Rối loạn tiền đình là một bệnh thường gặp hiện nay, nhất là khi thời tiết thay đổi giao mùa. Bênh không ảnh hưởng tới sức khỏe quá nhiều, nhưng làm chất lượng cuộc sống của người bệnh đi xuống. Chính vì vậy, người bệnh cần phải tuân thủ theo phác đồ điều trị rối loạn tiền đình để bệnh nhanh đi vào ổn định và hạn chế tái phát.
Rối loạn tiền đình – Mối nguy hiểm luôn rình rập
Nếu như trước đây chứng rối loạn tiền đình chỉ xảy ra ở người lớn tuổi hay phụ nữ, thì giờ đây bệnh này đang ngày càng lan rộng, khi rất nhiều người mắc rối loạn tiền đình ở người trẻ. Bệnh xuất hiện do bộ máy tiền đình bị tổn thương vì rất nhiều nguyên nhân bao gồm bệnh lý và yếu tố xung quanh tác động. Tuy nhiên, phần lớn tác nhân gây bệnh đến từ môi trường, công việc, chế độ dinh dưỡng…
Hiện nay, rối loạn tiền đình được chia làm hai dạng rối loạn tiền đình ngoại biên, và rối loạn tiền đình trung ương, trong đó rối loạn tiền đình ngoại biên thường gặp hơn. Về cơ bản, hai dạng này đều có triệu chứng tương tự như nhau bao gồm hoa mắt, chóng mặt, người buồn nôn, hoặc nôn, mệt mỏi, thậm chí xuất hiện những cơn đau đầu giật từng nhịp.
Dấu hiệu của cơn rối loạn tiền đình ngoại biên thường rõ ràng, diễn ra nhanh hơn so với rối loạn tiền đình trung ương. Cách xác định và điều trị của hai loại này cũng có nhiều điểm tương đồng. Đó là không thể điều trị tận gốc của vấn đề mà chỉ tập trung vào xử lý phần triệu chứng của bệnh. Chính vì vậy, bệnh thường tái đi tái lại, lần sau nặng và lâu hơn so với lần trước.
Phác đồ điều trị rối loạn tiền đình
Như đã trình bày ở trên, bên cạnh việc tập trung vào triệu chứng gây ra bệnh để ức chế và làm giảm ảnh hưởng tới sức khỏe, thì việc điều trị thông qua việc hỗ trợ tập luyện hay chế độ ăn uống cũng được nhiều bác sĩ áp dụng cho bệnh nhân của mình.
Phương pháp điều trị bằng thuốc
Phần lớn những người mắc chứng rối loạn tiền đình đều được bác sĩ áp dụng phác đồ điều trị bằng thuốc. Đây được đánh giá là phương pháp giúp giải quyết nhanh chóng các triệu chứng mà người bệnh phải trải qua. Các loại thuốc rối loạn tiền đình được sử dụng ở đây được kê theo triệu chứng đa phần là những loại ức chế thần kinh, giảm buồn nôn và hỗ trợ tuần hoàn máu não.
Khi sử dụng phương pháp này, điểm cộng là người bệnh sẽ cảm thấy ổn định, những triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, hay nôn sẽ giảm sau một khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, nhược điểm mà chúng màng lại là không giải quyết được tận gốc, người bệnh dễ tái lại và tình trạng nặng hơn trước. Ngoài ra, sử dụng thuốc cũng mang đến khá nhiều tác dụng phụ, đây là điều mà ai cũng biết khi sử dụng thuốc Tây.
Hiện nay, các loại thuốc hoạt huyết với thành phần thảo dược thiên nhiên cũng được áp dụng vào phác đồ điều trị rối loạn tiền đình với mong muốn giảm thiểu tác dụng phụ của thuốc tây. Các loại thuốc hoạt huyết này cần đảm bảo ba tiêu chí tái tạo máu huyết – phá máu đông – hoạt huyết, thông mạch. Nghe có vẻ không liên quan quá nhiều đến rối loạn tiền đình, nhưng về bản chất lại rất hiệu quả,
Một phần của chứng rối loạn tiền đình là do não không được cung cấp đầy đủ lượng dinh dưỡng mà nó cần thiết. Điều này kéo dài khiến các tế bào thân kinh rơi vào trạng thái tê liệt, phản ứng chậm và dẫn truyền thông tin kém giữa các bộ phận, trong đó có tiền đình – bộ phận rất dễ tổn thương. Do vậy, theo đông y, chỉ cần máu huyết lưu thông, các bệnh liên quan đến não bộ sẽ tự động thoái lui.
Đây lại là thế mạnh của các loại thuốc hoạt huyết với thành phần hoàn toàn từ dược liệu quý. Dược tính trong các thảo dược này sẽ tác dụng vào sâu bên trong từ tế bào, giúp giải quyết căn nguyên của bệnh và hạn chế tình trạng tái phát thường gặp.
Phương pháp điều trị hỗ trợ
Nếu như thuốc là phác đồ điều trị rối loạn tiền đình byt, thì các phương pháp điều trị hỗ trợ cũng đang được quan tâm khá nhiều bao gồm dinh dưỡng và tập luyện. Đây được đánh giá là phương pháp lâu dài giúp người bệnh thuyên giảm bệnh theo thời gian. Phương pháp này cho thấy sự hiệu quả của mình sau một thời gian áp dụng nghiêm ngặt, đặc biệt với chứng rối loạn tiền đình ngoại biên.
Chế độ dinh dưỡng
Rối loạn tiền đình nên ăn gì? Hay chế độ ăn dành riêng cho người tiền đình luôn được mọi người quan tâm. Trong phác đồ điều trị của bệnh này cũng đề cập khá nhiều tới chế độ dinh dưỡng của người bệnh. Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người rối loạn tiền đình khi có chế độ ăn phù hợp và đầy đủ dinh dưỡng, có thể hạn chế được các triệu chứng của bệnh mà không cần sử dụng thuốc.
Cụ thế, người bị rối loạn tiền đình nên tập trung vào việc bổ sung những món ăn có độ dinh dưỡng cao bao gồm vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin nhóm B – tốt cho hệ thần kinh. Chúng ta cũng biết rằng, bộ máy tiền đình rất dễ bị tổn thương, nên việc bạn thường xuyên chăm sóc và bồi bổ sẽ giúp nó khỏe mạnh và hạn chế những bệnh lý không mong muốn.
Hãy ăn đa dạng thức ăn và những thức ăn giàu vitamin như bông cải xanh, rau bina, hay các loại cá có chứa hàm lượng omega 3 cao như cá hồi, cá thu, cá ngừ… Ngoài ra, một chế độ dinh dưỡng khoa học cũng là điều mà bạn nên lưu ý. Hạn chế tối đa những loại thực phẩm có quá nhiều dầu mỡ, chất bảo quản hay những loại thức uống có quá nhiều cồn.
Chương trình tập luyện riêng biệt
Bên cạnh một chế độ ăn hợp lý, khoa học, chắc chắn không thể thiếu việc luyện tập thể dục thể thao trong phác đồ điều trị của người rối loạn tiền đình. Nhiều người cho rằng người mắc bệnh này nên hạn chế vận động bởi nó có thể làm triệu chứng bệnh thêm nặng nề, nhưng điều này chỉ đúng một nửa. Người bệnh nên luyện tập thể dục thường xuyên, đều đặn nhưng không quá sức hay không tập những môn có thể gây chóng mặt.
Với những người bệnh dạng này, bộ môn yoga luôn là hướng mà các bác sĩ đưa ra và khuyên người bệnh nên thực hiện tập theo. Với môn thể thao này, người bệnh có thể không phải di chuyển quá nhiều nhưng lại đi sâu vào trong tâm lý giúp điều hòa lượng khí huyết và ổn định tâm trí. Họ sẽ không còn cảm thấy căng thẳng hay mệt mỏi, mà chỉ tồn tại sự thư giãn, thoải mái từ chính tâm của mình.
Không những thế, những bài tập giữ thăng bằng hay cân bằng trong chính cơ thể của mình cũng giúp cho người bệnh cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn rất nhiều. Nếu bạn chăm chỉ luyện tập, chắc chắn bạn sẽ thoát khỏi bệnh rối loạn tiền đình lúc nào không hay.
Tham khảo: TOP 7 bài tập cho người rối loạn tiền đình bạn biết chưa?
Phác đồ điều trị rối loạn tiền đình khá rõ ràng với mọi người bệnh, nhưng để chữa trị thuyên giảm và hạn chế tái lại lại phụ thuộc rất nhiều vào sự quyết tâm của người bệnh. Hy vọng với những chia sẻ trên bạn đã có thêm những thông tin hữu ích về bệnh lý cũng như cách chữa trị phù hợp.
Đáng suy ngẫm
Tại sao những người trầm cảm thường tìm đến cái chết?
Bạn cô đơn, lạc lõng trong chính ngôi nhà của mình?
Không ai đơn độc – Chỉ có thực tại mang ta trở lại, trả lại ta sức khỏe tinh thần (Phần cuối)
Âm nhạc – tia sáng xua tan bóng tối trầm cảm
Cảm xúc và cảm giác – Kích ứng não bộ cần nhận biết rõ ràng
Từ sự cô đơn ở cuộc sống hiện đại, ta cách trầm cảm chưa đầy một bước chân (Phần 1)
Video phản hồi AZBrain với bệnh "Rối Loạn Tiền Đình":
[Review] Chứng rối loạn tiền đình mãn tính đã thuyên giảm hẳn sau khi chăm chỉ dùng thứ này
Huyết áp thấp nguy hiểm thế nào? AZBrain cải thiện huyết áp thấp ra sao?
Nguyễn Thị Hằng - Rối loạn tiền đình 10 năm đỡ hẳn sau khi dùng AZBrain
Bài viết gần đây
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh