Huyết áp cao là một bệnh lý mạn tính với những tiến triển thầm lặng và các triệu chứng không rõ ràng nên rất khó để nhận biết. Điều này dẫn đến người bệnh thường gặp nhiều biến chứng nguy hiểm do lúc phát hiện thì bệnh đã rất nghiêm trọng. Do đó, cần trang bị cho mình đầy đủ các kiến thức về huyết áp cao để có giải pháp đối phó hiệu quả.
Bệnh huyết áp cao là gì?
Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành động mạch và khi áp lực này tăng cao sẽ được gọi là huyết áp cao.
Huyết áp cao là một bệnh lý mãn tính, không chỉ gặp huyết áp cao ở người già mà huyết áp cao ở người trẻ cũng rất phổ biến. Bệnh huyết áp cao chia thành một số loại như sau:
- Huyết áp cao vô căn: loại này chiếm đến 90% các trường hợp, tức là người bệnh bị huyết áp cao mà không có nguyên nhân cụ thể.
- Huyết áp cao thứ phát: huyết áp cao là triệu chứng của một số bệnh như bệnh trên thận, bệnh nội tiết, van tim, động mạch,…
- Huyết áp cao tâm thu đơn độc: là tình trạng chỉ có chỉ số huyết áp tâm thu tăng còn huyết áp tâm trương vẫn trong trạng thái ổn định.
- Huyết áp cao khi mang thai: thường xảy ra với khoảng 5-10% phụ nữ mang thai.
Huyết áp cao là bao nhiêu?
Khi đo huyết áp bạn sẽ nhận được hai chỉ số là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Trong đó:
- Huyết áp tâm thu: tương ứng với giai đoạn tim co bóp, nó thể hiện được khả năng bơm máu của tim.
- Huyết áp tâm trương: tương ứng với giai đoạn tim giãn ra, nó phản ánh khả năng đàn hồi của thành mạch.
Tùy vào mức độ thì theo ESC/ESH 2018, các loại huyết áp cao được phân chia như sau:
- Huyết áp bình thường: 120/80 mmHg
- Huyết áp bình thường cao: trên 130/85 mmHg
- Huyết áp cao độ 1: trên 140/90 mmHg
- Huyết áp cao độ 2: trên 160/100 mmHg
- Huyết áp cao độ 3: trên 180/110 mmHg
- Huyết áp cao tâm thu đơn độc: huyết áp tâm thu trên 140 mmHg, huyết áp tâm trương dưới 90 mmHg
Triệu chứng của huyết áp cao
Các triệu chứng của huyết áp cao tương đối mờ nhạt và trên thực tế có đến ⅓ các trường hợp không có bất kỳ triệu chứng nào và chỉ phát hiện ra bệnh khi đi khám sức khỏe tổng quát, một số khác thì chỉ có các triệu chứng thoáng qua như: nóng bừng mặt, đau đầu hoa mắt chóng mặt, khó thở, mắt mờ, buồn nuôn, tim đập nhanh, chảy máu cam,…
Huyết áp cao được xem như là “kẻ giết người thầm lặng” bởi chỉ khi bệnh trở nặng thì mới phát hiện ra bệnh và lúc này những biến chứng như: nhồi máu cơ tim, suy thận, đột quỵ,…có thể gây của hiểm đến tính mạng của người bệnh.
Bệnh huyết áp cao có nguy hiểm không?
Huyết áp cao nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Các biến chứng ở tim mạch: suy tim, thiếu máu cơ tim, rung nhĩ,…
- Các biến chứng ở não bộ: suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, xuất huyết não,…
- Các biến chứng ở thận: suy thận nhiều mức độ, ở giai đoạn cuối thì phải ghép thận hoặc chạy thận định kỳ.
- Các biến chứng ở mắt: phù nề, xuất huyết sau võng mạc, nhìn mờ hoặc nghiêm trọng hơn là mù mắt.
- Bệnh động mạch ngoại biên: có thể gây ra tình trạng đau đùi, đau bắp chân, nghiêm trọng hơn có thể bị loét, hoại tử và phải cắt bỏ chi.
- Rối loạn cương dương
- Một số biến chứng khác: đột quỵ, tổn thương thận,…
Nguyên nhân gây bệnh huyết áp cao
Có đến 90% các trường hợp huyết áp cao không có nguyên nhân gọi là tăng huyết áp nguyên phát. Bệnh huyết áp cao nguyên phát có thể gặp ở mọi đối tượng và độ tuổi nhưng một số nhóm đối tượng có nguy cơ cao hơn so với bình thường đó là người có thói quen ăn mặn, lạm dụng rượu bia, thuốc lá, ăn nhiều thực phẩm chứa chất béo không tốt, ít vận động, thừa cân, béo phì, căng thẳng, áp lực,…
10% các trường hợp huyết áp cao còn lại xác định được nguyên nhân gọi là tăng huyết áp thứ phát. Nếu điều trị theo đúng nguyên nhân gây ra bệnh thì có thể chữa khỏi.
Những nguyên nhân thứ phát thường gặp là:
- Bệnh lý về thận: viêm cầu thận, hẹp động mạch thận, suy thận mãn,…
- Bệnh lý nội tiết: bệnh Cushing, suy giáp, cường giáp,…
- Bệnh lý tuyến thượng thận
- Sử dụng một số loại thuốc như: corticoides, thuốc giảm đau, kháng viêm, thuốc tránh thai,…
- Hội chứng ngưng thở khi ngủ dẫn đến tăng huyết áp
- Tăng huyết áp do mang thai
Ngoài ra, huyết áp cao cũng là một bệnh có tính gia đình, nhiều người trong một nhà có thể cùng mắc bệnh.
Cách điều trị huyết áp cao
Điều trị không dùng thuốc
Tình trạng huyết áp cao có thể được cải thiện thông qua điều chỉnh một số thói quen sống như:
- Ăn uống lành mạnh bằng cách tăng cường rau xanh, trái cây, bổ sung cá, thịt gia cầm bỏ da, sữa,…và tiêu thụ ít muối (dưới 6g/ngày), đồng thời hạn chế rượu, bia, thuốc lá, các chất kích thích, thịt mỡ, đồ ăn nhanh,…
- Tập thể dục thường xuyên và đều đặn 30 phút mỗi ngày. Việc luyện tập sẽ giúp hạ huyết áp và duy trì cân nặng ổn định
- Tránh tình trạng bị nhiễm lạnh đột ngột
- Giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái, tránh căng thẳng
- Theo dõi và kiểm soát các bệnh liên quan hến huyết áp
- Thường xuyên dùng máy đo để tự kiểm tra huyết áp tại nhà
Việc duy trì những thói quen sống này không chỉ giúp người huyết áp cao có thể cải thiện tình trạng của bệnh mà còn giúp những người chưa mắc bệnh có thể phòng tránh.
Điều trị bằng thuốc
Nếu sau khi áp dụng các biện pháp thay đổi lối sống mà vẫn không mang lại hiệu quả thì người bệnh có thể được chỉ định dùng một số loại thuốc theo toa.
Thuốc hạ huyết áp sẽ gồm 5 nhóm cơ bản là:
- Thuốc ức chế men chuyển
- Thuốc ức chế calci
- Thuốc chẹn beta
- Thuốc lợi tiểu
- Thuốc chẹn thụ thể angiotensin 2
Bác sĩ sẽ chọn và phối hợp các loại thuốc tùy vào đặc điểm của bệnh nhân. Ngoài thuốc hạ huyết áp thì người bệnh có thể được chỉ định dùng các loại thuốc điều trị các bệnh lý gây ra huyết áp cao.
Để điều trị huyết áp cao hiệu quả, người bệnh cần uống thuốc đều đặn đồng thời lưu ý về tình hình sức khỏe trước và sau khi sử dụng thuốc. Nếu như nhận thấy có những tác dụng phụ thì cần thông báo ngay với bác sĩ để có những điều chỉnh thuốc phù hợp. Bên cạnh đó, không nên tự ý ngưng dùng thuốc nếu không có sự chỉ định của bác sĩ.
Trong những trường hợp huyết áp cao trở nên nghiêm trọng cần cấp cứu và bệnh nhân có nguy cơ tử vong cao thì bác sĩ có thể cho người bệnh sử dụng thuốc hạ huyết áp khẩn cấp cùng với thở oxy để cải thiện.
Nhìn chung, các triệu chứng của huyết áp cao thường không quá rõ ràng và đặc trưng nên để có thể phát hiện kịp thời thì bạn cần thường xuyên tự đo huyết áp tại nhà hoặc đi khám định kỳ để có thể xác định được các nguyên nhân thứ phát (nếu có bệnh) nhằm mang lại hiệu quả điều trị cao hơn.
Đáng suy ngẫm
Top 10 hội chứng rối loạn tâm thần kỳ lạ mà não bộ có thể mắc phải
Từ sự cô đơn ở cuộc sống hiện đại, ta cách trầm cảm chưa đầy một bước chân (Phần 1)
Trầm cảm một trận ốm của tinh thần – con quỷ gặm nhấm linh hồn
Vì sao luôn tồn tại những kẻ đố kỵ với những gì bạn có
Âm nhạc – tia sáng xua tan bóng tối trầm cảm
Cảm xúc và cảm giác – Kích ứng não bộ cần nhận biết rõ ràng
Bài viết gần đây
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh