Tập luyện thể thao là hoạt động vô cùng tốt cho sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên nhiều người vẫn thắc mắc không biết rằng sau khi tập thể dục huyết áp tăng hay giảm? Nếu bạn cũng đang băn khoăn về vấn đề này, hãy cùng AZBrain tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!
Tập thể dục ảnh hưởng đến huyết áp như thế nào?
Trong khi tập thể dục, hệ thống tim mạch và huyết áp sẽ có sự thay đổi nhất định. Tuy nhiên các chỉ số huyết áp sẽ trở lại bình thường trong khoảng vài giờ sau khi tập luyện.
Các nhà khoa học đã chứng minh việc tập thể dục làm tăng huyết áp tâm thu và gần như giữ nguyên huyết áp tâm trương. Khi cơ thể thực hiện các hoạt động như bơi lội, đạp xe và chạy khiến cơ bắp hoạt động nhiều và cần nhiều oxy hơn so với bình thường. Vì vậy tim bắt đầu đập nhanh và mạnh hơn để lưu thông máu và cung cấp oxy cho cơ bắp khiến huyết áp tâm thu tăng lên từ 160 đến 220 mmHg trong khi tập thể dục. Nếu huyết áp tâm thu của bạn vượt quá 200 mmHg bạn cần ngừng tập ngay vì chỉ số huyết áp tăng quá cao khiến nguy cơ mắc bệnh tim của bạn cũng tăng lên.
Những thay đổi thường gặp của huyết áp trong khi tập thể dục?
Quá trình tập luyện có thể khiến huyết áp của bạn tăng hoặc giảm tùy vào cường độ và chế độ luyện tập. Dưới đây là 2 trường hợp thường gặp nhất khi tập thể dục.
Huyết áp tăng đột ngột
Huyết áp tăng đột ngột trong hoặc sau khi tập thể dục thường xuất hiện ở những người có bệnh huyết áp cao. Nếu trong quá trình tập luyện, huyết áp của bạn tăng nhanh và đạt chỉ số 180/120mmHg bạn cần ngừng tập và nghỉ ngơi để huyết áp ổn định. Trong trường hợp này tuyệt đối không được cố gắng tập luyện thêm để tránh những cơn đau tim và nguy cơ đột quỵ.
Huyết áp giảm bất ngờ
Giảm huyết áp trong khi tập thể dục có thể gây ra các bệnh lý nguy hiểm liên quan đến hệ thống tim mạch. Nếu bạn gặp tình trạng giảm huyết áp đột ngột, hãy ngừng hoạt động và nghỉ ngơi, hít thở đều để huyết áp ổn định trở lại. Bạn cũng có thể bổ sung đường để giúp điều chỉnh huyết áp của mình.
Huyết áp tăng hay giảm sau khi tập thể dục?
Có nhiều người thắc mắc rằng: “Sau khi tập thể dục huyết áp tăng hay giảm?” thì câu trả lời là huyết áp chỉ tăng trong khi tập luyện mà thôi. Sau khi kết thúc việc tập luyện, huyết áp của bạn sẽ dần ổn định trở lại.
Theo CDC – trung tâm kiểm soát và phòng ngừa Hoa Kỳ, huyết áp được xem là bình thường khi ở mức dưới 120/80 mmHg. Vì vậy, nếu sau khi tập thể dục huyết áp của bạn tăng hoặc giảm ở dưới hoặc trên mức bình thường, bạn nên đi đến trung tâm y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tóm lại, rất khó để xác định chính xác kết quả đo huyết áp là ổn định sau khi tập thể dục xong, vì mỗi người sẽ có một mức huyết áp khác nhau. Mức bình thường đối với người này nhưng cũng có thể là dấu hiệu nguy hiểm đối với người khác. Vì vậy, bạn không nên chủ quan nếu huyết áp của bạn có những thay đổi bất thường sau khi bạn tập thể dục xong.
Lưu ý khi tập thể dục cho người huyết áp cao
Thực tế, tập thể dục giúp bạn kiểm soát huyết áp hiệu quả. Nếu có nguy cơ bị tăng huyết áp quá mức trong khi tập luyện, bạn hãy nói chuyện với bác sĩ để tìm được cách tập thể dục an toàn nhất. Người bị tăng huyết áp thường được khuyên:
- Sử dụng thuốc hạ huyết áp
- Chọn hoạt động vừa phải.
- Tập thể dục đều đặn hàng ngày.
- Bạn cần theo dõi huyết áp trước, trong và sau khi tập luyện để kiểm soát và giảm huyết áp
- Tập luyện với cường độ phù hợp: Đi bộ nhanh 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần, sau đó thực hiện bài tập mạnh để hạ huyết áp an toàn.
- Khởi động và hạ nhiệt: Làm nóng và hạ nhiệt rất quan trọng với người có huyết áp cao. Đi bộ tại chỗ hoặc sử dụng máy chạy bộ 10 phút rất tốt.
Lưu ý khi tập luyện cho người huyết áp thấp
Kiểm tra bác sĩ trước khi tập luyện nếu bạn bị huyết áp thấp. Tập thể dục, đặc biệt là các bài tập thay đổi tư thế bất ngờ, có thể gây mờ mắt chóng mặt và buồn nôn.
- Không nghĩa là bạn không nên tập thể dục nếu bị huyết áp thấp. Thực tế, tập thể dục rất tốt cho việc điều trị huyết áp thấp vì giúp cải thiện lưu thông máu. Nếu bị huyết áp thấp, hãy chọn hoạt động vừa phải, không uốn cong hoặc đứng dậy nhanh.
- Uống nhiều nước: Cơ thể mất nước gây huyết áp thấp và triệu chứng khác. Uống nước có chất điện giải khi tập thể dục mạnh.
- Thực hiện chậm rãi: Bạn nên thực hiện cường độ tập thể dục từ từ sau đó tăng dần lên để cơ thể kịp thích nghi.Nếu có triệu chứng yếu, mệt, hoặc chóng mặt bạn cần ngừng tập và nghỉ ngơi tại chỗ để huyết áp ổn định trở lại. Nếu bị huyết áp thấp bạn có thể tham khảo Top 4 bài tập yoga cho người huyết áp thấp này để cải thiện.
Bài viết giúp bạn biết rằng sau khi tập thể dục huyết áp tăng hay giảm. Mong rằng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ về mối quan hệ giữa huyết áp và tập luyện.
Đáng suy ngẫm
Bạn cô đơn, lạc lõng trong chính ngôi nhà của mình?
Âm nhạc – tia sáng xua tan bóng tối trầm cảm
Không ai đơn độc – Chỉ có thực tại mang ta trở lại, trả lại ta sức khỏe tinh thần (Phần cuối)
Tại sao những người trầm cảm thường tìm đến cái chết?
Cảm xúc và cảm giác – Kích ứng não bộ cần nhận biết rõ ràng
Vì sao luôn tồn tại những kẻ đố kỵ với những gì bạn có
Video phản hồi AZBrain với bệnh "add banner":
Chị Minh Tâm - huyết áp thấp, thường xuyên bị đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, ngất xỉu vì tụt huyết áp đột ngột
Chị Uyên 48 tuổi - Tạm biệt hoa mắt, chóng mặt do thiếu máu não nhờ AZBrain
Rối loạn tiền đình nghe dược sĩ mách cách điều trị hiệu quả
Bài viết gần đây
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh