Suy nhược thần kinh được các chuyên gia đánh giá là một vấn đề rất đáng lo ngại trong cuộc sống xã hội hiện đại ngày nay. Nhiều người tự hỏi liệu bệnh suy nhược thần kinh có tự khỏi được không, có chữa được hay không? Trang bị kiến thức đầy đủ về bệnh là cách tốt nhất giúp bạn phòng tránh và giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc phải trong tương lai.
Suy nhược thần kinh là gì?
Trước khi vào chủ đề chính hãy tìm hiểu một chút về bệnh lý này, Suy nhược thần kinh là tình trạng thần kinh bị căng thẳng kéo dài dẫn đến vỏ não bị rối loạn chức năng gây ảnh hưởng đến quá trình phục hồi và nghỉ ngơi của cơ thể. Căn bệnh này ban đầu chỉ có các biểu hiện nhẹ như đau đầu, mất ngủ, căng thẳng,…
Tuy nhiên suy nhược thần kinh nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng về cả thể chất và tinh thần cho người bệnh.
Yếu tố nguy cơ gây suy nhược thần kinh
Bất cứ ai cũng có thể bị suy nhược thần kinh đặc biệt là các đối tượng lao động trí óc. Một số nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh suy nhược thần kinh ở xã hội hiện đại ngày nay như:
1. Stress
Trong cuộc sống hiện đại, chúng ta rất dễ phải đối mặt với quá nhiều áp lực trong công việc, học tập, đời sống hôn nhân, hay các vấn đề khác khiến hệ thần kinh. Những điều này sẽ khiến bạn rơi vào trạng thái căng thẳng quá mức mà không thể giải tỏa. Các áp lực này kéo dài khiến cơ thể và tinh thần mệt mỏi, kiệt quệ gây suy nhược thần kinh.
2. Lối sống thiếu khoa học
Nếu thường xuyên thức khuya, ăn uống không đúng cách, sử dụng chất kích thích, lạm dụng rượu bia, hút thuốc lá…sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất, đặc biệt là não bộ. Ngoài ra, kiểu sống “buông thả” còn gây giảm sức đề kháng và khả năng chống chịu của cơ thể và hệ thần kinh dẫn đến hệ thần kinh bị suy nhược.
3. Tác động của môi trường bên ngoài
Các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài như tiếng ồn, ô nhiễm môi trường, điều kiện làm việc căng thẳng là những yếu tố khiến não bộ mệt mỏi, căng thẳng….Tình trạng này kéo dài khiến cơ thể sẽ không được nghỉ ngơi để phục hồi và tái tạo năng lượng, từ đó có thể dẫn đến suy nhược thần kinh.
4. Bệnh lý
Các bệnh tiểu đường, huyết áp cao, viêm gan, viêm xoang, viêm loét dạ dày, ung thư…là những bệnh lý nghiêm trọng làm cho cơ thể mệt mỏi, căng thẳng và lo âu kéo dài. Những cảm xúc tiêu cực này lâu dần sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của thần kinh và là nguyên nhân gây suy nhược thần kinh.
Ảnh hưởng của suy nhược thần kinh
Khi mắc phải bệnh suy nhược thần kinh, người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn và trở ngại trong việc duy trì sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Đau đầu
Đây là một trong những triệu chứng thường xuyên xuất hiện ở những người bệnh suy nhược thần kinh. Khi mắc bệnh này sẽ khiến cho các tế bào thần kinh không có cơ hội nghỉ ngơi đầy đủ, lượng máu cung cấp cho não bộ sẽ giảm đi gây thiếu máu não dẫn đến đau đầu.
Để giảm bớt cơn đau đầu do suy nhược thần kinh gây ra, người bệnh cần phải nghỉ ngơi hợp lý và xoa bóp nhẹ nhàng vùng trán và thái dương đỉnh đầu. Ngoài ra, người bệnh cũng nên hạn chế căng thẳng, stress quá mức khiến tình trạng đau đầu trở nặng và kéo dài hơn.
Các tế bào thần kinh bị căng thẳng sẽ khiến cho người bệnh khó có thể rơi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, hay tỉnh dậy giữa chừng. Thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc khiến người bệnh mệt mỏi, uể oải, thiếu sức sống,… Mất ngủ kéo dài là hệ quả nghiêm trọng của bệnh suy nhược thần kinh mà bạn không nên chủ quan.
Suy nhược kích thích
Người mắc bệnh suy nhược thần kinh hầu như sẽ trở nên nhạy cảm hơn với các âm thanh xung quanh và dễ bị tỉnh giấc khi nghe các tiếng động nhỏ. Lúc này người bệnh thường có phản ứng khó chịu và gắt gỏng hơn với người khác. Để giảm nhẹ các triệu chứng suy nhược kích thích người bệnh cần có một không gian yên tĩnh để nghỉ ngơi và phục hồi tinh thần.
Các chức năng của não bộ suy giảm khiến người bệnh rất khó tập trung đặc biệt trong việc tiếp thu những kiến thức mới. Suy giảm trí nhớ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc, học tập và khả năng phát triển của người bệnh. Tình trạng này còn kéo theo nhiều căn bệnh nguy hiểm về trí nhớ như Alzheimer, Parkinson,…
Bệnh suy nhược thần kinh có thể tự khỏi được hay không?
Bệnh suy nhược thần kinh có chữa khỏi được không là một câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Thực tế, bệnh suy nhược thần kinh có thể điều trị được nếu người bệnh có sự kiên trì và chủ động trong việc duy trì các thói quen sống lành mạnh và uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Một trong những biện pháp điều trị hiệu quả cho bệnh suy nhược thần kinh là giảm bớt các hoạt động gây căng thẳng cho cơ thể và tâm trí. Người bệnh cần tránh những suy nghĩ tiêu cực hay ảnh hưởng xấu từ môi trường xung quanh. Khi nghỉ ngơi, bạn nên nằm ngửa trên giường với tư thế thoải mái để giúp cơ thể và não bộ được thư giãn.
Để điều trị bệnh hiệu quả bạn nên làm việc vận động hàng ngày ít nhất 30 phút để tăng cường sức khỏe và giải tỏa căng thẳng. Bạn có thể chọn các hoạt động như đạp xe, đi bộ, chạy bộ hoặc các môn thể thao khác mà mình yêu thích để tăng cường lưu thông khí huyết và giúp tinh thần vui vẻ, thoải mái hơn.
Ngoài ra, bạn cũng nên có những thay đổi tích cực trong lối sống hàng ngày, tránh xa các chất kích thích gây hại cho sức khỏe. Bạn nên hạn chế hoặc từ bỏ việc sử dụng các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá, ma túy,.. để cải thiện tình trạng bệnh suy nhược thần kinh của mình.
Các phương pháp cải thiện chứng suy nhược thần kinh
Bệnh suy nhược thần kinh kéo dài khiến người bệnh mệt mỏi, chán nản, kéo theo những hành động tiêu cực với bản thân và những người xung quanh. Một số biện pháp giúp khắc phục chứng suy nhược thần kinh đơn giản mà bạn nên áp dụng như:
Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng
Bạn cần cung cấp đủ các nhóm chất dinh dưỡng như carbohydrate, protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất,…Hơn nữa, bạn nên tập trung vào việc lựa chọn các thực phẩm tốt cho hoạt động thần kinh trong não bộ như rau xanh và hoa quả, bởi chúng là nguồn vitamin tự nhiên quan trọng giúp duy trì sự ổn định của hệ thống thần kinh.
Đồng thời, người bệnh cũng cần đảm bảo uống đủ nước để giảm căng thẳng và loại bỏ độc tố từ cơ thể. Tránh sử dụng rượu, bia, chất kích thích và đồ uống có ga để không làm gia tăng tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng hơn.
Chế độ sinh hoạt khoa học
Để điều trị bệnh suy nhược thần kinh hiệu quả, người bị suy nhược thần kinh nên thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học, tuân thủ giờ đi ngủ đúng, đảm bảo giấc ngủ đủ để giúp bộ não được nghỉ ngơi, giảm căng thẳng và duy trì tinh thần phấn chấn. Bạn nên hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử và tránh hoạt động vận động mạnh trước giờ ngủ để đảm bảo giấc ngủ không bị gián đoạn và ngủ sâu hơn.
Người bị suy nhược thần kinh nên lập kế hoạch công việc và thời gian nghỉ ngơi hợp lý, và tham gia vào các hoạt động giải trí nhẹ nhàng. Người bệnh cũng nên đi du lịch đến những địa điểm có không khí trong lành và yên tĩnh, xem phim, nghe nhạc và tìm kiếm thời gian gặp gỡ, tâm sự cùng bạn bè để tâm trí vui vẻ, thoải mái hơn.
Vận động thường xuyên
Vận động thường xuyên là một giải pháp tuyệt vời cho những người bị suy nhược thần kinh. Bạn có thể lựa chọn các hoạt động vận động nhẹ nhàng như chạy bộ, đi bộ hoặc thực hiện các bài tập tại chỗ như yoga, thái cực quyền,… Các bài tập này không chỉ giúp tăng cường sức khỏe thể chất mà còn giúp tinh thần thoải mái hỗ trợ điều trị bệnh suy nhược thần kinh hiệu quả.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi để giúp bạn giải đáp thắc mắc bệnh suy nhược thần kinh có tự khỏi được không? Mong rằng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh suy nhược thần kinh.
Đáng suy ngẫm
Tôi sống mục ruỗng trong cái bóng vô hồn mang tên trầm cảm
Âm nhạc – tia sáng xua tan bóng tối trầm cảm
Tại sao những người trầm cảm thường tìm đến cái chết?
Không ai đơn độc – Chỉ có thực tại mang ta trở lại, trả lại ta sức khỏe tinh thần (Phần cuối)
Top 10 hội chứng rối loạn tâm thần kỳ lạ mà não bộ có thể mắc phải
Bạn cô đơn, lạc lõng trong chính ngôi nhà của mình?
Bài viết gần đây
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh