Đau đỉnh đầu: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Ngày đăng: 10/05/2023  Bởi: Đức Lê Lượt xem

Đau đỉnh đầu là một loại đau đầu thường gặp, phổ biến hiện nay nên ít ai quan tâm tới sự nguy hiểm của nó. Không chỉ đơn thuần xuất phát từ nguyên nhân mất ngủ hay căng thẳng, chứng đau đỉnh đầu này có thể là dấu hiệu sớm của các bệnh lý nghiêm trọng như huyết áp cao và đột quỵ.

Đau đỉnh đầu – căn bệnh lạ mà quen

Thời gian gần đây, khi những căn bệnh liên quan đến não bộ hoặc bắt nguồn từ não bộ ngày càng gia tăng với biến chứng nguy hiểm, thì những cơn đau đỉnh đầu tưởng như đơn giản đã khiến nhiều bệnh nhân lo lắng. Đây là những cơn đau đầu luôn tồn tại và diễn ra hằng ngày với dấu hiệu đau âm ỉ hoặc đột ngột phần trên đỉnh đầu và ít ai chú ý.

dau-dinh-dau.jpg
Đau đỉnh đầu – căn bệnh tiềm ẩn nhiều mối nguy

Đau đỉnh đầu có thể diễn ra trong một vài phút nhưng cũng có thể kéo dài vài tiếng, tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh và cơ địa của người bệnh. Chứng bệnh “nhỏ bé” này tưởng chừng như vô hại, lại ẩn chứa những ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của người bệnh, nếu như không được điều trị kịp thời.

Triệu chứng “ít ai quan tâm” của đau đỉnh đầu

Khi cơn đau đỉnh đầu ập tới, người bệnh sẽ cảm giác như có một vật nặng đang đè phần đỉnh đầu gây ra những cơn đau nhói. Khi cơn đau kéo dài, nhiều người còn gặp những triệu chứng khác như chóng mặt, đau phần xương hàm, đau vùng cổ và nhạy cảm với ánh sáng và tiếng ồn. Ngoài ra, khi không xử lý chứng đau đỉnh đầu kịp thời, người bệnh có thể bị chảy máu cam, khó thở, rối loạn lo âu…

Nguyên nhân chính gây ra đau đỉnh đầu

Cách chữa trị chứng đau đỉnh đầu phụ thuộc hoàn toàn vào nguyên nhân gây ra bệnh, nên việc xác định nguyên nhân gây bệnh là điều vô cùng quan trọng. Phần lớn nguyên nhân đau đỉnh đầu là do bệnh lý, vì vậy chứng đau đầu này luôn khiến người bệnh lo lắng.

Nhóm nguyên nhân đến từ bệnh lý

  • Hội chứng co mạch não hội phục – nguy cơ gây đột quỵ

Một trong những nguyên nhân nguy hiểm của những cơn đau đỉnh đầu là hội chứng co mạch não phục hồi. Hội chứng này với dấu hiệu ban đầu là đau đỉnh đầu gây phù não, co giật hoặc đột quỵ nếu như không được phát hiện sớm.

  • Đau đầu từng cụm – cơn đau “cuồng nộ”

Khi mắc chứng đau đầu từng cụm, người bệnh sẽ phải trải qua cơn đau hằng ngày hằng giờ. Cơn đau có thể lan dần lên vùng đỉnh đầu, hốc mắt và đôi khi là cả vùng mặt. Cơn đau thường đến vào một thời điểm nhất định trong ngày và kéo dài từ 20 phút đến 3 giờ. Hầu hết, người bệnh đều phải sử dụng thuốc giảm đau để có thể vượt qua cơn đau như “búa bổ” này.

dau-dinh-dau-cum.jpg
Đau đầu từng cụm là nguyên nhân gây đau đỉnh đầu

Đau đầu từng cụm không chỉ gây ra những cơn đau đỉnh đầu mà còn đi kèm cả dấu hiệu sụp mí mắt, sưng đỏ… khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi và khó chịu.

  • Đau đầu do viêm xoang- cơn đau nhức dai dẳng

Môi trường ngày càng ô nhiễm là điều kiện thuận lợi cho bệnh viêm xoang phát triển. Viêm nhiễm vùng xoang có thể gây ra những cơn đau một, hai bên đầu hoặc lan dần tới đỉnh đầu. Cơn đau nhẹ hay nặng phụ thuộc vào tình trạng nặng nhẹ của bệnh, nhưng thường sẽ là những cơn đau âm ỉ từ ngày này qua ngày khác, khiến người bệnh mệt mỏi và khó chịu.  Đau đỉnh đầu chỉ thuyên giảm khi bệnh viêm xoang khỏi.

  • Đau đầu do tăng huyết áp – cơn đau tiềm ẩn nhiều mối nguy

Huyết áp cao được mệnh danh “kẻ giết người thầm lặng” khi tiềm ẩn rất nhiều biến chứng nguy hiểm mà các triệu chứng thường không rõ ràng. Vì vậy, khi bị đau đỉnh đầu ít ai nghĩ rằng nguyên nhân đến từ bệnh huyết áp cao. Tuy nhiên, khi huyết áp tăng đột ngột từ 180/120mmHg trở lên, bệnh nhân có thể xuất hiện những cơn đau nhức phần đỉnh đầu kèm với các triệu chứng tức ngực, mắt mờ, khó thở và chảy máu cam.

  • Đau đầu do thiểu năng tuần hoàn máu não – cơn đau thầm lặng

Chứng thiểu năng tuần hoàn máu não hay còn gọi là thiếu máu não ở giai đoạn khởi phát thường không có biểu hiện gì. Khi não bộ không được cung cấp đủ lượng oxy và máu cần thiết trong thời gian dài sẽ gây ra những cơn đau đầu trong đó có chứng đau đỉnh đầu. Cơn đau có thể kéo dài và âm ỉ trong nhiều ngày, và nặng hơn nếu như không có sự can thiệp đúng cách.

Nhóm tác nhân bên ngoài

  • Căng thẳng kéo dài

Tình trạng căng thẳng đầu óc kéo dài luôn là nguyên nhân chính gây ra chứng đau đầu. Những cơn đau dạng này thường âm ỉ, và không quá nghiêm trọng, thời gian diễn ra cơn đau từ khoảng 30 phút tới cả tuần lễ, tùy thuộc vào tình trạng căng thẳng đến đâu. Đau đỉnh đầu sẽ tự thuyên giảm khi não bộ được giải tỏa và thư thái.

  • Đau do thay đổi thời tiết

Khi nhiệt độ, độ ẩm hay áp suất thay đổi mà cơ thể không kịp đáp ứng sẽ gây ra phản ứng đau đầu. Thông thường những cơn đau đầu này sẽ không kéo dài và cơn đau sẽ không quá dữ dội. Thường cơn đau sẽ qua đi sau một vài giờ hoặc khi bạn nghỉ ngơi.

Dau-dau-khi-thoi-tiet-thay-doi.jpg
Thời tiết thay đổi đột ngột gây ra chứng đau đỉnh đầu
  • Đau đầu do tập thể dục quá sức

Thói quen tập thể dục là một điều tốt cần duy trì, nhưng việc tập luyện quá sức sẽ khiến cơ thể quá tải gây ra tình trạng huyết áp tăng nhanh. Hơn nữa, khi tập luyện trong môi trường bí khí hoặc kín, cơ thể sẽ không được cung cấp đủ lượng oxy (thiếu oxy lên não và khoáng chất cần thiết), từ đó những cơn đau đầu được sinh ra. Với nguyên nhân này, bạn chỉ cần thay đổi chế độ tập luyện là vấn đề được giải quyết.

Tuy nhiên, nếu cơn đau đỉnh đầu vẫn tiếp diễn với tần suất lớn hơn thì bạn cần phải tìm gặp bác sĩ để được thăm khám vì rất có thể đó là dấu hiệu bệnh lý chứ không đơn giản là yếu tố bên ngoài.

  • Đau đầu do lạm dụng thuốc

Sử dụng quá nhiều các loại thuốc giảm đau để giải quyết cơn đau, lâu ngày sẽ gây tác dụng ngược. Do đó, khi sử dụng thuốc bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ, và tuân thủ đúng theo chỉ định để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

Phương pháp điều trị đau đỉnh đầu

Hầu hết các phương pháp điều trị của chứng đau đầu này đều tập trung vào chữa nguyên nhân và các yếu tố sinh ra bệnh. Do đó, có một số phương pháp phổ biến bao gồm điều trị bằng thuốc, phương pháp xoa bóp và tự điều trị tại nhà.

  • Điều trị bằng thuốc – giảm đau nhanh chóng

Phác đồ điều trị bằng thuốc của chứng đau đỉnh đầu phần lớn là các nhóm thuốc giảm đau không kê đơn (aspirin, paracetamol…), thuốc chống viêm, thuốc giãn cơ và các nhóm triptans.

Các loại thuốc này mang hiệu quả cao trong điều trị khi giảm đau nhanh chóng, nhưng cũng mang đến những tác dụng “khôn lường” cho người sử dụng. Thông thường, các loại thuốc giảm đau dạng này sẽ không được sử dụng quá 3 ngày và cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Hơn nữa, các loại thuốc này còn có thể phản ứng phụ nên đảm bảo rằng bạn không quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc.

  • Điều trị bằng phương pháp xoa bóp

Theo y học cổ truyền, bản chất của chứng đau đỉnh đầu do vị trí của đốt sống cổ đang nằm không đúng vị trí chèn ép lên các bó dây thần kinh, gây ra cơn đau. Do đó, khi điều trị được thần kinh đốt sống cổ, thì căn nguyên của vấn đề sẽ được giải quyết, bệnh sẽ tự động thoái lui và không còn tái lại.

massage-dau-giam-dau.jpg
Xoa bóp, bấm huyệt là phương pháp tối ưu hạn chế cơn đau đỉnh đầu

Với phương pháp này, các bác sĩ chuyên môn sẽ sử dụng kỹ thuật massage để nắn và đưa cột sống cổ thẳng hàng, giữ cho vùng cổ, vai gáy và thần kinh đốt sống cổ về đúng vị trí ban đầu, từ đó giảm chứng đau đỉnh đầu.

Lưu ý: Đây không phải phương pháp điều trị đau đầu tại nhà. Tuyệt đối không thực hiện khi không có chuyên môn.

  • Điều trị đau đỉnh đầu tại nhà

Khi tình trạng bệnh ở giai đoạn đầu và do các yếu tố bên ngoài tác động, người bệnh có thể tự mình cân đối và thay đổi thói quen sinh hoạt như nằm và ngồi đúng tư thế. Giảm thiểu cơn đau của mình bằng cách chườm nóng hoặc chườm lạnh.

Người bệnh cũng có thể tham khảo các bài tập massage nhẹ nhàng vùng đầu để máu huyết được lưu thông tốt, từ đó giảm thiểu được chứng đau đầu. Tham khảo hướng dẫn xoa bóp bấm huyệt chữa đau đầu.

Biểu hiện nguy hiểm của chứng đau đỉnh đầu

Chứng đau đỉnh đầu không phải lúc nào cũng nguy hiểm nhưng nếu nó xuất hiện kèm theo một số triệu chứng dưới đây thì bạn nên thăm khám bác sĩ :

  • Nhức đỉnh đầu dữ dội kèm theo sốt
  • Đau đầu dữ dội, đột ngột không rõ nguyên nhân
  • Đau đầu dữ dội kèm theo cứng cổ

Cách phòng tránh những cơn đau đỉnh đầu hoành hành

Loại bỏ các nguyên nhân đến từ bệnh lý, bạn có thể phòng ngừa chứng đau đỉnh đầu này dựa trên các tác nhân bên ngoài, phần nào giảm thiểu được chứng đau đỉnh đầu hiệu quả:

  • Ngủ đủ giấc và đúng giờ: rèn luyện cho bản thân thói quen đi ngủ đúng giờ là một điều rất quan trọng, bởi thiếu ngủ là một trong những tác nhân gây ra chứng đau đỉnh đầu kéo dài. Việc thiết lập thời gian ngủ đúng và đủ không những giúp bạn “thoát” khỏi những cơn đau đầu mà còn cải thiện sức khỏe toàn diện.
  • Thư giãn và chăm sóc não bộ: công việc hay học tập luôn khiến bạn căng thẳng và mệt mỏi, nhưng hãy tìm cách giúp bản thân được thư giãn và nghỉ ngơi thực sự. Bạn có thể lắng nghe một bản nhạc yêu thích, ngồi thiền, tập yoga sẽ giúp đầu óc được thư thái, từ đó những cơn đau do áp lực không còn nữa.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích: sử dụng quá nhiều rượu bia hay chất kích thích khiến bạn bị đau đầu, và ngày càng tồi tệ nếu như bạn vẫn tiếp tục uống.
  • Hấp thụ hàm lượng caffeine quá mức: caffeine khiến căng thẳng thần kinh, từ đó sinh ra những cơn đau đỉnh đầu.

Những cơn đau đỉnh đầu tưởng chừng đơn giản nhưng luôn tiềm ẩn những bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, việc nhận biết, xác định nguyên nhân và đưa ra phương hướng điều trị cụ thể là điều mà bạn nên thực hiện nghiêm túc. Hy vọng bài viết trên đã cho bạn những thông tin hữu ích về chứng bệnh này.

Đánh giá bài viết

Đáng suy ngẫm

mua 6 tặng 1 sản phẩm azbrain

banner quảng cáo viên uống zlove

Video phản hồi AZBrain với bệnh "Đau Đầu":

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Điểm bán gần bạn