Suy giảm trí nhớ sau khi sinh nếu không được xử trí kịp thời có thể gây ra những hệ lụy nghiêm trọng về sau khiến cho nhiều mẹ bỉm sữa lo lắng “chưa già đã lẫn”. Vì vậy việc tìm hiểu nguyên nhân cũng như tìm cách khắc phục triệt để chứng bệnh này là điều mà chị em nên quan tâm.
Hội chứng suy giảm trí nhớ sau sinh?
Sau sinh, phần lớn chị em đều rơi vào tình trạng suy giảm trí nhớ nhưng mỗi người sẽ ở triệu chứng nặng nhẹ khác nhau. Các mẹ bỉm sữa sẽ thường trong trạng thái nhớ nhớ quên quên mọi thứ xung quanh mình như quên chìa khóa xe, quên cắm cơm, quên đón con, hay bế con trên tay vẫn đi tìm con gây ra những tình huống bi hài. Đây chính là biểu hiện của chứng suy giảm trí nhớ.
Chứng đãng trí sau sinh này tuy không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sinh hoạt hằng ngày cũng như công việc của chị em. Vì vậy, nếu không được chữa trị sớm nhiều người rơi vào trạng thái trầm cảm sau sinh vô cùng nghiêm trọng và khó chữa trị.
Tại sao phụ nữ sau sinh thường suy giảm trí nhớ?
Chị em khi sinh xong thường quên trước quên sau và mặc định đây là “đẻ nên vậy” nhưng có bao giờ tự đặt câu hỏi “tại sao mình lại hay quên như vậy sau khi sinh?” hay không.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng “não cá vàng” của phụ nữ sau sinh là do hormone, vì vậy biểu hiện bệnh ở mỗi người thường khác nhau. Thậm chí có người còn được “nếm trải” trạng thái này ngay từ giai đoạn cuối thai kỳ cho đến lúc nuôi con.
Do hàm lượng estrogen thay đổi đột ngột
Estrogen không những ảnh hưởng tới sinh lý nữ mà còn duy trì khả năng ghi nhớ cũng như sự phát triển của tế bào gốc ở nữ giới. Khi phụ nữ bước vào thai kỳ, hàm lượng nội tiết tố nữ estrogen tăng mạnh để đáp ứng quá trình phát triển của thai nhi. Đến khi em bé được sinh ra lượng nội tiết này sẽ sụt giảm mạnh khiến cơ thể không đáp ứng kịp gây ra hiện tượng trí nhớ suy giảm.
Hơn nữa, trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ, cơ thể cũng tự sản sinh ra một chất oxytocin làm giảm hàm lượng estrogen, tạo điều kiện suy giảm trí nhớ ở phụ nữ.
Trầm cảm sau sinh
Mang thai và sinh con là hành trình vô cùng gian nan mà các bà mẹ phải trải qua. Sự thay đổi hoàn toàn về nội tiết tố, những vết rạn trên cơ thể người mẹ, sự thiếu quan tâm chăm sóc của người thân xung quanh, hay những bỡ ngỡ khi chăm sóc một sinh linh bé nhỏ, cũng khiến người mẹ luôn trong trạng thái quay cuồng. Thậm chí nhiều chị em còn không được ngủ đủ giấc vì con quấy khóc hay những bữa ăn vội vàng để chăm con cũng vô tình khiến hành trình làm mẹ trở thành nỗi “ám ảnh” khó vượt qua với nhiều người mẹ.
Đó cũng là lý do nhiều phụ nữ cảm thấy kiệt sức, bế tắc và rơi vào trạng thái luôn căng thẳng vì phải nhớ và làm quá nhiều thứ, dẫn tới tình trạng “như người mất trí” sau sinh ngày càng “nở rộ”. Chứng trầm cảm không những khiến các mẹ ở trong sự mơ hồ, ngồi nhìn trong vô định, không còn khả năng chăm con, hay ghi nhớ, thu mình trong góc tối, nguy hiểm hơn là nảy sinh các hành vi chấm dứt sinh mạng của con và mình như một hình thức giải thoát.
Chế độ dinh dưỡng thiếu hụt
Chúng ta đều biết rằng giai đoạn sinh con xong, người mẹ yếu về cả thể chất lẫn tinh thần, vì vậy việc bồi bổ qua các bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng là điều vô cùng cần thiết. Mẹ có được cung cấp đủ chất dinh dưỡng mới có đủ lượng sữa cho con khôn lớn. Chính vì vậy, mà các mẹ ở cữ thường chia sẻ thời gian biểu các bữa ăn của mình lên đến 5-7 bữa một ngày.
Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, nhiều mẹ không ăn đủ bữa, hoặc dinh dưỡng trong các bữa ăn không phong phú, đa dạng hay không đáp ứng đầy đủ lượng dinh dưỡng cần thiết cũng dẫn tới tình trạng suy kiệt và biểu hiện rất rõ ràng khi người xanh xao, không đủ sữa, và tình trạng hay quên.
Không ngủ và nghỉ ngơi đủ
Hầu hết các mẹ bỉm sữa đều rơi vào hoàn cảnh thiếu ngủ từ nhẹ đến trầm trọng bởi đứa nhỏ khi sinh ra chưa quen với môi trường bên ngoài, nhịp sinh học bị đảo lộn, chúng sẽ thường xuyên quấy khóc, hoặc “ngủ ngày cày đêm”. Điều này khiến các mẹ không có một giấc ngủ đúng nghĩa, nhất là khi không có sự giúp sức từ phía người thân.
Không chỉ thiếu ngủ gây đau đầu mà thiếu ngủ lâu ngày khiến các mẹ rơi vào trạng thái mệt mỏi, không tỉnh táo thì đương nhiên việc ghi nhớ thông tin, sự vật hay hiện tượng sẽ trở thành điều khó khăn.
Cách cải thiện và khắc phục chứng suy giảm trí nhớ sau sinh
Chứng suy giảm trí nhớ sau sinh thường không phải bệnh lý mãn tính nếu do nội tiết tố hoặc do môi trường xung quanh tác động. Chứng bệnh này sẽ thuyền giảm dần sau một khoảng thời gian sau sinh từ 3-6 tháng khi nội tiết tố của phụ nữ trở về như bình thường và sức khỏe ổn định hơn. Tuy nhiên, ở nhiều trường hợp nặng, tình trạng này sẽ trở thành mãn và nặng dần theo thời gian.
Dành nhiều thời gian nói chuyện với người thân
Một trong những điều vô cùng quan trọng giúp chị em sau sinh nhanh chóng hòa nhập với “thế giới mới” đó là chia sẻ công việc chăm sóc con cái, và tâm sự với người thân, đặc biệt là người chồng. Thời điểm sau sinh rất nhạy cảm, phụ nữ có thể thay đổi tính nết trở lên hay cáu bẳn, mệt mỏi… vì vậy vai trò người chồng rất quan trọng trong việc lấy lại cân bằng cho chị em.
Người thân trong gia đình nên chủ động thông cảm, thấu hiểu và sẻ chia với các bà mẹ bỉm sữa trong mọi việc, để họ được giải tỏa những khó khăn, vất vả mà mình đang phải trải qua, từ đó tinh thần thoải mái, trí nhớ vững bền.
Đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết hằng ngày
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng và thiết yếu với phụ nữ sau sinh, bởi chúng không chỉ nuôi dưỡng người mẹ mà còn cả đứa con. Vì vậy, người mẹ phải đảm bảo được ăn uống đầy đủ, bổ sung các loại dưỡng chất thiết yếu như vitamin, sắt, canxi thông qua các thực phẩm hoặc qua các loại thực phẩm chức năng.
Đầy đủ dưỡng chất, cơ thể khỏe mạnh não bộ sáng suốt sẽ giúp mẹ vượt qua thời kỳ sau sinh nhanh chóng, hạn chế tình trạng suy giảm trí nhớ và trầm cảm sau sinh.
Cố gắng ngủ đủ và đúng giấc
Các mẹ nên san sẻ công việc chăm con của mình với bố, hoặc có thể nhờ sự giúp đỡ đến từ người thân trong gia đình như ông bà… để đảm bảo giấc ngủ đêm của mình không bị gián đoạn quá nhiều.
Với những bé ngoan hơn, chị em cũng nên tranh thủ ngủ bất cứ lúc nào để lấy năng lượng “chiến đấu”, thay vì ngồi xem điện thoại, vì phụ nữ sau sinh cũng nên hạn chế việc sử dụng các thiết bị điện tử quá sớm.
Lấy lại cân bằng giữa chăm con và công việc
Với cuộc sống nhiều lo toan như hiện nay, rất nhiều chị em lao vào công việc ngay khi vừa mới sinh xong. Việc này không những có hại cho sức khỏe mà còn khiến cơ thể rơi vào trạng thái suy kiệt. Vì vậy, chị em nên cố gắng tìm mọi cách duy trì cân bằng giữa con cái và công việc.
Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, chăm sóc con cái sẽ giúp tình trạng lúc nhớ lúc quên được cải thiện nhanh chóng và hiệu quả.
Suy giảm trí nhớ sau sinh là tình trạng thường gặp của hầu hết chị em phụ nữ, nhưng nếu có sự quan tâm và giúp đỡ đến từ phía gia đình, biểu hiện lúc nhớ lúc quên này sẽ nhanh chóng quá đi. Vì vậy, hãy dành nhiều hơn tình yêu thương, chăm sóc và sẻ chia với những người phụ nữ đã phải trải qua bao đau đớn để mang một sinh linh bé nhỏ tới cuộc sống này.
Đáng suy ngẫm
Tôi sống mục ruỗng trong cái bóng vô hồn mang tên trầm cảm
Bạn cô đơn, lạc lõng trong chính ngôi nhà của mình?
Không ai đơn độc – Chỉ có thực tại mang ta trở lại, trả lại ta sức khỏe tinh thần (Phần cuối)
Cảm xúc và cảm giác – Kích ứng não bộ cần nhận biết rõ ràng
Top 10 hội chứng rối loạn tâm thần kỳ lạ mà não bộ có thể mắc phải
Âm nhạc – tia sáng xua tan bóng tối trầm cảm
Bài viết gần đây
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh