Thoái hoá não là một bệnh lý phổ biến ở người già và hiện nay căn bệnh này đang có xu hướng gia tăng ở đối tượng người trẻ tuổi. Bệnh khiến não bị teo nhỏ và mất chức năng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Thoái hoá não là gì?
Thoái hoá não là một tình trạng liên quan đến sự giảm dần chức năng của các tế bào não, dẫn đến các triệu chứng như mất trí nhớ, rối loạn hành vi, suy giảm khả năng tư duy và giao tiếp. Thoái hoá não có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng thường gặp nhất ở người cao tuổi.
Nguyên nhân dẫn đến thoái hoá não
Thoái hoá não một phần xuất hiện từ sự lão hoá, do đó thoái hoá não ở người già là phổ biến nhất. Ngoài yếu tố tuổi tác thì một số yếu tố làm tăng nguy cơ thoái hoá não bao gồm:
- Yếu tố di truyền
- Mắc các bệnh lý tim mạch như: xơ vữa động mạch, dị dạng mạch máu, hẹp động mạch cảnh,…làm thiếu hụt lượng máu cung cấp cho não
- Biến chứng từ bệnh Alzheimer, Parkinson
- Làm việc căng thẳng, stress, lo âu kéo dài
- Sử dụng quá mức các chất kích thích như: rượu, bia, cà phê, thuốc lá,…
Dấu hiệu nhận biết thoái hoá não
Biểu hiện đầu tiên và điển hình nhất của thoái hoá não đó là suy giảm trí nhớ. Khi đó, người bệnh sẽ có những thay đổi như:
- Tính cách, hành vi thay đổi, thường xuyên buồn bã, lo lắng, dễ tức giận, cáu gắt vô cớ
- Nói chuyện thiếu logic, có thể đột nhiên nhớ lại một câu chuyện từ rất lâu sau đó kể đi kể lại một câu chuyện đó.
- Gặp khó khăn trong việc tìm lỗi hoặc giải quyết các vấn đề đòi hỏi phải sử dụng đến bộ nhớ.
- Rối loạn ngôn ngữ, khó khăn trong việc phát âm và diễn đạt, thậm chí có thể mất khả năng nói chuyện
- Khó nhớ được những sự việc, hiện tượng trong khoảng thời gian gần đây. Nghiêm trọng hơn có thể quên mất mình là ai, quên các công việc thường ngày, nhận nhầm người thân,…
- Suy giảm hoặc mất khả năng vận động vì cơ yếu và run, dễ bị chuột rút nên không thể tự làm các công việc hàng ngày như tắm rửa, vệ sinh, thay quần áo,… và cần có người chăm sóc.
Thoái hoá não gây ra những biến chứng như thế nào?
Như đã trình bày, các triệu chứng của thoái hoá não không chỉ ảnh hưởng lớn về mặt sức khoẻ mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bên cạnh đó, nếu không chăm sóc đúng cách thì thoái hoá não có thể khiến người bệnh gặp các biến chứng như:
- Viêm đường phổi: do khó nuốt nên dễ hít thức ăn và đồ uống vào phổi
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: do tiểu tiện không kiểm soát
- Lở loét: với những trường hợp bệnh nhân phải nằm lâu ngày sẽ dễ bị lở loét tại các vùng lưng, xương,…do tỳ đè.
- Té ngã: người bệnh dễ bị gãy xương hoặc thậm chí gặp các chấn thương nghiêm trọng ở vùng đầu do té ngã.
- Trầm cảm: người bệnh có lúc muốn tự tử nhưng có lúc lại xuất hiện khoái cảm.
Thoái hoá não có chữa được không?
Hiện nay, chưa có một loại thuốc nào có thể giúp làm chậm quá trình thoái hoá não nhưng theo một số nghiên cứu thì việc sử dụng thuốc donepezil và rivastigmine có thể giúp tăng nồng độ acetylcholine trong não, từ đó ngăn chặn được thoái hoá não. Tuy nhiên, không phải ai cũng có phản ứng tích cực với thuốc.
Bên cạnh đó, tình trạng suy giảm trí nhớ do thoái hoá não có thể được cải thiện thông qua duy trì chế độ ăn uống và tập luyện khoa học, bổ sung đầy đủ các chất tốt cho trí não để giúp não bộ khoẻ mạnh và linh hoạt hơn.
Làm thế nào để phòng tránh thoái hoá não?
Do không thể chữa trị nên việc chủ động phòng ngừa chính là cách tốt nhất để tránh xa căn bệnh nguy hiểm này.
- Cần chú ý khám sức khoẻ định kỳ để kiểm soát tốt các bệnh lý như: tiểu đường, mỡ máu, tim mạch, huyết áp…. Tầm soát các căn bệnh gây thiếu máu lên não.
- Chế độ ăn uống đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt cần bổ sung các chất tốt cho hệ thần kinh như vitamin E, C, B12, folate, axit folic,…
- Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đúng giờ và đủ giấc, tránh căng thẳng, lo âu kéo dài,…
- Hạn chế sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích,…
- Nên hoạt động trí não thường xuyên thông qua việc đọc sách, báo, đố vui hay chơi cờ,…
- Tăng cường thực hiện các bài tập thể thao như: yoga, đi bộ, dưỡng sinh, đạp xe,….để giúp tăng cường tuần hoàn máu lên não.
Nhìn chung, mặc dù không thể điều trị thoái hoá não nhưng việc duy trì các thói quen sinh hoạt khoa học và lành mạnh có thể phòng tránh được bệnh. Bên cạnh đó, cần chú ý những dấu hiệu của thoái hoá não để có phương án chăm sóc phù hợp, hạn chế được những biến chứng nguy hiểm.
Đáng suy ngẫm
Tại sao những người trầm cảm thường tìm đến cái chết?
Không ai đơn độc – Chỉ có thực tại mang ta trở lại, trả lại ta sức khỏe tinh thần (Phần cuối)
Vì sao luôn tồn tại những kẻ đố kỵ với những gì bạn có
Bạn cô đơn, lạc lõng trong chính ngôi nhà của mình?
Tôi sống mục ruỗng trong cái bóng vô hồn mang tên trầm cảm
Âm nhạc – tia sáng xua tan bóng tối trầm cảm
Video phản hồi AZBrain với bệnh "add banner":
Vũ Văn Tuấn - Cải thiện đau nửa đầu sau gáy với AZBrain
Nguyễn Thị Hằng - Rối loạn tiền đình 10 năm đỡ hẳn sau khi dùng AZBrain
Cô Phương, 52 tuổi khắc phục huyết áp thấp và hiện tượng hoa mắt chóng mặt thường xuyên với AZBrain
Bài viết gần đây
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh