Nước dừa là thức uống giải khát được rất nhiều người yêu thích. Nước dừa mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe tuy nhiên tụt huyết áp uống nước dừa được không vẫn còn là nỗi băn khoăn của nhiều người. Hãy cùng AZBrain tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.
Những công dụng của nước dừa không phải ai cũng biết
Nước dừa không chỉ có hương vị thơm ngon mà còn mang đến nhiều công dụng tuyệt vời có lợi cho sức khỏe như:
Giải khát hiệu quả: Nước dừa là thức uống tuyệt vời khi thời tiết nóng bức hoặc vận động nhiều. Uống nước dừa giúp bù năng lượng và các vi chất cần thiết cho cơ thể làm cơ thể bớt mệt mỏi.
Phòng chống oxy hóa: Các nhà khoa học đã chỉ ra uống trong nước dừa giúp phòng chống oxy hóa tuyệt vời. Qua đó việc uống nước dừa giúp cơ thể được bảo vệ khỏi những tổn thương do các gốc tự do gây ra.
Phòng ngừa sỏi thận: Nước dừa có thể ngăn chặn nguy cơ ngừa hình thành sỏi thận và sỏi ở bất kỳ bộ phận nào của hệ tiết niệu. Ngoài ra nước dừa còn giúp hỗ trợ giảm thiểu số lượng sỏi kết tụ nhờ chu trình phân giải nồng độ oxalat cao trong nước tiểu.
Ngăn ngừa táo bón: Nước dừa giúp thanh mát, giải nhiệt, nhuận trường và phòng ngừa tình trạng táo bón hiệu quả.
Giúp da và tóc khỏe đẹp: Nước dừa còn được biết đến là chuyên gia trong lĩnh vực làm đẹp vì trong nước dừa chứa một hàm lượng lớn các chất như vitamin C, axit béo omega-3, axit amin, enzim cùng các khoáng chất bao gồm kali và magie rất tốt cho da và tóc. Chính vì vậy việc thường xuyên sử dụng nước dừa sẽ giúp bạn sở hữu một làn da mịn màng và mái tóc bóng khỏe.
Những người không nên uống nước dừa
Mặc dù mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe tuy nhiên không phải bất cứ ai cũng nên uống nước dừa. Một số đối tượng không nên uống nước dừa để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe như:
Người bị bệnh tiểu đường
Trên thực tế có rất nhiều người sử dụng nước dừa làm thay thế cho các loại nước ép khác vì cho rằng dừa có vị ngọt nhẹ nên có hàm lượng đường thấp. Tuy nhiên, điều này không chính xác vì một quả dừa xanh chứa 16,4g đường, tương đương với 4 muỗng cà phê đường. Đây là lý do tại sao những người mắc bệnh tiểu đường không nên uống nước dừa.
Người bị bệnh thận
Nước dừa được coi là một thức uống tuyệt vời vì nó có hàm lượng kali cao, khoảng 600 miligam trong một cốc nước dừa. Tuy nhiên, lượng kali trong nước dừa có thể gây nguy hiểm đối với những người bị bệnh thận và làm nhịp tim không đều. Do đó, những người bị bệnh thận không nên uống nước dừa.
Người bị tụt huyết áp uống nước dừa được không?
Uống nước dừa giúp cơ thể bổ sung một lượng lớn Kali, đây cũng là lý do khiến khả năng đào thải muối qua hệ tiết niệu tăng lên. Khi muối bị đào thải kéo theo thể tích tuần hoàn giảm khiến huyết áp dần giảm xuống. Uống nước dừa cũng là cách hạ huyết áp đơn giản cho những người bị cao huyết áp.
Chính vì vậy thắc mắc bị tụt huyết áp uống nước dừa được không thì câu trả lời là KHÔNG hay TUYỆT ĐỐI KHÔNG vì uống nước dừa có thể làm huyết áp giảm quá mức gây nguy hiểm đến sức khỏe thậm chí là tính mạng của người bệnh nếu không được cấp cứu kịp thời.
Phụ nữ đang trong 3 tháng đầu thai kỳ
Ông bà ta xưa kia thường tin rằng phụ nữ mang thai uống nước dừa sẽ giúp cho con được trắng trẻo hơn. Tuy nhiên, thực tế là nước dừa chứa một lượng chất béo khá cao (khoảng 2%), do đó việc uống quá nhiều sẽ gây đau bụng và khó tiêu hóa. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, phụ nữ thường gặp tình trạng nôn ói và ốm nghén, và tiêu thụ loại nước này có thể làm tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn.
Tuy nhiên, sau khi qua giai đoạn ốm nghén, phụ nữ mang thai có thể thoải mái sử dụng nước dừa. Một lưu ý nhỏ là chỉ nên uống 1 quả mỗi ngày và tránh uống vào buổi tối.
Xem thêm: Làm gì khi bị tụt huyết áp bất ngờ TẠI ĐÂY
Lưu ý không thể bỏ qua khi uống nước dừa, đặc biệt là người huyết áp thấp
Nước dừa mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe tuy nhiên nếu sử dụng không đúng cách loại nước này sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Do vậy khi uống nước dừa bạn cần nhớ một số lưu ý sau:
- Khi vừa trở về sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, hãy tránh uống nước dừa để tránh bị cảm lạnh, đầy bụng, sốt…
- Không nên uống nước dừa khi đói quá hoặc no quá. Cũng không nên uống nước dừa trước khi ngủ, vì nó sẽ làm tăng lượng nước tiểu và gây mất ngủ. Tốt nhất là uống nước dừa vào buổi sáng hoặc sau khi ăn.
- Chỉ nên uống tối đa 1 quả dừa mỗi ngày, nếu uống quá nhiều, có thể gây tụt huyết áp, béo phì và gây áp lực cho thận.
- Sau khi uống nước dừa, hạn chế ăn uống các thực phẩm có nhiều đường để tránh tăng mức đường trong cơ thể lên quá cao.
- Không nên thêm bất cứ thành phần nào vào nước dừa để uống, chỉ nên uống nước dừa nguyên chất.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi để giúp bạn giải đáp thắc mắc: Tụt huyết áp uống nước dừa được không? Nói chung, uống nước dừa là một cách tốt để bổ sung dinh dưỡng và giải nhiệt cho cơ thể. Nhưng đối với người huyết áp thấp, cần phải tuân theo những lưu ý trên để tránh những rủi ro không đáng có. Hãy uống nước dừa một cách thông minh và an toàn nhé!
Đáng suy ngẫm
Vì sao luôn tồn tại những kẻ đố kỵ với những gì bạn có
Trầm cảm một trận ốm của tinh thần – con quỷ gặm nhấm linh hồn
Từ sự cô đơn ở cuộc sống hiện đại, ta cách trầm cảm chưa đầy một bước chân (Phần 1)
Cảm xúc và cảm giác – Kích ứng não bộ cần nhận biết rõ ràng
Âm nhạc – tia sáng xua tan bóng tối trầm cảm
Tôi sống mục ruỗng trong cái bóng vô hồn mang tên trầm cảm
Video phản hồi AZBrain với bệnh "Huyết áp thấp":
Nguyễn Thị Hằng - Rối loạn tiền đình 10 năm đỡ hẳn sau khi dùng AZBrain
Rối loạn tiền đình nghe dược sĩ mách cách điều trị hiệu quả
Cụ Phụng 80 tuổi bị huyết áp thấp, rối loạn tiền đình dùng azbrain
Bài viết gần đây
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh