Huyết áp cao vốn được mệnh danh là ‘‘kẻ giết người thầm lặng’’ bởi nó có diễn biến âm thầm và các biến chứng xuất hiện đột ngột gây nguy hiểm đến tính mạng. Hiện nay, căn bệnh này càng trẻ hoá và huyết áp cao ở trẻ em đang dần phổ biến. Vì vậy, cha mẹ không nên lơ là trước những thay đổi sức khoẻ của con trẻ vì đó có thể là dấu hiệu của huyết áp cao hoặc nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.
Tổng quan cao huyết áp ở trẻ em
Không giống như huyết áp cao ở người trẻ hay huyết áp cao ở người già, chuẩn đoán huyết áp cao ở trẻ em khó hơn, phải dựa vào chiều cao, giới tính và huyết áp của trẻ – khi trẻ có chỉ số huyết áp cao hơn những bạn cùng tuổi, cùng chiều cao và giới tính. Ở mỗi độ tuổi khác nhau thì chỉ số xác định cao huyết áp cũng khác nhau.
Tăng huyết áp ở trẻ em có thể gây các biến chứng cấp tính hoặc mạn tính
- Biến chứng cấp tính: thường không quá phổ biến và thường là những trường hợp tăng huyết áp phải cấp cứu, làm ảnh hưởng đến thần kinh trung ương, tim, mắt, và thận với các vấn đề như: co giật, hôn mê, suy tim, phù gai thị, xuất huyết võng mạc, suy thận,…
- Biến chứng mạn tính: hiếm gặp và thường chỉ xảy ra ở giai đoạn cuối vị thành niên hoặc đầu trưởng thành. Các biến chứng này bao gồm: suy tim, đột quỵ, bệnh thận, bệnh mạch vành,…
Nguyên nhân trẻ bị huyết áp cao
Nguyên nhân dẫn đến các trường hợp huyết áp cao ở trẻ em tương đối đa dạng:
- Nguyên nhân nguyên phát:
Chủ yếu đến từ việc lối sống ít vận động, chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học dẫn đến trẻ bị béo phì hoặc tăng huyết áp do tiền sử gia đình có người mắc bệnh.
- Nguyên nhân thứ phát:
Do các vấn đề về thận và đường tiết niệu: viêm cầu thận mạn, u thận, loạn sản thận bẩm sinh, thận trào ngược,…
Do các vấn đề tim mạch: hội chứng William- Beuren, hẹp eo động mạch chủ, viêm mạch, bệnh tim bẩm sinh,….
Do các vấn đề thần kinh: liệt các chi, tổn thương não, nội sọ xuất huyết, rối loạn thần kinh thực vật,…
Do các vấn đề nội tiết: cường giáp, hội chứng Cushing, tăng sản thượng thận bẩm sinh, cường Aldosteron tiên phát,…
Do sử dụng thuốc có các thành phần như: Amphetamine, Cocaine, Licorice, Sirolimus,…
Do rối loạn giấc ngủ, chứng ngưng thở khi ngủ,…
Dấu hiệu nhận biết huyết áp cao ở trẻ em
Giống như người lớn, huyết áp cao ở trẻ em cũng là một căn bệnh có diễn biến thầm lặng, các triệu chứng không rõ ràng và các biến chứng đến một cách bất ngờ. Khi bị tăng huyết áp, trẻ thường có một số dấu hiệu như: mệt mỏi, mặt đỏ bừng, đau đầu, chóng mặt, nôn, vã mồ hôi, nhìn mờ, đánh trống ngực, phù,…
Do huyết áp cao ở trẻ em là căn bệnh ít được phụ huynh chú ý đến nên độ nguy hiểm càng tăng cao. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như đã nói ở phần trên. Do đó cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để kiểm tra huyết áp thường xuyên hoặc có thể tự đo tại nhà.
Cách đo huyết áp cho trẻ tại nhà như sau:
- Kích thước bóng hơi của máy đo phải phù hợp với trẻ, không quá lớn hay quá bé.
- Trước khi đo thì để trẻ nghỉ ngơi thoải mái khoảng 15 phút.
- Khi đo thì trẻ phải nằm yên tĩnh, không quấy khóc
- Nên đo huyết áp ở cả 2 tay cho trẻ vì nhiều trường hợp huyết áp bên tay trái thấp hơn do bị eo hẹp động mạch chủ.
- Huyết áp của trẻ thường thấp hơn so với người lớn nên để xác định trẻ có bị tăng huyết áp hay không thì cần đối chiếu với bảng huyết áp bình thường theo giới tính, độ tuổi. Cụ thể:
- Trẻ 1-12 tháng: huyết áp bình thường từ 72/37 mmHg – 104/56 mmHg
- Trẻ 1-2 tuổi (chiều cao 77 – 98 cm): huyết áp bình thường từ 85/37 – 113/69mmHg
- Trẻ 3-5 tuổi (chiều cao 92 – 120 cm): huyết áp bình thường từ 91/46 – 120/80mmHg
- Trẻ 6-12 tuổi (chiều cao 111 – 164cm): huyết áp bình thường từ 96/55 – 131/62 mmHg
- Trẻ 13-17 tuổi (chiều cao 147 – 172cm): huyết áp bình thường từ 108/62 – 143/94mmHg
- Khi đo huyết áp cho trẻ nếu thấy các chỉ số cao hơn với mức bình thường thì có thể trẻ bị cao huyết áp và cha mẹ nên cho trẻ thăm khám để uược chuẩn đoán chính xác hơn.
- Trong trường hợp huyết áp của trẻ trong 3 lần liên tiếp đều cao thì cần làm thêm các xét nghiệm để kiểm tra xem trẻ bị tăng huyết áp hay mắc bệnh lý khác.
Cách phòng tránh cao huyết áp ở trẻ em
Huyết áp cao ở trẻ em có thể dễ dàng phòng ngừa thông qua một số giải pháp thay đổi lối sống và chế độ uống. Để phòng bệnh cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý các vấn đề sau:
- Duy trì trọng lượng cơ thể ổn định cho trẻ
Trẻ bị béo phì có nguy cơ cao bị tăng huyết áp và các bệnh tim mạch. Do đó, cần chú ý đến chỉ số BMI của trẻ để có mức độ điều chỉnh phù hợp. Chỉ số BMI được tính bằng cách lấy trọng lượng cơ thể (kg) chia cho bình phương chiều cao (mét).
- BMI = 18.5 – 24.9: trẻ có trọng lượng bình thường
- BMI = 25 – 30: trẻ bị thừa cân
- BMI > 30: trẻ bị béo phì
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học
Cần tính toán khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ đảm bảo đủ dinh dưỡng và cân bằng. Nên hạn chế các thực phẩm nhiều muối, đường, dầu mỡ,…thay vào đó tăng cường rau xanh và trái cây để bổ sung chất xơ và vitamin.
- Tăng cường vận động
Nên hạn chế thời gian trẻ ngồi một chỗ quá lâu hoặc sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, tivi,…và hướng trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời như tập thể dục, luyện tập thể thao, vui chơi với bạn bè,…
- Giảm căng thẳng cho trẻ
Stress là nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp ở cả người lớn lẫn trẻ nhỏ, vì vậy, cha mẹ không nên quá tạo áp lực học hành cho con trẻ, hãy động viên, khuyên bảo, chia sẻ với con như những người bạn để giúp trẻ vượt qua những căng thẳng.
Nhìn chung, huyết áp cao ở trẻ em không có nhiều dấu hiệu rõ ràng nên để đảm bảo sức khoẻ cho trẻ một cách tốt nhất, cha mẹ cần chú ý những cách phòng tránh huyết áp cao đã đề cập trong bài viết trên. Ngoài ra, cần chú ý cho trẻ khám sức khoẻ định kỳ thường xuyên để sớm phát hiện bệnh và khắc phục kịp thời.
Đáng suy ngẫm
Bạn cô đơn, lạc lõng trong chính ngôi nhà của mình?
Cảm xúc và cảm giác – Kích ứng não bộ cần nhận biết rõ ràng
Tại sao những người trầm cảm thường tìm đến cái chết?
Vì sao luôn tồn tại những kẻ đố kỵ với những gì bạn có
Trầm cảm một trận ốm của tinh thần – con quỷ gặm nhấm linh hồn
Từ sự cô đơn ở cuộc sống hiện đại, ta cách trầm cảm chưa đầy một bước chân (Phần 1)
Bài viết gần đây
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh