Đau đầu vận mạch là một chứng đau đầu phổ biến hiện nay với các phương pháp chữa trị khác nhau. Tuy nhiên, các phương pháp đông y thường được người bệnh ưu tiên lựa chọn nhiều hơn vì độ an toàn và ít tác dụng phụ. Chính vì thế câu hỏi “đau đầu vận mạch có châm cứu được không?” đang được rất nhiều người quan tâm. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu về bệnh đau đầu vận mạch
Đau đầu vận mạch là chứng đau đầu kéo dài kinh niên thường gặp ở lứa tuổi trẻ và giảm dần khi về độ tuổi trung niên. Cơn đau đầu thường kéo dài từ 4-72 giờ bắt đầu từ vùng thái dương và lan dần tới vùng trán, đỉnh đầu hay gáy. Cơn đau nhói theo từng nhịp đập của mạch và nhạy cảm với ánh sáng và tiếng ồn.
Cơn đau có thể xuất hiện kèm với triệu chứng đau đầu chóng mặt buồn nôn, nôn hoặc tê bì tay chân hoặc cũng có thể xảy ra đột ngột không có triệu chứng nào báo trước. Tình trạng này xảy ra do giãn nở bất thường của mạch máu, gây ra những cơn đau đầu quằn quại cho người bệnh.
Các nguyên nhân khác nhau khiến những cơn đau đầu được kích hoạt bao gồm căng thẳng, thời tiết thay đổi, sử dụng quá nhiều đồ kích thích, tác dụng phụ của thuốc…
Đau đầu vận mạch có châm cứu được không?
Theo y học cổ truyền, bản chất của tình trạng đau nửa đầu do máu lưu thông lên não không ổn định vì có các huyết ứ ở mạch máu, nên khiến các dây thần kinh phải “căng” để dồn đủ máu lên nuôi não. Chình vì vậy, bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc giúp thông mạch, hoạt huyết, thì các bác sĩ sẽ kết hợp thêm phương pháp châm cứu, giúp tăng hiệu quả điều trị.
Châm cứu được xem là phương pháp hữu hiệu và lâu đời nhất trong các cách chữa chứng đau đầu vận mạch. Vì vậy, để trả lời cho câu hỏi “đau đầu vận mạch có châm cứu được không?” thì câu trả lời là có. Với phương pháp này, các bác sĩ sử dụng kim châm bằng kim loại để châm vào các huyệt đạo khác nhau trên cơ thể. Khi châm, người bệnh chỉ cần thả lỏng người và cảm nhận cơn đau thuyên giảm dần sau những lần châm kim chứ không hề đau đớn như nhiều người tưởng tượng.
Bên cạnh các phương pháp vật lý trị liệu như xoa bóp bấm huyệt trị đau đầu thì phương pháp châm cứu sẽ giúp các mạch máu được lưu thông và kích thích hệ thần kinh giảm đi những cơn đau nửa đầu. Cách thực hiện cũng đơn giản và không mất quá nhiều thời gian. Thường sau mỗi buổi trị liệu người bệnh sẽ cảm thấy đầu óc thoải mái, nhẹ nhàng như bình thường.
Hướng dẫn và lưu ý khi châm cứu chữa đau đầu vận mạch
Cách châm cứu giải quyết chứng đau đầu khá đơn giản và thao tác nhanh chóng, nên người bệnh sẽ không cần phải chuẩn bị gì đặc biệt. Tuy nhiên, người bệnh cũng nên tìm hiểu kỹ phương pháp để có những kiến thức cơ bản không lo sợ trước khi châm cứu. Trước và trong quá trình thực hiện thủ thuật, người bệnh có thể trò chuyện thoải mái với bác sĩ để giữ bình tĩnh và thoải mái.
Một số nghiên cứu lâm sàng đã chỉ ra rằng, việc trị đau đầu bằng phương pháp châm cứu đã được khuyến nghị nên điều trị hai lần một tuần và kéo dài trong hai tuần. Sau đó giảm thời gian trị liệu xuống một lần/tuần, kéo dài trong tám tuần và sau đó duy trì cách tuần một lần. Đa phần mọi người sẽ không cảm thấy đau đớn gì trong quá trình điều trị, đầu sẽ cảm thấy nhẹ, cơn đau thuyên giảm sau các lần trị liệu.
Lưu ý kết hợp hoặc thay thế nếu châm cứu không đạt hiệu quả
Tự điều trị tại nhà
Với những bệnh nhân mới mắc hoặc tình trạng bệnh nhẹ, bác sĩ sẽ khuyên nên tự điều trị đau đầu chóng mặt tại nhà mà không cần can thiệp bằng thuốc. Trong trường hợp này, người bệnh chỉ cần thực hiện theo một số lời khuyên sau:
- Nằm nghỉ ngơi trong môi trường kín, yên tĩnh và tối
- Uống nhiều nước
- Đắp khăn lạnh lên trán nếu như cảm thấy cơn đau giật từng cơn
- Sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn như aspirin nếu như bạn không muốn nằm chịu đau
Sử dụng thuốc kháng sinh
Với những tình trạng bệnh nặng hơn, hoặc những cơn đau của bạn đi kèm với triệu chứng hoa mắt, giảm thị lực, tê hoặc liệt một bên tay chân… thì chắc chắn bạn cần phải đi gặp bác sĩ để có phác đồ điều trị rõ ràng.
- NSAIDs: aspirin, celecoxib dung dịch dạng uống, diclofenac, ibuprofen, naproxen, flurbiprofen, ketoprofen, Ketorolac tiêm tĩnh mạch và tiêm bắp
- Thuốc giảm đau kết hợp: acetaminophen + aspirin + caffeine
- Magnesium tiêm tĩnh mạch
- Hợp chất có chứa Isometheptene
- Thuốc chống nôn: chlorpromazine, droperidol, metoclopramide prochlorperazine, promethazine
Thuốc kháng sinh sẽ nhanh chóng làm giảm đi cơn đau của bạn, nhưng rất nhiều tác dụng phụ nếu sử dụng trong một thời gian dài. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng và đảm bảo không mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Sử dụng các loại thuốc đông y
Theo đông y, khi bắt đầu chữa bệnh đau đầu vận mạch, bác sĩ sẽ kê các loại thuốc hoạt huyệt và bổ huyết giúp máu huyết lưu thông, từ đó bệnh sẽ tự thoái lui mà không cần phải can thiệp các phương pháp trị liệu khác.
Thành phần chính của những loại hoạt huyệt này là đinh lăng, đan sâm, kê huyết đằng, bưởi bung,… có tác dụng thông huyết, bổ huyết. Từ đó, giúp cơ thể có lượng máu dồi dào đẩy lên nuôi não bộ, và chấm dứt tình trạng đau đầu.
Với những bệnh nhân đau đầu mãn tính, bác sĩ sẽ kết hợp với phương pháp bấm huyệt hoặc châm cứu để giúp tăng hiệu quả sử dụng. Vì vậy, châm cứu thường là hướng điều trị cuối cùng của căn bệnh đau đầu vận mạch.
Đau đầu vận mạch thường không quá nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng đến cuộc sống, vì vậy người bệnh luôn muốn nhanh chóng tìm cách thoát khỏi cơn đau. Vì vậy, hy vọng bài viết này đã giúp bạn tìm được câu trả lời cho câu hỏi “Đau đầu vận mạch có châm cứu được không?”
Đáng suy ngẫm
Cảm xúc và cảm giác – Kích ứng não bộ cần nhận biết rõ ràng
Tại sao những người trầm cảm thường tìm đến cái chết?
Tôi sống mục ruỗng trong cái bóng vô hồn mang tên trầm cảm
Vì sao luôn tồn tại những kẻ đố kỵ với những gì bạn có
Âm nhạc – tia sáng xua tan bóng tối trầm cảm
Từ sự cô đơn ở cuộc sống hiện đại, ta cách trầm cảm chưa đầy một bước chân (Phần 1)
Video phản hồi AZBrain với bệnh "Đau nửa đầu":
Vũ Văn Tuấn - Cải thiện đau nửa đầu sau gáy với AZBrain
Bài viết gần đây
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh