Không ít trường hợp gặp phải tình trạng ngủ trưa dậy bị đau đầu mà không hiểu tại sao, đấy có phải là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm liên quan đến vùng đầu hay không cùng tìm hiểu để kịp thời xử lý trước khi mọi thứ trở nên nặng hơn nhé!
Nguyên nhân gây ra chứng đau đầu sau khi ngủ trưa dậy
Bên cạnh những trường hợp không ngủ trưa bị đau đầu thì cũng rất nhiều người gặp phải tình trạng ngủ trưa dậy bị đau đầu, cơn đau có thể nhanh chóng kết thúc nhưng cũng có thể kéo dài cả buổi chiều với mức độ khác nhau. Nhìn chung, những cơn đau này đều khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó chịu và không tập trung làm việc.
Thường chứng đau này sẽ do nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm nguyên nhân bệnh lý và nguyên nhân xung quanh.
Nhóm nguyên nhân bên ngoài
Theo như thống kê, hầu hết những cơn đau đầu khi ngủ trưa dậy đều do tác động bên ngoài chứ không phải do bệnh lý. Những cơn đau đầu này thường âm ỉ chứ không dữ dội và thường xuất hiện một mình không kèm theo các triệu chứng khác.
- Thời gian ngủ kéo dài
Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng thời gian ngủ buổi trưa chỉ nên kéo dài từ 15-30 phút. Khoảng thời gian này là vừa đủ để bạn có thể tái tạo năng lượng sau một buổi sáng làm việc hăng say. Nếu bạn ngủ quá hơn 30 phút thì lại tạo nên phản ứng ngược, bởi khi đó cơ thể sẽ chuyển từ trạng thái ngủ nông sang ngủ sâu như với giấc ngủ ban đêm. Vì vậy, khi thức dậy sau giấc ngủ trưa kéo dài, cơ thể sẽ mệt mỏi, ủ rũ và tinh thần trì trệ trong suốt cả buổi chiều. Với những trường hợp nặng có thể kéo theo những cơn đau đầu không mong muốn, thậm chí có thể là chóng mặt.
- Ngủ không đủ giấc hay ngủ không sâu giấc
Tương tự như với việc bạn ngủ quá nhiều, ngủ trưa không sâu giấc, trằn trọc, ngủ mơ màng cũng khiến bạn thức dậy với trạng thái mệt mỏi và đau đầu, không thể tỉnh táo.
- Ngủ sai tư thế
Việc ngủ sai tư thế mang lại nhiều hệ lụy cho sức khỏe hơn chúng ta tưởng tượng. Nhiều người thường có thói quen gối cao đầu khi ngủ. Đây thực sự là một thói quen nên bỏ bởi như vậy trong quá trình ngủ, máu sẽ khó lưu thông nên não, khiến não bộ rơi vào tình trạng thiếu dưỡng chất vì vậy khi thức dậy những cơn đau đầu sẽ ập tới.
Nhóm nguyên nhân bệnh lý
Nếu như đã loại bỏ yếu tố bên ngoài, thì bệnh lý cũng là nhóm nguyên nhân mà bạn nên lưu tâm khi chứng đau đầu khi ngủ dậy buổi trưa thường xuyên diễn ra, cơn đau dữ dội kèm các triệu chứng khác.
Thiếu máu não hay còn được gọi là thiểu năng tuần hoàn não luôn được xem là nguyên nhân chính gây ra chứng đau đầu, ngay cả khi ngủ trưa dậy bị đau đầu. Chứng thiếu máu não này sẽ khiến cho lượng máu cung cấp cho não không đủ do cơ địa thiếu máu hoặc do các khối huyết ư trong mạch làm ngăn cản quá trình vận chuyển máu lên não. Tình trạng này sẽ khiến cho các tế bào não thiếu các dưỡng chất cần thiết, khiến người bệnh gặp những cơn đau đầu hoặc nguy hiểm hơn là tai biến mạch máu não hoặc đột quỵ.
Mặc dù chứng bệnh huyết áp cao này chủ yếu ở người già, nhưng hiện nay chứng bệnh này đang ngày càng phổ biến và trẻ hóa. Khi áp lực lên thành mạch tới não bộ quá lớn, khiến não bộ không kịp tiếp nhận, cũng sẽ gây nên chứng đau đầu khi thức giấc.
- Bệnh trầm cảm
Trầm cảm được ví như “sát nhân thầm lặng” khi nó không chỉ ăn mòn ý chí mà còn cả sức khỏe của người bệnh. Người bệnh sẽ luôn trong trạng thái u uất, mệt mỏi và những cơn đau đầu hành hạ khiến họ không muốn làm gì hay thậm chí là cả thức dậy.
Các biện pháp chữa trị ngủ trưa dậy bị đau đầu
- Sử dụng các bài massage nhẹ nhàng
Với những cơn đau đầu không do bệnh lý mà chỉ đơn thuần do ngủ sai tư thế hoặc ngủ thiếu giấc, bạn có thể áp dụng các bài massage nhẹ nhàng, giúp máu huyết lưu thông tốt hơn và thư giãn giúp bạn nhanh chóng lấy lại tinh thần. Đương nhiên, việc massage chỉ cải thiện chứ không thể nào làm bạn khỏi ngay chứng đau đầu của mình.
- Nghỉ ngơi thư giãn
Sau một giấc ngủ trưa, thay vì lao vào làm việc, bạn hãy đi lại nhẹ nhàng, uống một cốc nước, hít thở không khí trong lành khoảng 5-10 phút trước khi bắt đầu làm việc. Điều này không những giúp bạn khoan khoái và tỉnh ngủ mà còn giúp hạn chế những cơn đau đầu luôn thường trực.
- Chườm đá lạnh giảm đau
Nếu như cơn đau kéo dài khiến bạn có chịu, bạn có thể thử chườm đá nên vùng trán sẽ giúp cơn đau nhẹ nhàng hơn. Đá lạnh sẽ làm liệt các dây thần kinh đang “căng như dây đàn” vì đau.
- Uống một cốc trà gừng
Vào mùa đông hay nằm điều hòa khi ngủ trưa rất dễ dẫn đến tình trạng đau đầu khi thức dậy, nên bạn có thể bắt đầu buổi chiều làm việc đầy hiệu quả bằng một cốc trà gừng ấm nóng. Hương vị gừng dễ chịu sẽ giúp bạn thuyên giảm những cơn đau đầu và không còn cảm giác buồn nôn, tăng cường hệ miễn dịch và một số ứng dụng như: Cách chống say tàu xe bằng gừng, sơ cứu tụt huyết áp.
- Bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng
Một bữa ăn giàu chất dinh dưỡng tốt cho não bộ sẽ giúp cơn đau đầu sau ngủ dậy nhẹ nhàng hơn. Bạn có thể bổ sung cải bó xôi, ngũ cốc, sữa và các chế phẩm từ sữa hay thực phẩm giàu omega 3 sẽ khiến cải thiện tình trạng đau đầu.
- Sử dụng hoạt huyết bổ huyết đông y
Với các dấu hiệu của bệnh lý, người bệnh nên sử dụng bổ sung các loại hoạt huyết bổ huyết có nguồn gốc thảo dược có thể sử dụng lâu dài và không gây tác dụng phụ. Thuốc hoạt huyết sẽ giúp phá các cục máu đông ngăn cản vận chuyển máu tới não, bổ sung thêm máu mới và tăng cường lưu thông máu đến não. Khi não bộ được cung cấp đủ lượng máu cần thiết, thì tình trạng đau đầu cũng được cải thiện đáng kể.
Cách ngủ trưa không bị đau đầu
Đây có lẽ là điều nhiều người quan tâm, bởi ít nhất một lần trong chúng ta đã gặp phải tình trạng đau đầu khi ngủ trưa dậy. Một giấc ngủ trưa đúng và đủ sẽ mang đến những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe như điều hòa huyết áp, tái tạo năng lượng, ngăn ngừa chứng suy giảm trí nhớ, giảm nguy cơ đột quỵ tim… Tuy nhiên, nếu bạn ngủ trưa không đúng cách thì lại gây ra phản ứng ngược đó là đau đầu, đôi khi xuất hiện đau đầu kèm chóng mặt buồn nôn.
- Thực hiện một giấc ngủ trưa ngắn
Bạn nên tạo cho mình một thói quen ngủ trưa khoảng 15-30 phút thay vì chỉ chợp mắt hay giấc ngủ kéo dài vài tiếng. Ngủ ít hoặc quá nhiều đến khiến cơ thể mệt mỏi và không tốt cho sức khỏe.
- Đảm bảo một giấc ngủ chất lượng
Khi đã chắc phần số thì phần lượng cũng là điều chúng ta quan tâm để có một giấc ngủ thật ngon, thật sâu giấc, thay vì giấc ngủ chập chờn, ngủ gà ngủ gật. Để làm được điều đó, bạn nên hạn chế sử dụng các chất kích thích trước giờ ngủ một vài tiếng như cà phê, thuốc lá, hay rượu bia. Hơn nữa, hãy chọn cho mình một vị trí ngủ thoải mái, yên tĩnh để việc đi vào giấc ngủ một cách nhanh chóng và đơn giản.
- Thực hiện động tác thể dục nhẹ nhàng khi thức dậy
Việc ngủ dậy và ngồi làm việc ngay lập tức rất dễ gây ra tình trạng đau đầu, mệt mỏi. Do đó, thay vì làm việc bạn nên đi lại nhẹ nhàng, hoặc tập một vài động tác nhẹ nhàng như vươn thở, hay xoay cổ vai gáy như cách đánh thức các cơ quan còn đang ngủ quên cũng như giúp máu lưu thông. Chỉ cần dành khoảng 5-10 phút với những thao tác đơn giản như vậy, bạn sẽ phòng tránh tối đa nguy cơn đau đầu khi ngủ dậy.
Ngủ trưa dậy bị đau đầu đa phần đều do các yếu tố bên ngoài. Vì vậy, bạn chỉ cần thay đổi thói quen ngủ, bổ sung dinh dưỡng những cơn đau sẽ thuyên giảm.
Đáng suy ngẫm
Trầm cảm một trận ốm của tinh thần – con quỷ gặm nhấm linh hồn
Vì sao luôn tồn tại những kẻ đố kỵ với những gì bạn có
Tôi sống mục ruỗng trong cái bóng vô hồn mang tên trầm cảm
Cảm xúc và cảm giác – Kích ứng não bộ cần nhận biết rõ ràng
Bạn cô đơn, lạc lõng trong chính ngôi nhà của mình?
Top 10 hội chứng rối loạn tâm thần kỳ lạ mà não bộ có thể mắc phải
Video phản hồi AZBrain với bệnh "Đau Đầu":
[Dược sỹ] Người trẻ đau nửa đầu, đau đỉnh đầu dùng AZBrain có cải thiện?
Trần Hoài Thu, đã cải thiện chứng đau đầu kéo dài sau khi sử dụng AZBrain.
Chị Minh Tâm - huyết áp thấp, thường xuyên bị đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, ngất xỉu vì tụt huyết áp đột ngột
Bài viết gần đây
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh