Alzheimer là một bệnh mất trí nhớ và sa sút trí tuệ thường gặp ở người lớn tuổi và hiếm gặp ở người trẻ. Tuy nhiên, ngày nay, bệnh lý này đang dần trẻ hóa và có xu hướng gia tăng, khi có rất nhiều người trẻ cũng bắt đầu có những dấu hiệu sớm của bệnh. Bệnh Alzheimer ở người trẻ tuy không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống và công việc của người bệnh.
Bệnh Alzheimer ở người trẻ là gì?
Chứng bệnh Alzheimer thường xuất hiện ở người lớn tuổi (sau 65 tuổi), nhưng hiếm khi gặp ở người trẻ tuổi trước 65 tuổi khoảng 5-6%. Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát triển, kéo theo sự trẻ hóa của các căn bệnh trong đó có chứng suy giảm trí tuệ Alzheimer này. Theo nhiều thống kê, số lượng người trẻ sau 30 tuổi có dấu hiệu mắc chứng Alzheimer đã tăng vọt trong những năm trở lại đây và tiến triển của bệnh cũng nhanh và xấu hơn nhiều so với người lớn tuổi.
Phần lớn chứng Alzheimer ở người trẻ đều xuất phát do sự thay đổi về gen hoặc do di truyền. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong gia đình có tiền sử mắc những bệnh về trí não như u não, mất trí nhớ, suy giảm nhận thức… sẽ gia tăng nguy cơ mắc hội chứng Alzheimer cho những người thân trong gia đình ngay khi còn trẻ.
Triệu chứng phổ biến của bệnh Alzheimer ở người trẻ
Trên thực tế, triệu chứng Alzheimer của người trẻ cũng tương tự như với người lớn tuổi, nhưng biểu hiện ở người trẻ thường xuất hiện nhanh và không đều, nên đôi khi bị bỏ qua.
Tình trạng nhớ nhớ, quên quên diễn ra thường xuyên
Người bệnh rơi vào tình trạng lúc nhớ lúc quên những việc thường xảy ra xung quanh như vị trí của đồ vật trong nhà, thời gian diễn ra những sự kiện thường niên, hay quên tên của những người thân thuộc. Đây là những biểu hiện ban đầu của bệnh hay quên ở người trẻ. Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ vẫn nhớ ra những điều mà họ quên nhưng đôi khi phải mất một khoảng thời gian, hoặc phải gợi nhắc hoặc đột ngột tự nhiên nhớ ra sự việc đó.
Với giai đoạn đầu của bệnh, phần lớn người bệnh sẽ không quá quan tâm và bỏ qua những dấu hiệu sớm này bởi cho rằng đây là tình trạng bình thường, ai cũng gặp phải và có thể do căng thẳng đầu óc… mà thôi chứ không phải bệnh lý nguy hiểm.
Suy giảm trí nhớ ngắn hạn
Hầu hết người bệnh đều gặp tình trạng suy giảm trí nhớ ngắn hạn được biểu thị rõ ở quên những công việc thường ngày như đón con, nấu cơm, sinh hoạt hay vừa nói xong đã quên. Tình trạng quên này sẽ diễn ra đều đặn và với tần suất tăng dần theo thời gian khiến cho người bệnh gặp khó trong trong công việc và cuộc sống, khi khả năng ghi nhớ gần như giảm sút hoàn toàn. Giai đoạn này sẽ tiến triển rất nhanh nếu như không được can thiệp bằng các phương pháp y học.
Mất khả năng tập trung và giải quyết công việc
Khi luôn trong tình trạng nhớ nhớ quên quên, đang định trình bày điều này thì lại quên mất điều kia, khiến cho người bệnh mất khả năng tập trung khi làm việc cũng như trong cuộc sống hằng ngày. Họ sẽ luôn trong trạng thái mơ hồ, không xác định thậm chí là thất thần. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới việc người bệnh không còn khả năng giải quyết công việc của mình nữa. Việc tập trung, ghi nhớ và đưa ra phương hướng giải quyết tưởng chừng như đơn giản cũng dần trở nên khó khăn với người trẻ khi bị Alzheimer.
Đây cũng được xem là giai đoạn đầu của việc người bệnh tiến dần tới trạng thái suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ. Với người trẻ giai đoạn này nếu không được chăm sóc cẩn thận sẽ rất dễ rơi vào trầm cảm bế tắc và chấm dứt cuộc sống của mình để giải thoát vì họ dần cảm thấy mình như người vô dụng chỉ làm ảnh hưởng tới những người xung quanh.
Gặp khó khăn trong giao tiếp và tâm lý thay đổi thất thường
Bước tiếp theo của quá trình suy giảm trí tuệ Alzheimer chính là người bệnh mất dần đi khả năng giao tiếp cơ bản của mình. Người bệnh sẽ gặp khó khăn trong nói chuyện khi không thể nhớ ra các từ khó để diễn đạt ý của mình hoặc thậm chí không biết phải làm thế nào cho người đối diện hiểu điều mình muốn diễn tả. Có thể mới đầu chỉ là với từ khó, dần sẽ cả những câu dài và mất hẳn khả năng giao tiếp.
Khi khả năng giao tiếp không còn được như trước, họ sẽ cảm thấy xấu hổ và lười giao tiếp hơn với người khác, hay khi không thể diễn đạt, họ sẽ trở nên bực tức, buồn bã, cáu giận hay khóc lóc. Với những người trẻ bị Alzheimer ở giai đoạn này họ không còn nhiều khả năng để điều chỉnh tâm trạng của mình như người bình thường nữa. Tâm lý tình cảm của họ sẽ được thể hiện một cách tự nhiên và khó phán đoán chính vì vậy quá trình chăm sóc của người thân trong giai đoạn này là rất quan trọng.
Quên dần người thân và mọi thứ xung quanh
Đây được xem là giai đoạn cuối cùng của bệnh, khi người bệnh sẽ không còn nhớ ai nữa ngay cả chính bản thân họ. Họ sẽ thường xuyên đi lạc và không biết tìm đường về nhà của mình hay họ sẽ không biết mình là ai, từ đâu tới và sao lại ở đây.
Những người thân dù là cha mẹ, chồng/vợ/con cũng không còn được ghi nhớ trong ký ức của họ nữa, có thể trong những giây phút nhất định họ có thể nhớ ra những nhanh chóng quên đi không dấu vết. Thậm chí việc sinh hoạt hằng ngày như chăm sóc bản thân mình cũng là điều quá sức với người bệnh. Họ không khác gì một đứa trẻ to xác và khó chiều.
Các yếu tố nguy cơ gây ra chứng Alzheimer ở người trẻ
Mặc dù là trường hợp hiếm nhưng thuật ngữ bệnh Alzheimer ở người trẻ cũng không còn quá xa lạ bởi hiện nay số lượng người mắc cũng đang tăng dần theo thời gian. Theo các chuyên gia, phần lớn nguyên nhân dẫn tới tình trạng bệnh sa sút trí tuệ gặp ở người trẻ là do thay đổi cấu trúc gen hoặc do di truyền thay vì các yếu tố bệnh học.
Với những người trong gia đình có tiền sử mắc các bệnh về trí nhớ như Alzheimer, đãng trí… sẽ có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer khi còn trẻ cao hơn nhiều lần so với những người khác, và khi mắc diễn biến bệnh sẽ trở nặng nhanh hơn. Chính vì vậy, khi gặp các bệnh nhân trẻ thăm khám về khả năng ghi nhớ của mình, các bác sĩ đều về tiền sử gia đình để đưa ra phương hướng điều trị hợp lý và hiệu quả.
Phương pháp điều trị chứng Alzheimer của người trẻ
Mặc dù y học ngày càng phát triển nhưng đến nay vẫn chưa có loại thuốc đặc trị nào cho căn bệnh Alzheimer nói chung và Alzheimer gặp ở người trẻ nói riêng. Với người trẻ khi mắc bệnh phần lớn các bác sĩ sẽ cho sử dụng các loại thuốc nhóm ức chế quá trình phát triển của bệnh và kéo dài thời gian nhiều nhất có thể. Các nhóm thuốc thường được kê như Donepezil, Galantamine, Rivastigmine và nhóm chất ức chế NMDA.
Tuy nhiên, các loại thuốc này chỉ có tác dụng làm thuyên giảm đồng thời sử dụng trong thời gian dài cũng không tránh khỏi những tác dụng phụ vì vậy người bệnh thường được bác sĩ khuyên kết hợp với chế độ ăn uống và luyện tập.
Cách cải thiện và ngăn ngừa chứng Alzheimer ở người trẻ
Alzheimer ở người trẻ là căn bệnh khó chữa, tiến triển nhanh và khó đoán, nhưng nếu phát hiện sớm và có phương hướng điều trị cũng như thay đổi trong chế độ sinh hoạt và ăn uống, cũng phần nào tình hình bệnh tật.
Bổ sung các chất dinh dưỡng tốt cho não bộ
Bên cạnh thuốc uống, bổ sung dinh dưỡng thông qua những bữa ăn hàng ngày sẽ giúp quá trình “lão hóa não bộ” diễn ra chậm hơn. Bạn nên ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin nhóm B và omega 3 giúp tăng cường quá trình “vận động” của não bộ. Các loại hạt ngũ cốc, các loại rau xanh sẫm màu hay cá hồi, cá ngừ, cá thu… sẽ mang lại cho bạn một não bộ khỏe mạnh, một trí nhớ bền lâu.
Ngoài ra, người trẻ có nguy cơ mắc bệnh nên hạn chế sử dụng các loại đồ uống có cồn như rượu bia, các loại chất kích thích như café… những loại này không những gây tổn hại đến não bộ mà còn thúc đẩy quá trình tiến triển của bệnh diễn ra nhanh và nguy hiểm hơn.
Tăng cường các bài tập thể dục, luyện tập trí nhớ
Các bài tập thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp tăng cường quá trình chuyển hóa và cung cấp nhiều oxy và dinh dưỡng đến cho não bộ, giúp cho “bộ chỉ huy trung ương” luôn căng tràn sức sống. Bên cạnh đó, những bài tập cho trí óc như đoán tên bài hát, ghép hình, ghép chữ, chơi bài… cũng là những bài tập luyện nâng cao khả năng ghi nhớ dành cho não bộ. Những trò chơi tưởng chừng như chỉ dành để thư giãn đó cũng sẽ giúp bạn cải thiện phần nào trí nhớ của mình.
Xây dựng một lối sống khoa học và lành mạnh
Một vấn nạn lớn mà giới trẻ hiện nay đang mắc phải đó chính là việc họ thường thức khuya, sử dụng các thiết bị điện tử quá nhiều hay thường xuyên bỏ bữa sáng và ăn quá nhiều thức ăn nhanh. Những điều này vô hình chung đang “ăn mòn” sức khỏe nói chung và trí não nói riêng. Thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh ở tuổi trẻ nếu sẽ khiến các cơ quan phải hoạt động quá sức và không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để nuôi sống cơ thể.
Đơn cử như việc ngủ khuya cũng khiến não bộ mất đi cơ hội được nghỉ ngơi và tái tạo năng lượng sau một ngày làm việc căng thẳng và mệt mỏi. Vì vậy, lâu dài nó sẽ là tác nhân thúc đẩy quá trình diễn ra căn bệnh Alzheimer ở người trẻ.
Bổ sung các sản phẩm hoạt huyết bổ não
Việc sử dụng thêm các sản phẩm hoạt huyết bổ não từ sớm nếu bạn trong nhóm nguy cơ cao là điều mà bạn nên cân nhắc. Các dòng sản phẩm bổ não với tác dụng cải thiện và lưu thông máu tới các tế bào não, giúp bộ não luôn đảm bảo được cung cấp đầy đủ những dưỡng chất cần thiết sẽ duy trì “sức khỏe” của bộ não.
Não bộ càng khỏe thì khả năng chống chọi càng mạnh và giúp ngăn ngừa cũng như hạn chế quá trình sa sút trí tuệ diễn ra khi mắc Alzheimer. Tuy nhiên, không phải loại thuốc nào cũng mang lại hiệu quả như bạn mong muốn, bạn nên lựa chọn những dòng sản phẩm đảm bảo đủ ba yếu tố phá máu đông – thúc đẩy cơ thể sản sinh máu mới – bổ huyết, thông mạch. Đường vận chuyển máu lên não có được thông suốt với lượng máu mới được đẩy liên tục giàu dinh dưỡng mới có thể giúp não bộ tràn đầy năng lượng.
Bệnh Alzheimer ở người trẻ ngày càng tăng dần theo thời gian và diễn biến phức tạp. Vì vậy thay vì có bệnh mới chữa, người bệnh nên học cách ăn uống sinh hoạt điều độ và khoa học cũng như bổ sung các loại thuốc bổ não, giúp nuôi dưỡng não bộ từ sớm. Điều này sẽ phần nào giúp ngăn ngừa và cải thiện trí nhớ cho người trẻ hiệu quả.
Đáng suy ngẫm
Âm nhạc – tia sáng xua tan bóng tối trầm cảm
Từ sự cô đơn ở cuộc sống hiện đại, ta cách trầm cảm chưa đầy một bước chân (Phần 1)
Bạn cô đơn, lạc lõng trong chính ngôi nhà của mình?
Cảm xúc và cảm giác – Kích ứng não bộ cần nhận biết rõ ràng
Không ai đơn độc – Chỉ có thực tại mang ta trở lại, trả lại ta sức khỏe tinh thần (Phần cuối)
Tại sao những người trầm cảm thường tìm đến cái chết?
Bài viết gần đây
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh