Bạn có thể bị buồn nôn, chóng mặt khi chơi trò chơi cảm giác mạnh hay khi vừa trải qua một cơn hoảng loạn. Thế nhưng đôi khi buồn nôn, chóng mặt cũng xuất hiện ngay cả lúc chúng ta đang tắm. Lúc này bạn tuyệt đối không được chủ quan vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Vì sao khi tắm bị buồn nôn, chóng mặt
Có một loạt nguyên nhân gây ra triệu chứng chóng mặt và buồn nôn không bình thường trong quá trình tắm, trong đó nguyên nhân phổ biến nhất là thay đổi huyết áp, đặc biệt là ở những người ở độ tuổi trung niên. “Tắm sẽ khiến các mạch máu giãn ra từ đó có thể làm tụt huyết áp. Nếu bạn ngồi xuống tắm quá lâu và đứng dậy quá nhanh, não sẽ dễ rơi vào tình trạng thiếu oxy tạm thời gây choáng váng và chóng mặt”, tiến sĩ Joshua Hoffman, giám đốc y tế của Trung tâm y tế Sutter ở bang California (Mỹ), giải thích.
Bị buồn nôn, chóng mặt khi tắm cảnh báo bệnh gì?
Chóng mặt và buồn nôn có thể là dấu hiệu của bệnh suy tim
Bên cạnh những thay đổi huyết áp, hiện tượng chóng mặt và buồn nôn khi tắm còn là triệu chứng cảnh báo bệnh suy tim. Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo, những người bị suy tim không nên tắm nước có nhiệt độ cao hơn 37 độ C vì có thể gây buồn nôn, chóng mặt.
Một nguyên nhân khác gây cũng được cho là có thể gây ra hiện tượng chóng mặt, buồn nôn khi đang tắm do lượng đường trong máu tụt xuống quá thấp. Tình trạng này thường xảy ra ở người đang mắc tiểu đường nhưng gần đây vừa thay đổi thuốc.
Ở người trẻ tuổi, sự xuất hiện của cảm giác chóng mặt và buồn nôn trong quá trình tắm có thể xuất phát từ một hiện tượng được gọi là ngất do phản xạ thần kinh phế vị. Khi cơ thể tiếp xúc với các yếu tố gây gia tăng đột ngột nhiệt độ, chẳng hạn như nước nóng, các mạch máu trong cơ thể sẽ mở rộ, dẫn đến sự giảm lưu lượng máu giữa tim và não. Hiện tượng này có thể dẫn đến tình trạng tụt huyết, gây ra cảm giác chóng mặt, buồn nôn, và thậm chí ngất xỉu.
Cách khắc phục tình trạng buồn nôn, chóng mặt khi tắm
Dù nguyên nhân của hiện tượng buồn nôn chóng mặt khi tắm là gì thì chúng cũng sẽ làm tăng rủi ro bị té ngã, đặc biệt là những người có thể chất yếu như người già hay thai phụ.
Để làm giảm nguy cơ xuất hiện các triệu chứng khó chịu trên, điều đầu tiên mà bạn cần làm là cần uống đủ nước. Bên cạnh đó, trong khi tắm các bạn cần giảm nhiệt độ nước và tránh tắm với nhiệt độ quá nóng.
Nếu không may cảm thấy chóng mặt hãy ngồi xuống và đợi đến khi cơ thể ổn định lại rồi mới đứng dậy. Nếu thường xuyên bị chóng mặt và buồn nôn không thuyên giảm bạn cần tìm đến bác sĩ kiểm tra và điều trị thích hợp.
Nguồn tham khảo: Báo Thanh Niên
Đáng suy ngẫm
Tại sao những người trầm cảm thường tìm đến cái chết?
Âm nhạc – tia sáng xua tan bóng tối trầm cảm
Cảm xúc và cảm giác – Kích ứng não bộ cần nhận biết rõ ràng
Trầm cảm một trận ốm của tinh thần – con quỷ gặm nhấm linh hồn
Tôi sống mục ruỗng trong cái bóng vô hồn mang tên trầm cảm
Bạn cô đơn, lạc lõng trong chính ngôi nhà của mình?
Video phản hồi AZBrain với bệnh "Bệnh huyết áp":
Chị Minh Tâm - huyết áp thấp, thường xuyên bị đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, ngất xỉu vì tụt huyết áp đột ngột
Rối loạn tiền đình nghe dược sĩ mách cách điều trị hiệu quả
[Nhà thuốc] Cải thiện huyết áp thấp với sản phẩm từ đinh lăng, bưởi bung
Bài viết gần đây
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh