Hay quên “não cá vàng” ngày càng gia tăng ở người trẻ tuổi

Ngày đăng: 19/05/2023  Bởi: Đức Lê Lượt xem

“Não cá vàng” đang trở thành một cụm từ phổ biến và được giới trẻ sử dụng nhiều để miêu tả chứng hay quên của mình. Tình trạng này thường bị bỏ qua và coi như một biểu hiện mà “ai cũng mắc phải”. Tuy nhiên, bệnh hay quên ở người trẻ cũng tiềm ẩn những bệnh về trí não ảnh hưởng trực tiếp tới công việc và cuộc sống hằng ngày của người bệnh.

Triệu chứng hay quên ở người trẻ

suy-giam-tri-nho-la-gi.jpg
Chứng hay quên thường gặp ở người trẻ

Hội chứng hay quên ở người trẻ có các triệu chứng rất dễ nhận biết và xác định:

  • Đinh nói/làm gì nhưng quên không thể nào nhớ ra được mình muốn làm gì hoặc nói gì
  • Thường xuyên quên những việc hằng ngày như bấm nút nồi cơm, tắt bếp, tắt điện…
  • Quên vị trí đồ vật hằng ngày, tìm mãi không ra đồ vật.
  • Không tìm được từ ngữ để diễn đạt, luôn trong cảm giác muốn nhớ từ để nói mà không làm được
  • Người khác nhờ làm việc gì đó nhưng thường quên ngay và quên hẳn không nhớ ra để làm.
  • Khả năng tập trung kém, luôn lơ đãng trong công việc và học tập
  • Tâm trạng không ổn định lúc thờ ơ, cáu gắt, trầm lặng…

Bệnh đãng trí tuổi trẻ có nguy hiểm không?

Khi nhắc tới đãng trí – hay quên, chúng ta thường nghĩ ngay tới đây là “bệnh của người già”. Tuy nhiên, chứng bệnh này càng trẻ hóa, khi rất nhiều bạn trẻ mắc tình trạng này. Biểu hiện hay quên này rất dễ nhận biết, nên phần lớn người trẻ đều cảm nhận được tình trạng của mình, nhưng thường không quá quan tâm hay chú ý vì nghĩ đây là điều bình thường, “ai cũng như ai”. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra điều ngược lại. Nếu để tình trạng này diễn ra trong thời gian dài mà không có phương pháp điều trị hiệu quả, sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

suy-giam-tri-nho.jpg
Chứng đãng trí ở người trẻ có thể dấu hiệu sớm của Alzheimer

Chứng hay quên ở người trẻ không phải tình trạng bình thường, mà là dấu hiệu của việc não đang gặp vấn đề, hay nói cách khác là già hóa trước tuổi. Vì vậy, nếu không có biện pháp can thiệp, não bộ sẽ ngày càng trì trệ, chậm chạp, không nắm bắt, tư duy được thông tin mới và dần sẽ mất khả năng phán đoán…

Với những trường hợp nặng, người bệnh có thể mất hoàn toàn trí nhớ (biểu hiện của chứng Alzheimer), mất khả năng vận động, ngôn ngữ và cơ thể sẽ rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng, viêm phổi, loét da… thậm chí là tử vong vì viêm nhiễm.

Ngày nay chứng Alzheimer đang ngày càng trẻ hóa, nên người bệnh không nên coi thường chứng bệnh hay quên ở người trẻ.

Nguyên nhân hiện tượng hay quên ở người trẻ

Chúng ta đều biết rằng trí nhớ của con người được chia làm hai loại bao gồm trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ dài hạn. Chứng đãng trí ở người trẻ xảy ra khi một trong hai loại trí nhớ trên gặp vấn đề. Nguyên nhân gây ra chứng bệnh này có thể đến từ bệnh lý hoặc tác động bên ngoài, sinh lý.

Nguyên nhân bệnh lý

Mặc dù ở người trẻ, nguyên nhân gây ra chứng hay quên do bệnh lý không chiếm tỷ lệ cao, nhưng cũng không phải không có khả năng, vì các bệnh về trí não đang dần trẻ hóa.

  • Suy giảm tuần hoàn máu não

Hầu hết nguyên nhân bệnh lý gây nên bệnh đãng trí ở người trẻ là do thiểu năng tuần hoàn máu não. Giới trẻ thường không quan tâm nhiều đến sức khỏe, nhất là sức khỏe não bộ, bởi họ thường cho rằng “có sức trẻ là có tất cả”.

Tuy nhiên, chứng suy giảm tuần hoàn máu não là bệnh lý không của riêng ai. Khi não bộ phải hoạt động quá nhiều mà không được cung cấp đầy đủ lượng oxy và dưỡng chất cần thiết, sẽ dẫn tới tình trạng suy nhược, các tế bào thần kinh sẽ rơi vào trạng thái “suy dinh dưỡng”. Vì vậy, các tế bào não sẽ lão hóa, hoặc “chết đi” khiến trí não của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng như đau đầu, suy giảm trí nhớ.

  • Hội chứng suy giảm trí nhớ (Alzheimer)

Đây là căn bệnh nguy hiểm, không có phương pháp điều trị tận gốc mà bất cứ ai nghe tên cũng cảm thấy “rùng mình”. Khi gặp chứng bệnh này người bệnh sẽ mất dần các nơron thần kinh, điều này có nghĩa là họ sẽ mất dần đi kí ức, và các khả năng cơ bản như nói, viết, hay đi lại… Theo như thống kê, có khoảng tỷ lệ người mắc bệnh Alzheimer chiếm khoảng 60%-80% lượng người bị suy giảm trí nhớ.

Hơn nữa, chứng bệnh này ngày càng trẻ hóa, nên với người trẻ hay quên nên chú ý theo dõi và được thăm khám sớm nếu như thấy tình trạng “não cá vàng” của mình ngày càng trầm trọng.

  • U não gây suy giảm trí nhớ

Hầu hết các bệnh nhân có các khối u trong não bộ dù là lành hay ác tính đều ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương, gây ra tình trạng trí nhớ suy giảm. Khi những khối u này to lên, chèn ép vào các dây thần kinh có thể xuất hiện kèm các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, mất thị lực…

Nguyên nhân do yếu tố bên ngoài tác động

Bên cạnh yếu tố bệnh lý, các yếu tố môi trường, lối sống cũng là nguyên nhân chính gây ra chứng hay quên ở người trẻ

  • Thường xuyên thức khuya, ngủ ít

Một vấn nạn lớn mà hầu hết các bạn trẻ đều mắc phải đó chính là việc thường xuyên thức khuya. Người trẻ được mệnh danh là những “con cú đêm” khi chủ yếu hoạt động về đêm, chuyện bắt đầu giấc ngủ đêm của mình vào 1-2 giờ sáng là chuyện bình thường. Việc này kéo dài thường xuyên sẽ là tác nhân chính gây ra tình trạng bị đau đầu vì thiếu ngủ, đặc biệt đãng trí khi còn trẻ.

thuc-khuya-lam-viec.png
Thức khuya làm việc gây chứng hay quên

Giấc ngủ đêm đóng vai trò quan trọng với cơ thể của chúng ta. Một giấc ngủ đêm chất lượng sẽ giúp toàn bộ cơ thể có thời gian nghỉ ngơi, tái tạo năng lượng và tế bào não cũng vậy. Khi người trẻ rút ngắn quãng thời gian đó lại, đồng nghĩa với việc não bộ không được nghỉ ngơi đủ. Tình trạng này kéo dài khiến cho não bộ trở nên mệt mỏi quá sức.

  • Môi trường làm việc, học tập căng thẳng

Các bạn trẻ ngày nay thường phải đối mặt với áp lực cuộc sống cao, nhịp sống nhanh nên ít có thời gian dành cho bản thân của mình. Thay vì thư giãn nghỉ ngơi với những bài thiền, hay yoga thì các bạn lại tìm đến các thú vui tiêu khiển như sử dụng các thiết bị điện tử… làm gia tăng thêm sự căng thẳng cho thần kinh.

  • Ăn uống thiếu chất

Những bữa ăn nhanh, ít dinh dưỡng, nhiều giàu mỡ hay thường xuyên bỏ bữa khiến cơ thể rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng. Thiếu hụt vitamin B2, thiếu máu do thiếu sắt khiến não bộ không được cung cấp đủ lượng máu yêu cầu cũng là một phần tác nhân gây ra tình trạng hay quên ở giới trẻ hiện nay.

  • Sử dụng các chất kích thích, uống rượu bia

Các bác sĩ đã khuyến cáo rằng việc uống quá 2 cốc bia một ngày với nam, và 1 cốc với nữ sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới trí nhớ ngắn hạn của người sử dụng. Hơn nữa, việc sử dụng các loại chất có chất kích thích, khiến não bộ luôn trong trạng thái hưng phấn cũng ảnh hưởng rất lớn tới khả năng ghi nhớ của người dùng.

Cách chữa bệnh đãng trí ở người trẻ hiệu quả

Với những nguyên nhân bệnh lý, cần đến sự can thiệp của y khoa, thì với những tác nhân đến từ bên ngoài, người bệnh có thể tự thay đổi thói quen sinh hoạt để cải thiện trí nhớ của mình.

  • Bổ sung dưỡng chất vào bữa ăn hàng ngày

Rất nhiều người đặt câu hỏi “trẻ hay quên là thiếu chất gì?”, câu trả lời chính là các loại vitamin nhóm B. Các loại vitamin này đặc biệt là B12 có tầm quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe não bộ nói chung, và trí nhớ nói riêng. Chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy các vitamin này trong các loại thực phẩm như trứng, sữa, thịt…

thuc-an-giau-dinh-duong.jpg
Chất dinh dưỡng giảm và cải thiện tình trạng đãng trí ở người trẻ

Bên cạnh đó, ăn nhiều rau xanh, các loại hạt ngũ cốc hay các loại thịt trắng cũng là nguồn dinh dưỡng lý tưởng dành cho não bộ.

  • Áp dụng lối sống khoa học, lành mạnh

Thay đổi thói quen sinh hoạt đóng vai trò quan trọng trong việc giúp người trẻ minh mẫn hơn. Các bạn trẻ nên duy trì thói quen tập luyện thể thao, tăng cường sức khỏe ngay từ khi còn trẻ để xây dựng sức khỏe nền tảng cho bản thân.

Ngoài ra, việc ngủ đầy đủ 7-8 tiếng một ngày và ngủ sớm cũng là yếu tố tiên quyết giúp trí não được hồi phục và cải thiện lên từng ngày.

  • Sử dụng thuốc hoạt huyết chiết xuất từ thiên nhiên

Bên cạnh việc thay đổi thói quen sinh hoạt, việc sử dụng các loại thuốc bổ não cũng là một trong những phương pháp mà bác sĩ khuyên dùng. Nhiều người nghĩ hoạt huyết hay bổ não chỉ dành cho người lớn tuổi, nhưng thực tế bất cứ ai cũng nên bổ sung loại sản phẩm này, để giúp não bộ được khỏe mạnh.

Các noron thần kinh là tế bào duy nhất trong cơ thể không thể tái tạo. Do đó, khi người trẻ thường xuyên mất ngủ, đau đầu, mệt mỏi và căng thẳng sẽ làm các noron thần kinh tiêu biến dẫn tới tình trạng suy giảm trí nhớ.  Vì vậy, dù ở lứa tuổi nào khi có những biểu hiện như trên, cũng nên bổ sung hoạt huyết với thành phần thảo dược sẽ giúp cải thiện và chăm sóc sức khỏe não bộ.

  • Không chủ quan với tính hay quên

Triệu chứng hay quên ở người trẻ diễn ra không rõ ràng, nên người bệnh thường chủ quan và không thăm khám bác sĩ sớm, vì nghĩ đây không phải bệnh lý. Tuy nhiên, khi chứng bệnh này kéo dài và càng ngày càng nghiêm trọng thì có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý như Alzheimer hoặc Parkinson vô cùng khó điều trị.

Triệu chứng hay quên ở người trẻ ngày càng phổ biến và ẩn chứa những bệnh lý sa sút trí tuệ nguy hiểm. Vì vậy, các bạn trẻ nên dành thời gian quan tâm tới sức khỏe nói chung và não bộ nói riêng, để phát triển toàn diện cũng như tránh gặp tình trạng “não cá vàng”.

Đánh giá bài viết

Đáng suy ngẫm

mua 6 tặng 1 sản phẩm azbrain

banner quảng cáo viên uống zlove

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Điểm bán gần bạn