Đau đầu về chiều là tình trạng đau đầu phổ biến hiện nay mà ai cũng gặp một lần. Chứng bệnh này tuy lành tính nhưng những cơn đau dữ dội có thể ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Vì vậy, hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về chứng đau đầu về chiều và cách điều trị tình trạng này.
Đau đầu về chiều là bệnh gì?
Đau đầu về chiều tối là bệnh gì? Có nguy hiểm hay không? Luôn là câu hỏi mà nhiều người thường đặt ra bởi chứng đau đầu này hay gặp trong cuộc sống hiện nay. Chứng bệnh này đa phần đều lành tính nhưng việc cơn đau kéo dài cũng ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống của người bệnh.
Thường những cơn đau đầu về chiều sẽ xuất hiện đột ngột không báo trước, những cơn đau giảm dần mà không cần phải sử dụng thuốc và phương pháp điều trị đặc trị. Tuy nhiên, với nhiều trường hợp, những cơn đau này trở nên dữ dội, kéo dài kèm với một số triệu chứng khác, mà bạn nên chú ý và đi khám sớm:
- Đau đầu dữ dội, cơn đau sau mạnh hơn cơn đau trước
- Đau đầu thường xuyên, liên tục trong một khoảng thời gian dài
- Cơn đau đầu kèm với biểu hiện cứng phần cổ và gáy
- Đau đầu kèm chóng mặt, hoa mắt, ngất
- Thị lực suy giảm, mắt mờ nhìn không rõ, hoặc không nhìn thấy gì
- Sốt cao, kèm co giật
- Đau đầu kèm tê bì chân tay
- Buồn nôn, hoặc nôn không rõ nguyên nhân
- Sử dụng thuốc giảm đau nhưng cơn đau không thuyên giảm nhiều
Nguyên nhân đau đầu về trưa và chiều
Chứng đau đầu về chiều mặc dù được nhận định là lành tính nhưng vẫn có những nhóm nguyên nhân bệnh lý gây ra tình trạng này mà người bệnh cần quan tâm và phát hiện sớm.
Nhóm nguyên nhân bệnh lý
- Đau đầu vận mạch
Đau đầu vận mạch là một trong những chứng đau đầu phổ biến với những cơn đau đầu có thể xảy ra bất cứ lúc nào, và thường gặp vào buổi chiều. Cơn đau vận mạch thường đi kèm với các triệu chứng nhìn thấy tia sáng nhấp nháy phía trước mặt, chóng mặt, buồn nôn… Đặc biết, người bệnh sẽ rất sợ ánh sáng, hoặc âm thanh lớn.
Nếu tình trạng đau đầu về chiều do đau đầu vận mạch gây ra, cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội trong một vài giờ sau đó giảm dần. Với những trường hợp như vậy, người bệnh chỉ cần sử dụng thuốc giảm đau nếu cần là bệnh sẽ tự thoái lui.
- Hạ áp lực nội sọ tự phát
Đây là chứng bệnh hiếm gặp, chỉ 1 trên 50.000 người mắc phải căn bệnh này. Phụ nữ thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với nam giới, và độ tuổi mắc bệnh từ 40-50 tuổi. Khi người bệnh mắc tình trạng này, cơn đau đầu sẽ đi kèm với các triệu chứng buồn nôn, nôn mửa, ù tai, thường xuyên chóng mặt, suy giảm thị lực, tê bì phần mặt và ngứa ran vùng cánh tay.
- Suy giảm tuần hoàn máu não
Một trong những nguyên nhân chính gây ra những cơn đau đầu buổi chiều chính là do thiểu năng tuần hoàn máu não. Khi não bộ không được cung cấp đầy đủ lượng oxy và dinh dưỡng cần thiết khiến các tế bào não rơi vào tình trạng “suy dinh dưỡng” và biểu hiện bằng những cơn đau đầu. Khi chứng bệnh này kéo dài không có phương pháp chữa trị cụ thể, người bệnh sẽ chịu những cơn tê bì tay chân kèm chóng mặt, buồn nôn.
Nhóm nguyên nhân bên ngoài
- Tình trạng mất nước lâu
Với những người phải làm việc trong môi trường kín khí hoặc môi trường nóng toát mồ hôi nhiều sẽ dẫn tới tình trạng cơ thể bị mất nước. Khi không được bù nước kịp thời sẽ gây ra biểu hiện đau đầu kèm khô miệng, người mệt mỏi, uể oải, chóng mặt…
- Đau đầu do căng thẳng
Đau đầu về chiều do căng thẳng là một trong những tình trạng thường gặp hiện nay, khi cuộc sống có quá nhiều áp lực. Khi người bệnh không có biện pháp cải thiện tình trạng căng thẳng của mình, các tế bào thần kinh và não bộ sẽ rơi vào tình trạng quá tải và gây ra những cơn đau đầu. Những cơn đau dạng này thường dữ dội, có thể kèm giật hai bên thái dương (đau đầu ở thái dương), khiến cho người bệnh không thể tập trung làm việc.
Với những trường hợp nặng, người bệnh còn cảm thấy mỏi phần mắt và vai gáy, tinh thần sa sút không muốn làm gì.
Phương pháp điều trị chứng đau đầu về chiều
Khi gặp tình trạng đau đầu về chiều kéo dài, người bệnh nên thăm khám bác sĩ để xác định nguyên nhân gây ra bệnh từ đó có phác đồ điều trị cụ thể và hiệu quả. Phần lớn, các bác sĩ sẽ chỉ định làm các xét nghiệm hoặc chụp CT/MRI để xác định được chính xác bệnh lý gây ra chứng đau đầu về chiều này.
Tuy nhiên, hầu hết đau đầu về chiều đều khá lành tính và người bệnh có thể xử lý tại nhà mà không cần phải can thiệp y khoa.
Điều trị tại nhà bằng các phương pháp đơn giản
Nếu cơn đau đầu về chiều không diễn ra thường xuyên và không quá dữ dội, người bệnh có thể áp dụng các cách đơn giản và hiệu quả:
- Chườm lạnh nên vùng đau
Một túi đá lạnh đắp lên vùng đầu hoặc vùng nhức khoảng 10 – 15 phút mỗi lượt là cách giảm đau tức thì, hiệu quả không cần dùng thuốc mà người bệnh nên áp dụng. Đá lạnh sẽ làm giảm kích thích thần kinh, nên những cơn đau sẽ giảm dần về cường độ. Tuy nhiên, lưu ý người bệnh nên dùng một chiếc khăn mỏng đặt lên phần trán trước khi đắp túi đá để tránh vùng da tiếp xúc với đá lạnh bị tổn thương.
- Chườm nóng nếu bị đau căng cứng
Với những cơn đau đầu gây căng cứng, khiến người bệnh cảm giác như phần đầu đang bị buộc dây thít chặt lại thì việc chườm nóng sẽ mang lại hiệu quả điều trị cao. Tương tự như chườm lạnh, khi chườm nóng người bệnh cũng hết sức cẩn thận tránh nước nóng gây bỏng.
- Massage cổ vai gáy thư giãn giảm đau
Các bài xoa bóp nhẹ nhàng phần cổ, vai gáy và bấm huyệt trị đau đầu giúp máu huyết lưu thông tốt từ đó những cơn đau sẽ được thuyên giảm mà người bệnh không cần dùng thuốc. Hơn nữa, việc massage còn là cách cho não bộ thời gian được nghỉ ngơi, tái tạo năng lượng trước khi bắt đầu quay trở lại làm việc.
Sử dụng thuốc giảm đau
Khi những cơn đau dữ dội liên tục việc sử dụng thuốc giảm đau là điều cần thiết. Người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn như aspirin, paracetamol. Những loại thuốc này có tác dụng giảm đau ngay sau khi uống từ 15-30 phút.
Bên cạnh đó, các bác sĩ có thể cho sử dụng thêm các loại thuốc kê đơn trong điều trị các chứng bệnh đau đầu như thuốc chống trầm cảm, chống động kinh… để ngăn ngừa chứng đau đầu tái diễn. Mặc dù các loại thuốc này đều cho hiệu quả nhanh trong quá trình điều trị nhưng lại có nhiều nhược điểm mà người bệnh nên quan tâm trước khi quyết định sử dụng.
Các loại thuốc giảm đau hay thuốc kê đơn đều có nhiều tác dụng phụ nên phải đảm bảo tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. Người bệnh không được tự ý tăng liều, giảm liều hay cắt liều tránh tình trạng nhờn thuốc hoặc quá mẫn với các thành phần của thuốc, gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Sử dụng bổ huyết, hoạt huyết với thành phần thảo dược
Theo y học cổ truyền, bản chất của chứng đau đầu về chiều là do não bộ không được cung cấp đầy đủ lượng máu, dinh dưỡng và oxy cần thiết để nuôi các tế bào thần kinh trung ương. Tình trạng này diễn ra lâu dài, khiến các tế bào rơi vào tình trạng “còi cọc, chậm lớn” dẫn tới những cơn đau đầu không hồi kết.
Chính vì vậy, nếu cải thiện được nguyên nhân cốt lõi này, cơn đau đầu sẽ tự thoái lui mà không còn tái đi tái lại nhiều lần nữa. Chính vì vậy, hoạt huyết bổ huyết thường được sử dụng trong trường hợp này.
Tuy nhiên, không phải loại hoạt huyết, bổ huyết nào trên thị trường cũng cho kết quả điều trị như nhau. Các bác sĩ đông y đã chỉ ra rằng, chỉ những loại thuốc đảm bảo được ba yếu tố dưới đây mới có khả năng giúp những cơn đau đầu không còn quay trở lại nữa:
- Phá bỏ các cục máu đông:
Có rất nhiều các nguyên nhân khác nhau để lý giải cho hiện tượng trong mạch máu xuất hiện những cục máu đông. Chúng có thể bám vào thành mạch hoặc trôi “lơ lửng” trong thành mạch, làm lưu lượng máu bị ách tắc, lưu thông máu chậm. Từ đó, khiến não bộ và các chi không có đủ lượng máu cần thiết để vận hành, sinh ra các triệu chứng đau đầu hoặc nặng hơn có thể là đứt mạch máu não hay đột quỵ não nguy hiểm.
Chính vì vậy, trong đông y đã sử dụng các dược liệu có công dụng phá huyết ứ rất tốt như đan sâm, kê huyết đằng giúp giải phóng mạch máu. Khi gạt bỏ được vật cản, quá trình vận chuyển máu sẽ diễn ra suôn sẻ.
- Bổ sung sắt sinh học và tái tạo máu:
Khi đường vận chuyển thông thoáng, máu sẽ được lưu thông tốt hơn nhưng vẫn có nguy cơ hình thành lại các cục máu đông, do máu cũ có nhiều cặn. Vì vậy, để hạn chế và ngăn ngừa điều này, các sản phẩm hoạt huyết cần có khả năng kích thích cơ thể sản sinh ra máu mới bằng việc bổ sung thêm lượng sắt sinh học dồi dào và an toàn.
Bưởi bung luôn là lựa chọn số 1 trong các loại dược liệu có khả năng bổ sung lượng sắt sinh học ấn tượng cho cơ thể. Với lượng máu mới, giàu dinh dưỡng, lưu thông nhanh sẽ giúp các tế bào não luôn trong trạng thái “căng tràn sức sống”.
- Bổ huyết, thông mạch:
Khi cơ thể đã đạt đầy đủ các yếu tố cần thì việc thêm yếu tố đủ giúp mạch máu được vững chắc, thúc đẩy quá trình vận chuyển máu lên não và các chi được trơn tru. Từ đó, những cơn đau đầu sẽ thoái lui hoàn toàn, các chứng bệnh liên quan đến não bộ cũng tiêu tan.
Áp dụng y học cổ truyền trong chữa trị chứng đau đầu về chiều luôn là ưu tiên hàng đầu của người bệnh. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của phương pháp này chính là việc tác dụng của thuốc sẽ không nhanh như sử dụng thuốc giảm đau hay thuốc kê đơn. Thông thường, người dùng sẽ mất khoảng 1-2 tuần chứng đau đầu sẽ giảm rõ rệt, nhưng đây cũng là kim chỉ nam của đông y “chậm nhưng chắc”. Vì vậy trong trường hợp cơn đau quá dữ dội bạn có thể kết hợp sử dụng thuốc giảm đau kèm hoạt huyết.
Đau đầu về chiều là chứng bệnh hay gặp và được điều trị hiệu quả bằng việc sử dụng thuốc hoạt huyết với thành phần thảo dược thiên nhiên, an toàn và lành tính. Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp này, người bệnh cần kiên trì để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất và lâu bên nhất.
Đáng suy ngẫm
Trầm cảm một trận ốm của tinh thần – con quỷ gặm nhấm linh hồn
Top 10 hội chứng rối loạn tâm thần kỳ lạ mà não bộ có thể mắc phải
Vì sao luôn tồn tại những kẻ đố kỵ với những gì bạn có
Tại sao những người trầm cảm thường tìm đến cái chết?
Không ai đơn độc – Chỉ có thực tại mang ta trở lại, trả lại ta sức khỏe tinh thần (Phần cuối)
Bạn cô đơn, lạc lõng trong chính ngôi nhà của mình?
Video phản hồi AZBrain với bệnh "Đau Đầu":
Trần Hoài Thu, đã cải thiện chứng đau đầu kéo dài sau khi sử dụng AZBrain.
Chị Minh Tâm - huyết áp thấp, thường xuyên bị đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, ngất xỉu vì tụt huyết áp đột ngột
[Dược sỹ] Người trẻ đau nửa đầu, đau đỉnh đầu dùng AZBrain có cải thiện?
Bài viết gần đây
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh