Uống thuốc hạ huyết áp là biện pháp giúp điều trị bệnh cao huyết áp hiệu quả nhất. Tuy nhiên uống thuốc hạ huyết áp bao lâu thì hạ và cần phải lưu ý gì khi uống loại thuốc này. Hãy cùng AZ Brain tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!
Huyết áp cao là gì?
Cao huyết áp là khi áp lực máu tăng lên so với mức bình thường. Áp huyết thông thường là 120/80 mmHg. Nếu áp huyết tâm thu > 140mmHg hoặc áp huyết tâm trương > 90mmHg, người bệnh có tình trạng tăng huyết áp. Mức độ tăng huyết áp nhẹ hay nặng phụ thuộc vào chỉ số này.
Nếu không kiểm soát tốt tình trạng tăng huyết áp, những biến chứng của tăng huyết áp có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe. Đặc biệt là nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ,… gây tử vong hoặc để lại thương tật vĩnh viễn, làm suy giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Uống thuốc hạ huyết áp sau bao lâu thì hạ?
Uống thuốc hạ huyết áp bao lâu thì hạ còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Đặc biệt không phải sau khi uống thuốc huyết áp cứ hạ càng nhanh càng tốt bởi thời gian hạ huyết áp sau khi uống thuốc còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như loại thuốc, thể trạng người bệnh, khả năng hấp thụ đối với từng loại thuốc,… Nếu huyết áp tụt quá nhanh sẽ gây ra các biến chứng như đau thắt ngực, hôn mê thậm chí tử vong.
Trong trường hợp bệnh nhân phải cấp cứu do cao huyết áp, các loại thuốc hạ huyết áp sẽ giúp tĩnh mạch ổn định lại sau vài giờ thậm chí chỉ trong vài phút. Tuy nhiên thời gian tác dụng của thuốc cũng có thể kéo dài hơn nếu cơ thể của bệnh nhân đáp ứng với thuốc kém.
Những lưu ý khi uống thuốc hạ huyết áp để đạt hiệu quả cao nhất
Uống thuốc hạ huyết áp bao lâu thì hạ còn tùy thuộc vào việc sử dụng thuốc đúng cách. Để làm điều này và duy trì hiệu quả của thuốc, cần lưu ý một số hướng dẫn dưới đây:
- Uống thuốc đều đặn, liên tục và đúng giờ hàng ngày: Quên uống thuốc có thể làm huyết áp không ổn định, vì vậy cần duy trì uống thuốc đều đặn.
- Uống đúng liều: Không uống quá liều hoặc tự ý thay đổi liều thuốc trong quá trình sử dụng.
- Không kết hợp thuốc từ nhiều nguồn hoặc thuốc đông và thuốc tây vì điều này sẽ làm điều trị và kiểm soát thuốc và gây khó khăn trong việc kiểm soát tình trạng bệnh.
Một số câu hỏi thường gặp khi uống thuốc hạ huyết áp
Khi nào phải uống thuốc?
Người bị huyết áp cao sẽ được chia thành ba trường hợp như sau:
Khi huyết áp từ 130/80 – 139/89mmHg: Đây là giai đoạn tiền tăng huyết áp. Thông thường, chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống, luyện tập thể dục và ít sử dụng thuốc. Chỉ uống thuốc nếu có nguy cơ gặp biến chứng nguy hiểm.
Khi huyết áp từ 140/90 – 159/99mmHg: Đây là huyết áp cao. Nếu bạn bị thừa cân, tiểu đường, bác sĩ sẽ kê thêm đơn thuốc và bạn cần thay đổi lối sống lành mạnh hơn. Nếu không có bệnh lý nền hoặc nguy cơ biến chứng thấp, bạn có thể không cần thuốc hoặc chỉ dùng ít.
Huyết áp từ 160/100mmHg trở lên: Bắt buộc phải uống thuốc theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ
Thời điểm tốt nhất để uống thuốc hạ huyết áp là khi nào?
Thời gian giảm huyết áp sau khi uống thuốc phụ thuộc vào thời gian uống thuốc. Vậy liệu có thể uống thuốc giảm huyết áp hai lần trong ngày không? Câu trả lời là KHÔNG.
Hầu hết thuốc giảm huyết áp có tác dụng trong 24 giờ, chỉ cần uống một lần mỗi ngày. Thời điểm uống thuốc nên là buổi sáng và duy trì đều đặn hàng ngày sẽ giúp người bệnh tránh quên uống thuốc.
Uống nhiều thuốc hạ áp có tốt không?
Nhiều người muốn gia tăng liều thuốc hạ huyết áp để đạt hiệu quả nhanh hơn thì điều này không tốt. Việc uống thuốc quá liều có thể gây giảm huyết áp quá mức, gây choáng váng và ngất xỉu cho bệnh nhân.
Ngoài ra, có nhiều cảnh báo về tác dụng phụ của thuốc huyết áp, người bệnh không nên lạm dụng thuốc này, chỉ nên sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu đã quá liều và bệnh nhân có các triệu chứng như mất tỉnh táo, da lạnh, thở hổn hển, hơi thở ngắn…, thì cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.
Tại sao đã uống thuốc hạ áp nhưng huyết áp vẫn tăng?
Ngoài câu hỏi “uống thuốc hạ huyết áp bao lâu thì hạ”, rất nhiều người quan ngại về việc đã sử dụng thuốc hạ áp nhưng huyết áp vẫn tăng. Nguyên nhân có thể do phương pháp đo huyết áp không chính xác, cách sử dụng thuốc không đúng, không tuân thủ liều lượng, tiếp tục sử dụng bia rượu hoặc các chất kích thích không như bác sĩ đã hướng dẫn.
Có nên uống hoạt huyết khi bị tăng huyết áp?
Hoạt huyết là một loại thuốc dùng để cải thiện tuần hoàn máu, giảm độ nhớt của máu. Uống hoạt huyết khi bị tăng huyết áp có thể có thể làm giảm nguy cơ đông máu, ngăn ngừa tai biến mạch máu não, cải thiện chức năng não bộ và thận.
Hoạt huyết AZbrain là một sản phẩm chiết xuất từ các thành phần tự nhiên như: Bưởi bung, Đinh lăng chuẩn hóa, Đan sâm, Kêt huyết đằng,… có tác dụng cải thiện tuần hoàn máu, giảm độ nhớt của máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và cân bằng huyết áp.
Sử dụng AZbrain có thể giúp giảm tình trạng cục máu đông gây tắc nghẽn mạch, ngăn ngừa nguy cơ vỡ mạch máu não, gây đột quỵ, giảm các các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi do máu không tuần hoàn đủ lên não.
Tuy nhiên, hoạt huyết không phải là thuốc điều trị tăng huyết áp, mà chỉ là thuốc hỗ trợ. Nếu uống hoạt huyết khi bị tăng huyết áp, bạn cần phải tuân thủ theo chỉ định và kết hợp với phác đồ điều trị tăng huyết áp bác sĩ đã đưa ra, cũng như sử dụng thuốc hạ huyết áp theo đúng liều lượng.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi để giải đáp uống thuốc hạ huyết áp bao lâu thì hạ. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Đáng suy ngẫm
Tại sao những người trầm cảm thường tìm đến cái chết?
Tôi sống mục ruỗng trong cái bóng vô hồn mang tên trầm cảm
Từ sự cô đơn ở cuộc sống hiện đại, ta cách trầm cảm chưa đầy một bước chân (Phần 1)
Âm nhạc – tia sáng xua tan bóng tối trầm cảm
Cảm xúc và cảm giác – Kích ứng não bộ cần nhận biết rõ ràng
Top 10 hội chứng rối loạn tâm thần kỳ lạ mà não bộ có thể mắc phải
Video phản hồi AZBrain với bệnh "Huyết áp cao":
Cụ Phụng 80 tuổi bị huyết áp thấp, rối loạn tiền đình dùng azbrain
Cô Phương, 52 tuổi khắc phục huyết áp thấp và hiện tượng hoa mắt chóng mặt thường xuyên với AZBrain
[Review] Chứng rối loạn tiền đình mãn tính đã thuyên giảm hẳn sau khi chăm chỉ dùng thứ này
Bài viết gần đây
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh