Người bị tai biến (hay đột quỵ) có nguy cơ tử vong cao nếu như cấp cứu quá ‘‘thời gian vàng’’. Với những trường hợp may mắn sống sót thì di chứng sau tai biến mạch máu não cũng hết sức nặng nề và thường có nguy cơ tái phát cao. Chính vì vậy, một vấn đề được nhiều người băn khoăn đó là ‘‘Người bị tai biến sống được bao lâu’’. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp thắc mắc nhé!
Người bị tai biến sống được bao lâu?
Không có con số cụ thể cho việc người bị tai biến sống được bao lâu. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu thì khả năng tử vong ở người bị tai biến cao hơn người bình thường 5 lần. Với những trường hợp đã điều trị khỏi tai biến thì khả năng tử vong vẫn cao gấp đôi người bình thường.

Bên cạnh đó, theo nghiên cứu về tình trạng tử vong sau tai biến thì có đến hơn 30% người bệnh tai biến do thiếu máu cục bộ có thể sống trên 5 năm và tỷ lệ này tăng gấp đôi với những trường hợp người trẻ dưới 50 tuổi.
Tại Việt Nam, mỗi năm có trên 200.000 người bị tai biến và có khoảng 11.0000 người tử vong, những trường hợp còn sống thì phần lớn mắc di chứng suốt đời. Số lượng bị tai biến ngày càng tăng nhanh chóng và có xu hướng trẻ hoá.
Những yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của người bị tai biến
Việc người bị tai biến sống được bao lâu sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố như:

- Mức độ tổn thương não: nếu sau tai biến, vùng não ít bị ảnh hưởng, di chứng không quá nghiêm trọng thì sẽ có khả năng hồi phục cao hơn và tuổi thọ cũng sẽ được kéo dài hơn.
- Thời gian cấp cứu: Nếu người bệnh tai biến được cấp cứu càng sớm, tốt nhất là trước 3-4 tiếng sau khi xảy ra triệu chứng thì sẽ hạn chế được các di chứng, giảm nguy cơ tử vong.
- Tuổi tác và thể trạng: với người cao tuổi, mắc nhiều bệnh lý và thể trạng kém thì tuổi thọ sẽ ngắn hơn so với những người bị đột quỵ khi trẻ tuổi và có thể trạng tốt hơn.
- Hiệu quả điều trị: một số phương pháp điều trị và phục hồi chức năng sau tai biến bằng sử dụng thuốc, liệu pháp tâm lý, liệu pháp ngôn ngữ, vật lý trị liệu,…nếu được áp dụng tốt và tác động tích cực cho người bệnh thì có thể giúp kéo dài tuổi thọ.
- Tâm lý: tâm lý lạc quan sẽ mang lại hiệu quả điều trị tốt hơn, giảm thiểu được các di chứng do tai biến gây ra và hạn chế tái phát.
- Khả năng tái phát bệnh: vấn đề người bị tai biến sống được bao lâu còn phụ thuộc vào việc họ có bị tái phát lại hay không. Nếu tỷ lệ tái phát cao và khoảng cách giữa các lần tái phát càng gần thì nguy cơ tử vong càng cao.
Cách tăng tuổi thọ cho người bị tai biến
Với những người bệnh sống sót sau tai biến thì thời gian hồi phục thường kéo dài từ 3 tháng đến 2 năm. Khả năng hồi phục và tuổi thọ của người bệnh sẽ phụ thuộc một phần vào cách chăm sóc. Do đó, khi chăm sóc người bệnh tai biến mạch máu não cần lưu ý những vấn đề sau:

- Cần chú ý khi cho người bệnh sử dụng thuốc để xem họ có gặp tác dụng phụ nào hay không. Nếu có thì cần đưa ngay đến các cơ sở y tế để được bác sĩ hỗ trợ.
- Hỗ trợ và động viên trong việc tập phục hồi chức năng và vật lý trị liệu cho người bị tai biến. Ngoài ra, nên khuyến khích họ tập các bài thể dục nhẹ nhàng như: yoga, đi bộ, vặn mình,…
- Cần giúp cho người bệnh vui vẻ lạc quan, nên khuyến khích họ giao lưu với mọi người nhiều hơn để tránh trầm cảm. Đồng thời, cần tỏ thái độ tích cực với người bệnh để họ không cảm thấy bản thân trở thành gánh nặng.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học với các món lỏng, dễ tiêu, hạn chế thực phẩm nhiều muối, đường, chất béo,…
- Với những trường hợp người bệnh bị liệt sau tai biến thì người thân cần hỗ trợ vệ sinh và xoa bóp để giúp máu dễ lưu thông, hạn chế hoại tử.
Mặc dù không có con số chính xác cho vấn đề người bị tai biến sống được bao lâu nhưng việc tích cực điều trị, tập luyện, ăn uống khoa học và giữ tinh thần vui vẻ lạc quan sẽ giúp người bệnh sống khoẻ, sống lâu hơn.
Đáng suy ngẫm
Bạn cô đơn, lạc lõng trong chính ngôi nhà của mình?
Top 10 hội chứng rối loạn tâm thần kỳ lạ mà não bộ có thể mắc phải
Vì sao luôn tồn tại những kẻ đố kỵ với những gì bạn có
Tôi sống mục ruỗng trong cái bóng vô hồn mang tên trầm cảm
Âm nhạc – tia sáng xua tan bóng tối trầm cảm
Trầm cảm một trận ốm của tinh thần – con quỷ gặm nhấm linh hồn
Video phản hồi AZBrain với bệnh "Đột Quỵ":
Huyết áp thấp nguy hiểm thế nào? AZBrain cải thiện huyết áp thấp ra sao?
Chị Uyên 48 tuổi - Tạm biệt hoa mắt, chóng mặt do thiếu máu não nhờ AZBrain
Cụ Phụng 80 tuổi bị huyết áp thấp, rối loạn tiền đình dùng azbrain
Bài viết gần đây
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh