Đau nửa đầu Migraine là nỗi ám ảnh với người bệnh, cơn đau bắt họ phải tìm đến và dựa vào thuốc, thế nhưng với rất nhiều loại thuốc điều trị đau đầu Migraine trên thị trường thì mọi người nên chọn loại nào, những khuyến cáo là gì khi lạm dụng thuốc??? Hãy cùng tìm hiểu trong phần dưới đây.
Đau nửa đầu Migraine: Nỗi ám ảnh của bao người
Chứng đau nửa đầu Migraine là một bệnh lý khá phổ biến ngày nay, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Bệnh thường gặp ở phụ nữ giai đoạn 35-40 tuổi và thuyên giảm dần khi bước sang tuổi 45, nhưng nam giới cũng chiếm 6% tỷ lệ người mắc chứng đau đầu này.
Bệnh lý đau nửa đầu này thường xuất hiện cùng với những cơn đau dữ dội, đau nhói theo từng cơn khiến người bệnh phải uống giảm đau để cố chống chọi qua cơn đau. Hơn nữa, các cơn đau còn đi kèm với các cảm giác buồn nôn, rối loạn thị lực, nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh. Cơn đau này sẽ xuất hiện với tần suất 2-3 lần/tuần hoặc 1-2 lần/năm. Tuy nhiên, nếu tần suất xuất hiện của cơn đau đầu tăng 15 lần/ngày thì đồng nghĩa với việc bệnh đã thành mãn tính, và không thể chữa khỏi hẳn.
Phân loại:
Dựa theo các triệu chứng báo trước, đau nửa đầu migraine được phân chia thành hai loại:
1. Đau nửa đầu migraine tiền triệu chứng
Đây là loại đau nửa đầu có những triệu chứng báo trước (khoảng 24-48 giờ) trước khi cơn đau đầu thực sự bùng phát. Dạng này chiếm khoảng 10-20% tổng số ca đau đầu migraine mỗi năm với 4 hình thức nhận diện:
- Đau nửa đầu võng mạc: triệu chứng mất thị lực tạm thời hoặc thấy ánh sáng nhấp nháy trước khi những cơn đau đầu bắt đầu.
- Đau nửa đầu thân não: các tiền triệu chứng xuất phát từ thân não gây rối loạn, mất khả năng giữ thăng bằng, chóng mặt và nhịp tim tăng mạnh.
- Đau đầu migraine liệt nửa người: người bệnh bị liệt nửa người một bên tạm thời và biến mất sau 24-72 giờ.
- Đau đầu thầm lặng: không có cảm giác nhức đầu nào, và rất dễ nhầm với cơn thoáng thiếu máu não, đặc biệt khi lần đầu xuất hiện với người lớn tuổi.
2. Đau đầu migraine không tiền triệu chứng
Khoảng 75% người mắc bệnh đau nửa đầu sẽ không có triệu chứng nào báo trước khi cơn đau ập tới. Chúng thường xuyên xảy ra bất ngờ và gây ra hậu quả nghiêm trọng. Thường những cơn đau đầu không có triệu chứng này sẽ kéo dài dữ dội từ 4-72 giờ kèm theo tình trạng buồn nôn, nôn, sợ ánh sáng hoặc âm thanh.
Các loại thuốc điều trị chứng đau nửa đầu migraine
Hầu hết các bệnh nhân gặp tình trạng đau nửa đầu đều phải can thiệp bằng thuốc bởi những cơn đau dữ dội, liên tục khiến người bệnh không thể chịu nổi và không thể tiếp tục làm việc.
Thuốc tây đặc trị đau nửa đầu Migraine
Khi sử dụng các loại thuốc tây y, người bệnh sẽ thấy tình trạng của mình thuyên giảm nhanh chóng vì nó chỉ tập trung chữa vào triệu chứng chứ không phải gốc rễ của bệnh. Do đó, bệnh thường tái đi tái lại, và lần sau nặng hơn lần trước. Hơn nữa, thuốc tây thường có nhiều tác dụng phụ và ảnh hưởng tới sức khỏe nếu như sử dụng trong thời gian dài.
1. Thuốc điều trị đau nửa đầu dạng nhẹ
Các loại thuốc điều trị đau nửa đầu migraine bao gồm các loại thuốc giảm đau không đặc hiệu bao gồm:
- NSAIDs: aspirin, celecoxib dung dịch dạng uống, diclofenac, ibuprofen, naproxen, flurbiprofen, ketoprofen, Ketorolac tiêm tĩnh mạch và tiêm bắp;
- Thuốc giảm đau kết hợp: acetaminophen + aspirin + caffeine;
- Magnesium tiêm tĩnh mạch;
- Hợp chất có chứa Isometheptene;
- Thuốc chống nôn: chlorpromazine, droperidol, metoclopramide, prochlorperazine, promethazine
2. Thuốc điều trị đau nửa đầu migraine
- Dihydroergotamine: hàm lượng 0,5-1 mg tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch, nồng độ 4 mg/mL xịt mũi; Thuốc có thể gây buồn nôn và chống chỉ định dùng cho bệnh nhân tăng huyết áp, bệnh động mạch vành và không sử dụng đồng thời với triptans
- Triptans: Sử dụng lặp lại liều thuốc lên đến 3 lần/ngày nếu đau đầu tái phát. Có thể gây ra đỏ mặt, dị cảm, cảm thấy như bị đè ép vùng ngực hoặc họng. Chống chỉ định sử dụng cho bệnh nhân động mạch vành, tăng huyết áp không kiểm soát, liệt nửa người, bệnh mạch máu trong não:
-
- Almotriptan: hàm lượng 12,5mg
- Eletriptan: hàm lượng 20-40mg
- Frovatriptan: hàm lượng 2,5mg
- Naratriptan: hàm lượng 2,5mg
- Rizatriptan: hàm lượng 10mg; 5 loại đầu này sử dụng đường uống.
- Sumatriptan: hàm lượng 50–100mg uống, hàm lượng 5–20mg xịt mũi, 6mg tiêm dưới da, hoặc một miếng dán qua da hàm lượng 6,5mg, nếu cần dùng miếng dán thứ hai sau 2 giờ (không quá 2 miếng dán trong 24 giờ);
- Zolmitriptan: hàm lượng 2,5-5mg đường uống hoặc hàm lượng 5mg xịt mũi.
3. Thuốc phòng ngừa đau đầu migraine
Ngoài những loại thuốc điều trị đau đầu migraine còn có một số loại phòng ngừa, có thể sử dụng hàng ngày giúp làm giảm độ nghiêm trọng, cải thiện tần suất xuất hiện các cơn đau như:
- Nhóm thuốc hạ huyết áp: Chẹn beta hay chẹn kênh canxi; Verapamil
- Nhóm thuốc chống động kinh: Topiramate hay Valprote, Divalproex
- Thuốc chống trầm cảm ba vòng, Lithium
- Sử dụng kháng thể đơn dòng CGRP: Galcanezumab
- Tiêm mũi botox
- …
Tuy nhiên cần lưu ý khi dùng một số loại thuốc này mà nhiều người không biết đó là:
- Đối với Divalproex: Có thể gây ra một số vấn đề như rụng tóc, rối loạn chức năng gan – tiêu hóa, bị chứng giảm tiểu cầu, run rẩy và tăng cân. Thông thường có 2 loại phổ biến:
- Loại 1 (phóng thích thông thường): đường uống, dùng 2 lần/ngày với liều 250-500mg
- Loại 2 (phóng thích kéo dài): đường uống trực tiếp, dùng 1 lần/ngày với liệu từ 500-1000mg
- Lithium: Một số vấn đề gặp phải như khát nước, run rẩy và yếu cơ. Sử dụng đường uống, 2-4 lần/ngày liều 300mg.
- Topiramate: Một số nghi ngại về sút cân, những cản trở bất lợi cho hệ thống thần kinh trung ương (như: lú lẫn hay trầm cảm). Thuốc này có thể dùng điều trị đau nửa đầu Migraine qua đường uống, thường 1 lần/ngày với liều 50-200mg.
- Verapamil: Được báo cáo là có thể gây tụt huyết áp, táo bón. Được sử dụng đến 3 lần/ngày với liều dùng 240mg/lần.
- Galcanezumab: Tiêm dưới da 1 lần/tháng với liều 300mg. Được sử dụng trong trường hợp các loại thuốc trên không có tác dụng.
Lưu ý khi dùng thuốc tây trong điều trị đau nửa đầu Migraine
Tuyệt đối cân nhắc các thông tin sau đây trước khi dùng thuốc trong điều trị đau đầu migraine:
- Nên được kê đơn và chỉ định hướng dẫn sử dụng bởi bác sĩ chuyên khoa
- Thuốc điều trị đau nửa đầu có thể giúp chúng ta cắt cơn nhanh, phòng tái phát nhưng không nên lạm dụng quá liều hay sử dụng thuốc hàng ngày. Cần sử dụng đúng chỉ dẫn để tránh nhờn và phản tác dụng.
- Thời gian điều trị với thuốc có thể kéo dài trong vài tháng nên hãy cân nhắc, đảm bảo không bỏ giữa chừng (kể cả khi cảm thấy vấn đề đã thuyên giảm).
- Không tự ý kết hợp thuốc chữa đau nửa đầu, nếu đang dùng các loại thuốc khác hãy hỏi ý kiến bác sĩ.
- Thăm khám thường xuyên theo dõi tình trạng tiến triển của bệnh ở các cơ sở chuyên khoa.
- Đối với thuốc tây sẽ có những tác dụng phụ không mong muốn. Hãy ngừng sử dụng nếu gặp các vấn đề nghiêm trọng xảy ra.
Giải pháp khoa học từ thảo dược tự nhiên
Theo y học cổ truyền, bệnh đau đầu Migraine thực chất là do lượng máu lưu thông lên não không ổn định do huyết ứ trong mạch, thiếu máu gây ra tình trạng mạch máu phải “căng mình” đưa đủ máu nuôi tế bào não, dẫn tới những cơn đau nửa đầu. Chính vì vậy, các phương pháp đông y sẽ tập trung chữa đúng căn nguyên của bệnh, để bệnh tự thoái lui chứ không đi vào triệu chứng như tây y. Do đó, người bệnh sẽ cảm thấy thuyên giảm tình trạng chậm hơn nhưng lại hiệu quả lâu dài, không gây các tác dụng phụ.
Ngày nay thay vì thuốc sắc, bệnh nhân sẽ được kê các loại hoạt huyết, bổ huyết dạng viên nang dễ dùng như AZBrain – tinh túy từ bài thuốc quý của thái y triều Nguyễn với các thành phần đinh lăng chuẩn hóa, đương quy, đan sâm, bưởi bung, kê huyết đằng… có tác dụng hoạt huyết, bổ huyết, tái tạo máu và thông mạch, phá huyết ứ, giải quyết triệt để, hiệu quả lâu dài tránh tái đi lại bệnh đau đầu migraine.
Bên cạnh đó, với những bệnh nhân mãn tính, các bác sĩ sẽ kết hợp điều trị bằng thuốc kèm với châm cứu, và bấm huyệt, giúp gia tăng hiệu quả điều trị. Thông thường, các bệnh nhân sẽ cảm thấy nhẹ đầu, khoan khoái cơ thể ngay sau khi bấm huyết hoặc châm cứu.
Kết hợp để giảm nhanh triệu chứng & phòng ngừa tái phát
Ngoài việc sử dụng thuốc, căn bệnh đau nửa đầu migraine sẽ giảm nhanh triệu chứng, tần suất tái phát khi được kết hợp với chế độ sinh hoạt, làm việc khoa học. Đây cũng là cách giúp phòng ngừa, giảm thiểu tối đa tỷ lệ mắc đau đầu cho cuộc sống an nhiên.
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá…
- Bổ sung các loại thực phẩm giàu omega 3 như cá hồi, cá ngừ, cá thu… vào các bữa ăn sẽ giúp giảm các cơn đau đầu.
- Bổ sung thêm các loại rau đậm màu như rau diếp, rau bina… giúp cơ thể khỏe mạnh
- Hạn chế ăn những thức ăn đóng hộp, thức ăn chế biến sẵn có nhiều chất bảo quản, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe toàn diện và não bộ.
- Loại bỏ căng thẳng: Trong cuộc sống và công việc, mỗi chúng ta đều có thể dễ dàng gặp phải những áp lực với nhiều mức độ khác nhau. Tuy nhiên, điều quan trọng là hãy suy nghĩ tích cực hơn, áp dụng những phương pháp hiệu quả để loại bỏ căng thẳng. Điều này không chỉ có tác dụng giảm nguy cơ đau đầu mà còn là một yếu tố giúp bạn có thể phòng tránh nhiều loại bệnh tật.
- Tăng cường tập luyện thể dục thể thao với những bài tập nhẹ nhàng, giúp tăng cường lưu thông máu lên não.
- Đi ngủ đúng giờ và đủ giấc giúp não bộ được nghỉ ngơi, giúp giảm những cơn đau đầu dữ dội.
Migraine là một bệnh đau đầu không dễ chữa khỏi lại hay tái phát, thường gây ra những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và công việc của người bệnh. Sử dụng thuốc trị đau nửa đầu migraine là một trong những cách nhanh chóng giúp người bệnh kiểm soát triệu chứng, tuy nhiên cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn, đọc kỹ các cảnh báo kể trên trước khi dùng bất cứ loại thuốc đau đầu nào.
Đáng suy ngẫm
Âm nhạc – tia sáng xua tan bóng tối trầm cảm
Trầm cảm một trận ốm của tinh thần – con quỷ gặm nhấm linh hồn
Bạn cô đơn, lạc lõng trong chính ngôi nhà của mình?
Top 10 hội chứng rối loạn tâm thần kỳ lạ mà não bộ có thể mắc phải
Cảm xúc và cảm giác – Kích ứng não bộ cần nhận biết rõ ràng
Không ai đơn độc – Chỉ có thực tại mang ta trở lại, trả lại ta sức khỏe tinh thần (Phần cuối)
Video phản hồi AZBrain với bệnh "Đau nửa đầu":
Vũ Văn Tuấn - Cải thiện đau nửa đầu sau gáy với AZBrain
Bài viết gần đây
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh