Tai biến mạch máu não hay còn gọi là đột quỵ não là một trong những bệnh lý nguy hiểm hàng đầu hiện nay. Khi số người mắc bệnh này ngày càng tăng và đang dẫn đầu trong danh sách bệnh lý có ca tử vong nhiều nhất. Do vậy, việc nắm bắt phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não là một điều vô cùng quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống của người bệnh sau tai biến.
Thế nào là một cơn tai biến mạch máu não?
Tai biến mạch máu não thường gặp ở người lớn tuổi, sức khỏe yếu, nhưng thời gian gần đây bệnh lý này đang dần phổ biến khi rất nhiều người trẻ đã trải qua những cơn đột quỵ nhẹ hoặc nặng với những biến chứng nguy hiểm. Những cơn tai biến thường diễn ra rất nhanh, nếu như người bệnh hoặc người xung quanh không phản ứng kịp thời, có thể ảnh hưởng tới tính mạng của người bệnh.
Những cơn tai biến này được xuất phát từ việc các tế bào thần kinh bị ngưng hoặc không được cung cấp máu, oxy và dưỡng chất trong một thời gian nhất định gây ra. Những dấu hiệu đột quỵ ban đầu này chỉ đơn thuần là những cơn đau đầu, chóng mặt hay mất phương hướng, nhưng khi không được chữa trị đúng cách, sẽ gây ra những cơn tai biến sau đó.
Chúng ta đều biết rằng, thời gian với những cơn tai biến luôn rất quan trọng, mỗi phút sau tai biến nếu không được can thiệp y tế sẽ có khoảng 2 nghìn tế bào thần kinh bị tổn thương, hoại tử và không có khả năng phục hồi. Điều này đồng nghĩa với việc người bệnh có thể phải sống với những tổn thương não bộ trong suốt quãng đời còn lại nếu như họ vượt qua được cơn đột quỵ trước đó.
Phục hồi chức năng sau tai biến
Tương tự như việc chữa trị và cấp cứu cho người bị tai biến mạch máu não, việc phục hồi chức năng cũng là điều vô cùng quan trọng và cần phải làm càng sớm càng tốt sau khi người bệnh đã được xử lý y tế. Đây là bước đệm giúp người bệnh có thể nhanh chóng phục hồi chức năng và nâng cao chất lượng cuộc sống sau này, cũng như không phải chịu những biến chứng của tai biến. Hơn nữa, việc phục hồi tốt cũng là một biện pháp giúp người bệnh hạn chế được những cơn đột quỵ tiếp theo.
Thời gian tốt nhất để tham gia phục hồi chức năng sau tai biến là từ 3-6 tháng sau khi bị đột quỵ. Với khoảng thời gian này, cơ thể sẽ nhanh chóng tiếp nhận những bài tập được đưa ra. Với mỗi một trường hợp tổn thương não bộ khác nhau sẽ có một phác độ phục hồi chức năng sau tai biến khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các phương pháp đều áp dụng vật lý trị liệu và bấm huyệt, châm cứu giúp cải thiện tình hình. Hiện nay, hai phương pháp này đang hỗ trợ rất tốt trong quá trình lấy lại chức năng vận động cơ thể tốt cho người bệnh.
Tập vật lý trị liệu giúp cải thiện chức năng
Bên cạnh việc điều trị bằng các loại thuốc giúp ổn định tình hình và giúp các tế bào trong cơ thể được chăm sóc và nuôi dưỡng, thì các bác sĩ sẽ khuyến cáo người bệnh tai biến nên tham gia các lớp tập vật lý trị liệu tùy thuộc vào mức độ của bệnh. Các phương pháp trị liệu sẽ có các dụng cụ hỗ trợ và người hướng dẫn, giúp người bệnh có thể nhanh chóng lấy lại được cảm giác, sức lực hay cải thiện khả năng vận động.
Với phương pháp trị liệu yêu cầu người bệnh cần sự kiên trì, ý chí mạnh smẽ để đảm bảo luôn theo sát phác đồ điều trị mà không bỏ buổi, hoặc dừng tập giữa chừng. Việc tập luyện yêu cầu trong thời gian dài mới có hiệu quả và phụ thuộc rất lớn và ý chí của người bệnh luôn muốn mình được hoàn thiện. Chính vì vậy giai đoạn này rất cần sự giúp đỡ của người nhà và những người xung quanh.
Đọc thêm: Tìm hiểu phương pháp vật lý trị liệu cho người tai biến
Châm cứu, bấm huyệt tăng nhanh kết quả điều trị
Thông thường với những bệnh nhân bị tai biến nhẹ như méo miệng, mũi, mắt sẽ được khuyên sử dụng phương pháp đông y trong điều trị. Cụ thể là xoa bóp, bấm huyệt hoặc châm cứu. Hiện nay, châm cứu vẫn là giải pháp an toàn, hữu hiệu dành cho những người bị tai biến thể nhẹ.
Theo y học cổ truyền, chứng tai biến sinh ra do khí huyết kém lưu thông, nên chỉ cần giải quyết được vấn đề này, bệnh tật sẽ tự động thoái chuyển. Việc châm cứu có tác động trực tiếp tới các mạch máu đang “ách tắc”, và đả thông các huyệt trong cơ thể đang bị tắc khí hoặc có khi xấu giúp nó được thông suốt. Từ đó, sẽ cải thiện nhanh chóng tình trạng bệnh.
Với những cơn tai biến nhẹ người bệnh chỉ cần điều trị trong vòng 3-5 buổi, bệnh sẽ thuyên giảm hoặc sẽ cần lâu hơn tùy vào tình trạng bệnh. Tuy nhiên, tương tự như vật lý trị liệu người bệnh cũng cần phải kiên trì và đảm bảo tuyệt đối theo đúng chế độ ăn uống cho người tai biến được bác sĩ đưa ra cũng như chế độ sinh hoạt.
Ngoài ra, với những trường hợp nặng, bác sĩ có thể cân đối cho người bệnh kết hợp giữa châm cứu và vật lý trị liệu để nâng cao hiệu quả điều trị. Nếu bệnh nhân đáp ứng điều trị tốt có thể phục hồi hoàn toàn hoặc lên đến 80% và có thể sinh hoạt như người bình thường không lo ngại gặp những bất tiện do biến chứng, nhưng tất cả đều cần sự kiên trì và thời gian.
Tìm hiểu: Người bị tai biến nên ăn kiêng ăn gì để phục hồi tốt
Chăm sóc sức khỏe tâm lý
Tổn thương não bộ là một tổn thương phức tạp mà không phải chỉ những ca phẫu thuật hay uống thuốc là sẽ khỏi bởi khả năng hồi phục phụ thuộc hoàn toàn vào cơ thể của bạn. Với những vùng tổn thương não bộ không nằm trong khu vực vận động mà trong vùng biểu thị cảm xúc, lời nói… sẽ cần tới các bác sĩ tâm lý để hỗ trợ.
Hơn nữa, sau khi qua khỏi cơn tai biến, nhiều bệnh nhân đặc biệt là những người trẻ không chấp nhận được những biến chứng mà cơn bạo bệnh để lại trên cơ thể của mình, mà gây ra những thay đổi về tâm lý. Nhiều người bệnh luôn cảm thấy buồn bã, chán nản mất sức sống và đôi khi làm tìm đến cái chết để giải thoát cho mình và gia đình. Chính vì vậy, việc chăm sóc sức khỏe tâm lý từ các chuyên gia hay sự động viên từ người thân đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phục hồi chức năng sau tai biến.
Hướng dẫn: Cách chăm sóc người bệnh tai biến mạch máu não giúp bệnh nhân mau khỏe lại
Phục hồi chức năng sau tai biến là một trong những bước quan trọng giúp người bệnh nhanh chóng hòa nhập vào cuộc sống bình thường. Do vậy, người bệnh cần cố gắng, kiên trì và thực hiện theo đúng phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra.
Đáng suy ngẫm
Tôi sống mục ruỗng trong cái bóng vô hồn mang tên trầm cảm
Trầm cảm một trận ốm của tinh thần – con quỷ gặm nhấm linh hồn
Cảm xúc và cảm giác – Kích ứng não bộ cần nhận biết rõ ràng
Từ sự cô đơn ở cuộc sống hiện đại, ta cách trầm cảm chưa đầy một bước chân (Phần 1)
Bạn cô đơn, lạc lõng trong chính ngôi nhà của mình?
Tại sao những người trầm cảm thường tìm đến cái chết?
Video phản hồi AZBrain với bệnh "Đột Quỵ":
Huyết áp thấp nguy hiểm thế nào? AZBrain cải thiện huyết áp thấp ra sao?
Cô Phương, 52 tuổi khắc phục huyết áp thấp và hiện tượng hoa mắt chóng mặt thường xuyên với AZBrain
[Review] Chứng rối loạn tiền đình mãn tính đã thuyên giảm hẳn sau khi chăm chỉ dùng thứ này
Bài viết gần đây
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh