh gặp các vấn đề về não bộ như u não hay ung thư não, những khối u này sẽ tác động vào một phần hoặc toàn phần não bộ tùy thuộc vào kích thước của khối u, dẫn tới não bộ bị tổn thương. Nhiều trường hợp, các khối u mọc đúng vào khu vực xử lý thông tin và lưu giữ thông tin, người bệnh sẽ mất trí nhớ hoàn toàn chứ không chỉ đơn thuần là giảm khả năng ghi nhớ.
Nhóm nguyên nhân sinh lý
- Mất ngủ kéo dài
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng với sức khỏe của chúng ta, thiếu ngủ không chỉ làm trí nhớ suy giảm mà thiếu ngủ gây đau đầu cũng là vấn đề rất phổ biến. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều chưa xác định được đúng những điều lợi ích mà giấc ngủ mang lại, đặc biệt là người trẻ.
Người trẻ thường có thói quen “cú đêm”, thức làm việc hoặc chơi và chỉ ngủ vào rạng sáng hôm sau (khoảng 2-3 giờ sáng), và đương nhiên sẽ ngủ đến trưa mới bình minh. Đây thực sự là một thói quen “tai hại” cần được bỏ sớm bởi giấc ngủ đêm rất quan trọng giúp cơ thể được nghỉ ngơi, làm lành những “tổn thương” phải trải qua vào ban ngày. Vì vậy khi bạn thức đêm vô tình đã làm cho cơ thể phải gồng mình để hoạt động.
Ngoài ra, việc bỏ bữa sáng cũng khiến não bộ rơi vào trạng thái “thiếu chất” và đẩy nhanh quá trình lão hóa ở não bộ, khiến bệnh lý suy giảm trí nhớ diễn ra nhanh và biến chứng nhiều hơn.
- Làm việc trong môi trường áp lực
Công việc căng thẳng áp lực cũng là một vấn đề nhức nhối hiện nay, chưa tìm được lời giải đáp. Đây là nguyên nhân của rất nhiều các bệnh lý về tâm lý, mà nổi bất hơn cả là trầm cảm. Chứng suy giảm trí nhớ cũng từ đây mà sinh ra và phát triển.
Khi não bộ thường xuyên phải làm việc trong chế độ “khắc nghiệt” sẽ dẫn tới trạng thái đuối sức và mệt mỏi và quá tải. Đương nhiên, điều này sẽ thúc đẩy quá trình lão hóa sớm của não bộ, khiến các noron thần kinh bị phá hủy nhanh hơn, và trí nhớ cũng vì thế mà bị “ăn mòn”.
- Chế độ ăn uống không lành mạnh
Không phải tự nhiên mà ông cha ta đã có câu ”bệnh từ miệng sinh ra” – mọi bệnh tật bắt nguồn từ chế độ ăn uống của chúng ta. Khi nạp vào cơ thể quá nhiều các loại thức ăn khó chuyển hóa như đồ nhiều dầu mỡ, thức ăn chứa nhiều chất bảo quản, chất kích thích…sẽ khiến cơ thể rơi vào trạng thái quá tải, quá thừa hoặc thiếu các dưỡng chất cần thiết.
Bên cạnh đó, việc ăn thiếu bữa trong ngày hoặc cắt giảm quá nhiều lượng tinh bột và đạm cũng khiến não bộ chậm phát triển và gây ra tình trạng suy giảm trí nhớ.
- Thay đổi nội tiết tố
Khi nam giới bước vào giai đoạn mãn dục nam và nữ giới bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, các hormon sinh dục sẽ thay đổi đột ngột do thiếu hụt. Điều này sẽ khiến các tế bào thần kinh bị rối loạn, gây ra hiện tượng suy giảm trí nhớ tạm thời hoặc mãn tính.
Phụ nữ sau sinh cũng thường gặp tình trạng “mất não” cũng được giải thích do nguyên nhân nói trên. Tuy nhiên, tình trạng lúc nhớ lúc quên này có thể được cải thiện khi phụ nữ được cải thiện nội tiết tố.
Cách khắc phục suy giảm trí nhớ
Suy giảm trí nhớ là bệnh lý được mặc định “sẽ diễn ra” dù bạn có muốn hay không khi bạn bắt đầu bước vào giai đoạn lão hóa. Tuy nhiên, dù ở lứa tuổi nào đều có nguy cơ mắc căn bệnh này, vì vậy việc học cách chăm sóc bản thân nói chung và não bộ nói riêng sẽ giúp bạn hạn chế và cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ hiệu quả.
Tăng cường thể dục thể thao nâng cao sức khỏe toàn diện
Tìm kiếm và lựa chọn cho mình một bài tập thể dục để tập luyện hằng ngày không những giúp bạn tăng cường sức khỏe toàn diện mà còn cải thiện quá trình trao đổi chất giúp làm giảm quá trình lão hóa. Hơn nữa, khi máu huyết được lưu thông cũng giúp não bộ tránh được thiếu oxy lên não, dưỡng chất và máu cần thiết để phát triển.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên tham gia một số trò chơi giúp tăng cường sức khỏe não bộ như cờ vua, cờ tướng, giải đố, xếp hình… Với những người lớn tuổi, nên tham gia chơi những trò chơi này với bạn bè hoặc người thân để tăng cường giao tiếp giúp ngăn ngừa và hạn chế sự phát triển của bệnh suy giảm trí nhớ.
Đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng
Việc cải thiện trí nhớ qua những bữa ăn hằng ngày đơn giản nhưng lại vô cùng hiệu quả. Những thực phẩm giàu vitamin B12 có trong hoa quả hay rau xanh sậm màu rất tốt trong việc nuôi dưỡng các tế bào thần kinh. Nhóm thực phẩm giàu omega 3 như cá ngừ, cá thu, cá hồi… giúp tăng cường sức khỏe não bộ.
Ngoài ra, người bệnh cũng nên hạn chế hoặc ngừng sử dụng các sản phẩm có hại cho não bộ như các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ uống có cồn, chất kích thích.
Xây dựng chế độ sinh hoạt và học tập hợp lý
Học tập và công việc là một phần trong cuộc sống, nhưng thay vì “lao đầu” vào công việc và học tập, bạn nên dành thời gian để thư giãn để não bộ được nghỉ ngơi. Việc nghỉ ngơi ngắn sau mỗi giờ làm việc và học tập căng thẳng không những giúp tăng khả năng tập trung mà còn giúp não bộ có thời gian được thư giãn lấy lại năng lượng.
Bổ sung các sản phẩm bổ não
Bên cạnh dinh dưỡng và các bài tập, người bệnh nên bổ sung các sản phẩm hoạt huyết bổ não, giúp não bộ được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết.
Các sản phẩm hoạt huyết vừa thúc đẩy cơ thể sản sinh ra máu mới, bảo vệ thành mạch giúp gia tăng nồng độ máu được vận chuyển tới não bộ được đều đặn và đầy đủ. Khi não được cung cấp đầy đủ máu, các tế bào thần kinh sẽ được phát triển và giảm thiểu khả năng lão hóa gây ra tình trạng suy giảm trí nhớ.
Suy giảm trí nhớ là một bệnh lý không hề đơn giản và hiện nay vẫn không có phương pháp chữa trị hiệu quả và triệt để. Tuy nhiên, người bệnh có thể ngăn ngừa và hạn chế sự phát triển của bệnh thông qua chế độ ăn uống, luyện tập và các sản phẩm bổ não nuôi dưỡng não bộ từ sâu bên trong.
Đáng suy ngẫm
Âm nhạc – tia sáng xua tan bóng tối trầm cảm
Tại sao những người trầm cảm thường tìm đến cái chết?
Top 10 hội chứng rối loạn tâm thần kỳ lạ mà não bộ có thể mắc phải
Bạn cô đơn, lạc lõng trong chính ngôi nhà của mình?
Vì sao luôn tồn tại những kẻ đố kỵ với những gì bạn có
Tôi sống mục ruỗng trong cái bóng vô hồn mang tên trầm cảm
Bài viết gần đây
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh