Sơ cứu đột quỵ bằng kim có phải là phương pháp đúng đắn và an toàn? 

Ngày đăng: 24/08/2023  Bởi: Đức Lê Lượt xem

Khi gặp người đột quỵ, một trong những mẹo được nhiều người chia sẻ đó là sơ cứu đột quỵ bằng kim để giúp người bệnh dễ hiệu hơn và ngăn ngừa được tử vong. Vậy phương pháp này có thực sự an toàn và hiệu quả hay không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Có nên sơ cứu đột quỵ bằng kim hay không?

Sơ cứu đột quỵ bằng kim là cách xử lý khi gặp một người có các dấu hiệu đột quỵ thì sẽ dùng 1 chiếc kim nhỏ để châm lên đầu ngón tay và đầu ngón chân của người bệnh rồi nặn ra từ vị trí châm kim 1-2 giọt máu. Sau đó, tiếp tục dùng kim châm vào mỗi bên dái tai của người bệnh 2 mũi cho chảy máu nhỏ giọt. Nhiều người cho rằng làm cách này thì người bệnh sẽ tỉnh lại và sớm trở lại trạng thái bình thường.

Sơ cứu đột quỵ bằng kim hoàn toàn không có cơ sở khoa học
Sơ cứu đột quỵ bằng kim hoàn toàn không có cơ sở khoa học

Tuy nhiên, theo giới chuyên môn, cách làm này hoàn toàn không có cơ sở khoa học. Chúng ta tuyệt đối không được phép chích vào ngón tay của bệnh nhân trong trường hợp nghi ngờ bệnh nhân đó là đang bị đột quỵ cấp. Lý do:

Nếu như chúng ta gây chảy máu cho người bệnh thì vô hình chung cũng tạo ra thêm đau đớn cho họ. Đau đớn này nếu xảy ra trên một người đang bị xuất huyết não thì vấn đề chảy máu sẽ càng trầm trọng, cơn xuất huyết não cũng sẽ nặng hơn có thể đe dọa đến tính mạng bệnh nhân.

Giải thích: Một kích thích đau đớn sẽ được cơ thể phản ứng lại bằng việc tăng nhịp tim, dẫn đến tăng huyết áp sẽ làm cho vấn đề xuất huyết não gia tăng và việc tăng huyết áp đó cũng làm cho máu tại chỗ chích chảy nhiều hơn.

Vấn đề thứ 2 là trong trường hợp chúng ta chích kim như thế đó thì rất dễ bị nhiễm trùng, bị uốn ván nếu kim có vi trùng uốn ván.

Vấn đề thứ 3, nếu người nhà đã chích kim vào đầu ngón tay bệnh nhân thì khi đưa vào bệnh viện các bác sĩ tiêm thuốc rTPA (Thuốc tiêu sợi huyết hay tiêu huyết khối có vai trò làm tan cục máu đông làm tắc dòng chảy lòng mạch máu não nguyên nhân gây ra đột quỵ não) có thể làm cho chảy máu nặng hơn, rất nhiều trường hợp bệnh nhân tử vong hoặc diễn biến xấu đi khiến ca cấp cứu khó khăn hơn với tỷ lệ thành công thấp.

Trong vấn đề tiêm rTPA, chúng ta không chỉ sợ mỗi cắt lễ (chích kim lên đầu ngón tay) mà còn rất kỵ các sang chấn như: Cạo gió, giật tóc hoặc kéo vành tai của bệnh nhân (trong trường hợp kéo mạnh quá có thể làm bầm tím dưới da, khi tiêm có thể trở thành một khối máu tụ rất lớn).

Tất cả điều này đều có thể phòng ngừa được chỉ với một cách đơn giản là “Chúng ta đừng gây sang chấn cho bệnh nhân, đừng bao giờ làm cho họ chảy máu trước khi đến bệnh viện” bởi đây là quan niệm hết sức sai lầm, phản khoa học mà chúng ta cần phải bài trừ, thậm chí cần truyền tải, lan tỏa ngược lại để không ai làm theo hướng dẫn tương tự như vậy nữa.

Bằng chứng là đã có rất nhiều trường hợp thực tế tại các bệnh viện, người bệnh bị xuất huyết não được người thân chích máu trên đầu ngón tay nhưng không có cải thiện gì vẫn phải đưa vào bệnh viện cấp cứu. Mặc dù thành công nhưng gặp nhiều khó khăn trong việc giúp bệnh nhân cầm máu và may mắn nhất vẫn là trong thời gian vàng.

Điều này chứng tỏ, thành công đến từ khoa học chứ không phải bằng cách chúng ta xem được trên mạng, từ những người vô danh, không có chuyên môn, không dựa trên bất kỳ cơ sở khoa học nào.

Một số trường hợp có biểu hiện như bất tỉnh, tay co quắp hay sùi bọt mép, khi châm kim thì tỉnh lại đó có thể là diễn biến của một cơn động kinh (dễ hiểu nhầm thành triệu chứng đột quỵ), người bệnh sẽ tự hồi phục chứ không phải do hiệu quả của việc sơ cứu bằng kim châm. 

Động kinh do rối loạn hệ thần kinh trung ương nên gây ra hiện tượng mất ý thức trong thời gian ngắn và nó khác hoàn toàn so với đột quỵ – xảy ra khi mạch máu bị vỡ hoặc tắc nghẽn mạch máu, gây ra tình trạng thiếu máu não

Chình vì vậy, tuyệt đối không nên áp dụng phương pháp sơ cứu đột quỵ bằng kim châm bởi nó có thể làm tăng nguy hiểm cho người bệnh và làm lỡ ‘‘thời gian vàng’’ cho việc cấp cứu đột quỵ. 

Vậy không dùng kim thì sơ cứu đột quỵ đúng cách là như thế nào?

Khi sơ cứu người bị đột quỵ thì cần đặc biệt chú ý đến ‘‘thời điểm vàng’’ bởi nó quyết định tính mạng cũng như cuộc sống của người bệnh sau này. Thời gian vàng để cấp cứu đột quỵ sẽ thường giới hạn trong khoảng 3-4,5 giờ đầu kể từ khi người bệnh bắt đầu có dấu hiệu đột quỵ. Trong khoảng thời gian này, nếu được cấp cứu đúng cách thì người bệnh có thể hạn chế được các biến chứng và nhanh phục hồi hơn. 

Thời gian vàng cấp cứu đột quỵ có vai trò rất quan trọng
Thời gian là vàng trong sơ cứu người bị đột quỵ

Khi bắt gặp người có các dấu hiệu đột quỵ như: hôn mê, mất ý thức, đau đầu, mất thăng bằng, không nói được, méo miệng, giảm thị lực đột ngột,… thì bạn nên nhanh chóng gọi cấp cứu 115. Trong lúc chờ xe cấp cứu đến thì cần thực hiện các sơ cứu cho người bệnh như sau: 

  • Đảm bảo môi trường xung quan thông thoáng, yên tĩnh, nới rộng quần quần áo để người bệnh dễ thở hơn. 
  • Để cho người bệnh nằm nghiêng bởi nằm ngửa sẽ dễ bị ho sặc, nôn trớ.
  • Kiểm tra xem người bệnh có đang thở hay không. Nếu không thì cần hô hấp nhân tạo và dùng hai tay ấn vào vùng gần tim để kích lại nhịp thở. Nên quấn khăn sạch vào ngón trỏ để lấy sạch đờm và dãi trong miệng người bệnh. Với những trường hợp người bệnh vẫn còn nhận thức thì nên hỏi thăm, trấn an để họ bớt lo lắng, sợ hãi. 
  • Trong quá trình sơ cứu thì nên ghi nhớ các triệu chứng của người bệnh, thời điểm khởi phát triệu chứng, các loại thuốc họ đang sử dụng (nếu có) và các bệnh lý nền để mô tả cho bác sĩ, nhằm thuận tiện cho việc cấp cứu. 
  • Trong trường hợp người đột quỵ đang ở một mình thì tuyệt đối không nên tự ý di chuyển đến bệnh viện mà cần gọi cho cơ sở y tế và người thân để được hỗ trợ. Việc tự ý di chuyển khi có dấu hiệu đột quỵ sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng nguy hiểm. 

Ngoài việc không nên sơ cứu đột quỵ bằng kim thì cần lưu ý không tự ý cho người bệnh sử dụng thuốc hoặc ăn uống bất cứ thứ gì và không được cạo gió.

Khi sơ cứu cần lưu ý không cạo gió cho người bệnh
Khi sơ cứu đột quỵ cần lưu ý không cạo gió cho người bệnh

Cùng với sơ cứu đúng cách và cấp cứu kịp thời cho người đột quỵ thì phục hồi chức năng sau đột quỵ cũng là điều quan trọng cần chú ý để người bệnh có thể nhanh chóng vượt qua và giảm ngừa di chứng. 

Như vậy, sơ cứu đột quỵ bằng kim là phương pháp không hề có cơ sở khoa học và có thể khiến người bệnh rơi vào tình trạng nguy hiểm do bỏ lỡ ‘‘thời gian vàng’’. Vì vậy, cần sơ cứu đột quỵ đúng cách để giúp tăng tỷ lệ sống sót và giảm được những biến chứng xấu cho người bệnh sau này.

Đánh giá bài viết

Đáng suy ngẫm

mua 6 tặng 1 sản phẩm azbrain

banner quảng cáo viên uống zlove

Video phản hồi AZBrain với bệnh "Đột Quỵ":

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Điểm bán gần bạn