Theo các số liệu thống kê thì có đến 50% người bệnh sau khi trải qua đột quỵ nhẹ sẽ bị đột quỵ thực sự ít nhất một lần trong 5 năm tới. Ngoài ra, nhiều người thường không nhận biết được những cơn đột quỵ nhẹ và thường nhầm lẫn với những bệnh lý khác dẫn đến không có biện pháp khắc phục và phòng ngừa phù hợp. Vì vậy, hãy theo dõi bài viết dưới đây của AZTrinao để nắm được những triệu chứng đột quỵ nhẹ để chăm sóc sức khoẻ tốt hơn nhé!
Đột quỵ nhẹ là gì?
Đột quỵ nhẹ (đột quỵ nhỏ) còn được biết đến với tên gọi thiếu máu thoáng qua (TIA), là tình trạng máu tạm ngưng chảy đến não trong một khoảng thời gian ngắn và gây ra những triệu chứng giống như đột quỵ nhưng không làm chết các tế bào não.
Các cơn đột quỵ nhẹ thông thường chỉ tồn tại dưới 24 giờ và thường xuất hiện trong một vài phút hoặc một vài giờ. Phần lớn các trường hợp đột quỵ nhẹ sẽ qua đi trong vòng 4 giờ mà không gây tổn thương nào cho người bệnh.
Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu, đột quỵ nhẹ có thể khiến người bệnh giảm 20% tuổi thọ và làm tăng nguy cơ biến chứng về tim mạch và não bộ. Đồng thời, những cơn đột quỵ nhẹ chính là dấu hiệu cảnh bảo những cơn đột quỵ thật sự xảy ra trong tương lai.
Triệu chứng đột quỵ nhẹ
Nhìn chung, các triệu chứng đột quỵ nhẹ tương tự như đột quỵ bình thường, bao gồm:
- Chóng mặt: Một biểu hiện đột quỵ nhẹ phổ biến nhất đó là chóng mặt. Người bệnh thường sẽ có cảm giác mặt tối sầm, váng đầu, hoa mắt,…
- Tăng huyết áp: Khi bị thiếu máu thoáng qua, người bệnh có thể tăng huyết áp (tăng xông) một cách đột ngột và chỉ số huyết áp cao hơn ngưỡng bình thường. Việc tăng huyết áp ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ người bệnh, đặc biệt là với những người đã có sẵn tiền sử cao huyết áp.
- Đau nửa đầu: Người bệnh có thể có những cơn đau nửa đầu tiến triển trong vòng 30 phút. Đi kèm với đó có thể là triệu chứng buồn nôn, sợ âm thanh mạnh, sợ ánh sáng,…
- Suy giảm thị lực: Cơn thiếu máu não thoáng qua làm hản hưởng đến phản ứng từ dây thần tinh của mắt đến não, khiến người bệnh suy giảm thị lực hoặc nghiêm trọng hơn có hể mất thị lực hoàn toàn.
- Giảm vận động, cơ bắp yếu: Do khi đột quỵ nhẹ thì não không được cung cấp đủ máu dẫn đến khả năng vận động suy giảm và cơ bắp yếu hơn. Người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc cử động và tê bì tay chân.
- Những triệu chứng khác: Ngoài những triệu chứng trên thì đột quỵ nhẹ còn có nhiều triệu chứng dễ nhầm lẫn với một số bệnh lý khác như: ngất, động kinh thoáng qua, mất trí nhớ đột ngột,…
Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ nhẹ
Đột quỵ nhẹ có thể xảy ra do một số yếu tố nguy cơ như:
- Tiền sử gia đình: người có người thân từng có tiền sử đột quỵ thì sẽ có nguy cơ cao hơn.
- Tuổi tác: những cơn thiếu máu thoáng qua thường phổ biến với những người trên 55 tuổi.
- Giới tính: mặc dù tỷ lệ thiếu máu thoáng qua ở nam giới cao hơn so với nữ giới nhưng phụ nữ lại chiểm tỷ lệ tử vong cao hơn.
- Có tiền sử đột quỵ: người đã từng bị đột quỵ sẽ có nguy cơ tái phát cao gấp 10.
- Do mắc bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm: tế bào máu hình liềm dễ bị mặc kẹt trong thành động mạch và chúng mang theo rất ít oxy. Điều này làm cản trở lưu lượng máu đến não và dẫn đến những cơn thiếu máu thoáng qua.
- Huyết áp cao: là nguyên nhân dẫn đến những cơn đột quỵ nhẹ và cả những cơn đột quỵ thực sự. Do đó kiểm soát huyết áp là việc làm rất quan trọng để phòng chống đột quỵ.
Chuẩn đoán đột quỵ nhẹ
Các triệu chứng của đột quỵ nhẹ thường khá khó nhận biết để đưa ra kết luận chính xác. Do đó, cần thực hiện một số phương pháp chẩn đoán như:
- Xét nghiệm máu: để phát hiện các nguy cơ gây xơ vữa động mạch, rối loạn lipid máu và đột quỵ
- Điện tim: để xác định rối loạn nhịp tim hoặc rung nhĩ.
- Siêu âm tim: để phát hiện những tổn thương van tim hoặc biểu hiện chức năng tim suy giảm,….
- Siêu âm hệ động mạch: để xác định những tổn thương ở nội trung mạc động mạch hoặc tình trạng xơ vữa động mạch.
- Siêu âm dopple sọ não: để đánh giá lưu lượng tuần hoàn ở não cũng như động mạch não.
- Chụp cộng hưởng từ/chụp cắt lớp vi tính: để loại trừ những bệnh lý liên quan như các tổn thương mạch máu hay u não,…
Cách điều trị đột quỵ nhẹ
Dù là đột quỵ nhẹ nhưng cũng cần điều trị như đột quỵ thực sự và phác đồ điều trị sẽ tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ bệnh lý.
Người bệnh có thể được chỉ định một số loại thuốc ổn định bệnh nền như mỡ máu, tiểu đường, huyết áp, ngăn huyết khối,…để giúp cải thiện tình trạng thiếu máu nuôi dưỡng não bộ.
Đồng thời, cần duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, hạn chế đồ ăn nhiều chất béo và từ bỏ rượu bia, thuốc lá,…
Trong trường hợp lòng mạch bị thu hẹp trên 70% thì bác sĩ có thể chỉ định các biện pháp can thiệp tuỳ từng trường hợp. Ngoài ra tùy theo từng trường hợp đột quỵ ở trẻ em, đột quỵ ở người trẻ hay đột quỵ ở người già mà phác đồ điều trị đột quỵ có thể sẽ thay đổi để phù hợp với bệnh nhân.
Cách phòng ngừa đột quỵ
Để phòng ngừa đột quỵ nhẹ cũng như sự xuất hiện của các cơn đột quỵ thực sự thì cần lưu ý những vấn đề sau:
- Xây dựng chế độ ăn nhiều rau xanh, trái cây, thực phẩm chứa nhiều khoáng chất vi lượng và omega -3.
- Hạn chế các thực phẩm dầu mỡ, đô uống có cồn, chất kích thích.
- Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, duy trì thói quen đi ngủ đúng giờ và đủ giấc, hạn chế căng thẳng.
- Vận động thường xuyên, đều đặn 30-40 phút mỗi ngày
- Nên đi khám sức khoẻ định kỳ 3-6 tháng/lần
Hy vọng bài viết trên giúp bạn nhận biết được triệu chứng đột quỵ nhẹ để có thể phòng ngừa và tránh được những cơn đột quỵ thực sự. Khi nhận thấy có những dấu hiệu bất thường thì nên thăm khám và kiểm tra để có phác đồ điều trị phù hợp và kịp thời.
Đáng suy ngẫm
Bạn cô đơn, lạc lõng trong chính ngôi nhà của mình?
Từ sự cô đơn ở cuộc sống hiện đại, ta cách trầm cảm chưa đầy một bước chân (Phần 1)
Cảm xúc và cảm giác – Kích ứng não bộ cần nhận biết rõ ràng
Tôi sống mục ruỗng trong cái bóng vô hồn mang tên trầm cảm
Tại sao những người trầm cảm thường tìm đến cái chết?
Top 10 hội chứng rối loạn tâm thần kỳ lạ mà não bộ có thể mắc phải
Video phản hồi AZBrain với bệnh "Đột Quỵ":
Rối loạn tiền đình nghe dược sĩ mách cách điều trị hiệu quả
Cụ Phụng 80 tuổi bị huyết áp thấp, rối loạn tiền đình dùng azbrain
Chị Ngô Thanh Vân - Cải thiện chứng rối loạn tiền đình 3 năm với thực phẩm AZBrain
Bài viết gần đây
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh