Những người mắc chứng đau đầu vận mạch phải đối mặt với những cơn đau đầu đột ngột, nhói ở một vùng nửa đầu kèm với các triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn, hoa mắt và đặc biệt nhạy cảm với ánh sáng và tiếng ồn. Căn bệnh này không những ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh mà còn cuộc sống hằng ngày. Hãy tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ thêm về chứng đau đầu vận mạch, cách chữa trị và phòng ngừa.
Đau đầu vận mạch là gì?
Đau đầu vận mạch là triệu chứng đau nửa đầu thường gặp ở lứa tuổi trẻ ở cả nam giới và nữ giới. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao hơn. Theo các chuyên gia, nội tiết tố estrogen tăng hoặc giảm mạnh ở phụ nữ là nguyên nhân chính khiến họ mắc chứng bệnh này.
Bệnh đau đầu vận mạch sẽ thuyên giảm khi người bệnh bước vào tuổi trung niên. Mặc dù chưa có nghiên cứu nào chỉ ra rằng bệnh đau đầu vận mạch có yếu tố di truyền, nhưng đã rất nhiều người có người thân mắc chứng đau đầu này cũng bị đau đầu.
Triệu chứng bệnh đau đầu vận mạch như thế nào?
Ngoài triệu chứng đau đầu, người bị chứng bệnh đau đầu vận mạch còn gặp thêm một số biểu hiện khác như:
Trước khi cơn đau đầu xuất hiện: người bệnh có thể gặp phải những dấu hiệu bất thường về thị giác như chớp mắt, mất thị lực, mắt đột nhiên tối sầm,… hay bất thường về cảm giác, khả năng vận động và khả năng phát âm… những triệu chứng này có thể kéo dài khoảng một tiếng. Khi dứt triệu chứng này, những cơn đau đầu dồn dập sẽ xuất hiện.
Khoảng 20% người bệnh gặp các tiền triệu chứng, còn lại người bệnh sẽ đón nhận cơn đau đầu bất ngờ và liên tục trong một khoảng thời gian nhất định.
Trong khi xảy ra những cơn đau đầu, cơ thể của người bệnh cũng có thể xuất hiện kèm theo các dấu hiệu khác như:
- Đâu đầu vùng thái dương, vùng trán trước với cường độ dữ dội. Những cơn đau này thường giật theo nhịp đập của mạch.
- Người bệnh có cảm giác chóng mặt buồn nôn và nôn
- Nhạy cảm với ánh sáng và tiếng ồn
- Cơn đau tăng lên khi vận động mạnh
Cơn đau kéo dài từ 2-72 tiếng nếu như người bệnh không có biện pháp chữa trị đúng cách.
Nguyên nhân gây đau đầu vận mạch
Bên cạnh yếu tố bệnh lý, đau đầu vận mạch có thể xuất phát từ các yếu tố bên ngoài như:
- Sử dụng các chất kích thích như rượu bia, đồ uống có cồn: hàm lượng cafein và cồn quá cao làm chậm quá trình lưu thông máu lên não cũng kích thích những cơn đau đầu vận mạch.
- Căng thẳng, mệt mỏi quá độ: cơ thể mệt mỏi, đầu óc căng thẳng trong thời gian dài sẽ khiến hệ thần kinh suy nhược do phải hoạt động quá sức.
- Thay đổi thời tiết, khí hậu: nhiệt độ, độ ẩm thay đổi bất thường khiến cơ thể không kịp đáp ứng để phù hợp với thời tiết cũng khiến mạch máu não co giãn bất thường gây ra tình trạng đau nửa đầu.
- Thay đổi nhịp sinh học (ngủ không đủ giấc, ngủ không ngon giấc)
- Thay đổi nồng độ hormone nữ estrogen (bắt đầu kỳ kinh nguyệt, thời kỳ mãn kinh)
- Sử dụng các thực ăn nhanh, thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn đóng hộp
- Chocolate: có chứa các hoạt chất mẫn cảm với tế bào não gây kích ứng những cơn đau dồn dập.
- Sử dụng thuốc kháng sinh: tác dụng phụ của thuốc tây khi sử dụng lâu dài sẽ gây ra tình trạng đau nửa đầu, mệt mỏi và khó tiêu.
Đau đầu vận mạch có nguy hiểm không?
Thông thường cơn đau đầu vận mạch không gây nguy hiểm nhưng nếu như đau đầu kèm với sốt hoặc xảy ra trong thời gian dài với tần suất nhiều, thì bạn nên thăm khám bác sĩ phòng tránh những căn bệnh ác tính.
Tuy không gây ra những biến chứng quá nguy hiểm, nhưng cơn đau đầu vận mạch này lại ảnh hưởng khá lớn tới công việc và sinh hoạt trong cuộc sống hằng ngày của người bệnh. Từ đó, khiến cho chất lượng cuộc sống và tâm lý của người bệnh ảnh hưởng rất nhiều.
Bản chất của đau đầu vận mạch chính là do tình trạng co giãn bất thường của mạch máu nào. Điều này sẽ khiến cho lượng oxy và dưỡng chất cung cấp lên tế bào não bị gián đoạn. Nếu tình trạng này diễn ra lâu có thể gây lên các triệu chứng run tay, đau đầu. Hơn nữa, tế bào não là tế bào duy nhất trong cơ thể chúng ta không tự chữa lành và sinh thêm, nên khi tế bào não tổn thương thì những bệnh về thần kinh như suy giảm trí nhớ, liệt nửa người, đột quỵ hay tử vong có thể xảy ra.
Phương pháp chữa trị hiệu quả chứng đau đầu vận mạch
Tùy thuộc theo tình trạng bệnh khác nhau, mà phác đồ điều trị của bệnh đau đầu vận mạch sẽ khác nhau. Bên cạnh việc thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng, khi gặp những cơn đau đầu thể nhẹ, người bệnh cũng có thể áp dụng một số cách giúp giảm cơn đau tại nhà:
- Uống nhiều nước
- Nghỉ ngơi trong phòng kín, tối và yên tĩnh
- Đắp khăn lạnh lên đầu và nằm thư giãn
- Sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn như aspirin nếu như cơn đau mạnh lên.
Tuy nhiên, nếu như cơn đau dồn dập, kéo dài tới 4 ngày hoặc kèm với các triệu chứng như sốt, co giật, tê liệt chân tay thì người bệnh cần có phác đồ điều trị từ các bác sĩ chuyên ngành. Hiện nay, có hai hướng điều trị chính của bệnh đau đầu vận mạch là phương pháp tây y và đông y.
Điều trị đau đầu vận mạch theo Tây y
Sử dụng thuốc kháng sinh, giảm đau là những thành phần chính trong phương pháp điều trị tây y. Các loại thuốc này sẽ giúp bạn cảm thấy thuyên giảm rất nhanh cơn đau đầu của mình, nhưng hầu hết chúng chỉ chữa vào triệu chứng chứ không phải tận gốc vấn đề. Vì vậy, rất nhiều bệnh nhân bị tái đi tái lại và những cơn đau đầu sau sẽ đau dồn dập và thời gian biểu hiện sẽ lâu hơn những lần trước đó:
- Thuốc giảm đau như paracetamol, thuốc kháng viêm giảm đau không steroid (NSAIDs ), thuốc nhóm triptan
- Các loại thuốc chống trầm cảm
Phương pháp Y học cổ truyền
Sử dụng các loại thuốc đông y được xem là “thần dược” giúp cải thiện hiệu quả và tận gốc chứng đau đầu vận mạch. Mặc dù phương pháp này không cho kết quả nhanh như tây y nhưng bền vừng, ít tái lại và ít gây tác dụng phụ cho người bệnh. Trong đông y, các bác sĩ đông sẽ kê cho người bệnh các loại thuốc bổ huyết, hoạt huyết giúp cải thiện tình trạng lưu thông máu lên não.
Theo Y Học Cổ Truyền, bản chất của căn bệnh đau đầu vận mạch này chính là do máu bị tắc, không lưu thông đủ lên não (thiếu máu não) đã gây ra tình trạng đau nửa đầu. Do vậy, chỉ cần máu huyết lưu thông tốt, chứng bệnh này sẽ tự động thoái lui.
Ngoài ra, với những trường hợp đau đầu vận mạch mãn tính, các bác sĩ sẽ tiến hành châm cứu hoặc xoa bóp bấm huyệt để tác động vào vùng đau, giúp giảm đau đầu nhanh chóng và kích hoạt lưu thông máu tới đúng điểm, phương pháp trị liệu vật lý này còn giúp chúng ta khắc phục tình trạng khó ngủ, mất ngủ nưa đấy.
Cách phòng tránh tình trạng đau đầu vận mạch
Phòng bệnh hơn chữa bệnh luôn là cách tốt nhất giúp chúng ta có cuộc sống khỏe mạnh và hạn chế những cơn đau đầu vận mạch “tấn công”:
- Tập luyện thể dục thể thao: Tham gia tập luyện một số một thể thao nhẹ nhàng như yoga giúp tăng lượng oxy lên não, giúp cải thiện tình trạng đau nửa đầu.
- Tăng cường bổ sung những thực phẩm có tác dụng giảm đau đầu như các thực phẩm nhiều đạm, giàu omega 3, sữa chua…
- Sử dụng các sản phẩm bổ huyết, hoạt huyết giúp tăng cường máu lên não và hạn chế những cơn đau do thiếu máu não
- Suy nghĩ tích cực, giải tỏa căng thẳng cuộc sống
- Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính… giảm thiểu sóng điện từ ảnh hưởng xấu tới não bộ.
Đau đầu vận mạch là một bệnh lý phổ biến với các triệu chứng kèm theo khác nhau. Đây là bệnh không gây biến chứng nguy hiểm nhưng lại ảnh hướng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, người bệnh nên chọn cho mình lối sống sinh hoạt lành mạnh, chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng và các biện pháp phòng ngừa, chữa trị hiệu quả.
Đáng suy ngẫm
Không ai đơn độc – Chỉ có thực tại mang ta trở lại, trả lại ta sức khỏe tinh thần (Phần cuối)
Từ sự cô đơn ở cuộc sống hiện đại, ta cách trầm cảm chưa đầy một bước chân (Phần 1)
Bạn cô đơn, lạc lõng trong chính ngôi nhà của mình?
Top 10 hội chứng rối loạn tâm thần kỳ lạ mà não bộ có thể mắc phải
Trầm cảm một trận ốm của tinh thần – con quỷ gặm nhấm linh hồn
Cảm xúc và cảm giác – Kích ứng não bộ cần nhận biết rõ ràng
Video phản hồi AZBrain với bệnh "Đau nửa đầu":
Vũ Văn Tuấn - Cải thiện đau nửa đầu sau gáy với AZBrain
Bài viết gần đây
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh