Tuổi tác càng cao kéo theo đó là chất lượng giấc ngủ cũng ngày một giảm sút. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến người già bị mất ngủ. Vậy đâu là pháp hiệu quả để trị mất ngủ ở người già? Hãy cùng tìm hiểu những cách trị mất ngủ cho người già an toàn và hiệu quả qua bài viết dưới đây.
Tổng quan về mất ngủ và mất ngủ ở người già
Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng trong các hoạt động sinh lý của cơ thể. Ngủ sâu, ngủ đủ giấc giúp người già duy trì sức khỏe tinh thần và thể chất tốt. Ngược lại mất ngủ, ngủ chập chờn sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống.
Hiện tượng mất ngủ, khó ngủ có thể gặp ở tất cả các nhóm tuổi nhưng phổ biến nhất ở người cao tuổi. Các nghiên cứu đã chỉ ra có đến khoảng 50% người 60 tuổi trở lên bị mất ngủ. Mất ngủ bao gồm các biểu hiện như khó duy trì giấc ngủ, thức giấc sớm, khó ngủ lại, ngủ dậy cảm thấy mệt mỏi,…
Tại sao người già thường xuyên bị mất ngủ
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra có khoảng 40% – 70% người lớn tuổi gặp phải các vấn đề về giấc ngủ. Do vậy việc xác định nguyên nhân gây mất ngủ là việc làm quan trọng giúp cải thiện tình trạng này. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến gây đau đầu mất ngủ ở người già.
Do thói quen sinh hoạt và không gian ngủ
Khi đồng hồ sinh học của người lớn tuổi bị thay đổi do các nguyên nhân bên ngoài như thay đổi múi giờ, yếu tố công việc… sẽ gây ảnh hưởng đến giấc ngủ. Ngoài ra, không gian ngủ chật chội, nóng bức, ồn ào cũng là nguyên nhân khiến người già mất giấc ngủ. Nếu không đảm bảo sinh hoạt điều độ và không gian ngủ tốt dễ dẫn đến mất ngủ mãn tính gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể người lớn tuổi.
Ảnh hưởng từ bệnh lý
Một số bệnh lý thường gặp ở người già như viêm khớp, hen suyễn, tiểu đường, Alzheimer,…có thể là nguyên nhân cản trở họ đi vào giấc ngủ, khiến họ thường trằn trọc ”vật lộn” với những triệu chứng của bệnh lý. Với nguyên nhân này, người bệnh nên thăm khám bác sĩ để phương pháp hỗ trợ điều trị và cải thiện tình trạng mất ngủ của mình.
Sử dụng thuốc điều trị bệnh
Người lớn tuổi có xu hướng sử dụng nhiều loại thuốc để điều trị bệnh do tuổi già gây lên. Phần lớn các loại thuốc điều trị này đều gây ra các tác dụng phụ khác nhau ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng giấc ngủ. Ví dụ như một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm và thuốc chứa corticosteroid khiến người cao tuổi tỉnh táo từ đó gây ra các triệu chứng mất ngủ. Đồng thời, việc uống nhiều loại thuốc khác nhau có thể gây ra sự tương tác giữa chúng khiến giấc ngủ cũng bị ảnh hưởng.
Không vận động hoặc vận động ít
Khi vận động cơ thể tiết ra hormone giúp ngủ ngon hơn. Tuy nhiên người già thường có xu hướng ít vận động vì một số yếu tố như đau nhức xương khớp, mệt mỏi, ngại giao tiếp,….Khi không vận động hormone điều tiết giấc ngủ không được sản sinh khiến người già luôn cảm thấy khó ngủ, mất ngủ và bị hoa mắt chóng mặt vào hôm sau.
Do căng thẳng, áp lực
Người lớn tuổi khi gặp phải những thay đổi đột ngột trong cuộc sống như bệnh tật, người thân qua đời, mất việc làm, thay đổi chỗ ở, nghỉ hưu… đều có thể bị căng thẳng, áp lực. Nếu không được quan tâm và chữa trị kịp thời có thể ảnh hưởng trực tiếp tới tâm sinh lý của bệnh, dẫn tới các bệnh lý như trầm cảm, suy nhược thần kinh, sa sút trí tuệ ở người già.
Giải pháp cải thiện chứng mất ngủ ở người già
Như chúng ta đã biết, tuổi càng cao thì thời gian ngủ càng giảm. Chính vì vậy, càng lớn tuổi, người già càng cần quan tâm tới chất lượng giấc ngủ của mình để duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần tốt hơn.
Hạn chế sử dụng chất kích thích
Dù ở lứa tuổi nào sử dụng chất kích thích đều không tốt. Người lớn tuổi nên hạn chế sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, cà phê, trà đặc,… đặc biệt là vào gần giờ đi ngủ. Hầu hết các chất kích thích đều có chứa caffeine khiến đầu óc tỉnh táo và khó đi vào giấc ngủ.
Người lớn tuổi cũng không nên uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ để tránh việc đi tiểu giữa đêm, làm gián đoạn giấc ngủ. Đặc biệt người già cần ngừng hút thuốc lá và tránh hít phải khói thuốc, bởi chất nicotin trong thuốc lá gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng giấc ngủ. Ngoài ra, các chất kích thích này còn gây ra các bệnh lý khác nguy hiểm hay gặp ở người lớn tuổi như xơ vữa động mạch, đột quỵ…
Đảm bảo giấc ngủ trưa
Giấc ngủ trưa sẽ giúp người cao tuổi lấy lại năng lượng, thư giãn cơ thể và tâm trí sau thời gian làm việc hay tham gia các hoạt động. Một giấc ngủ trưa lý tưởng chỉ nên kéo dài 15-30 phút, để đảm bảo không ảnh hưởng tới giấc ngủ dài vào buổi tối.
Tập thể dục thường xuyên và tham gia vào các hoạt động ngoài trời
Càng về già thì việc vận động càng quan trọng, tùy theo sức khỏe, người lớn tuổi nên chọn cho mình các môn thể thao phù hợp như yoga, thiền, thái cực quyền… Khi tham gia các hoạt động thể dục thể thao không những giúp tăng cường quá trình chuyển hóa trong cơ thể và lượng oxy được cung cấp vào cơ thể dồi dào. Điều này sẽ giúp cải thiện giấc ngủ hiệu quả cho người lớn tuổi.
Ngoài ra, khi vận động, tim sẽ hoạt động nhiều hơn để bơm máu đến các chi và não bộ giúp người cao tuổi có giấc ngủ sâu và ngon hơn. Hơn nữa, khi người cao tuổi tham gia các cuộc dã ngoại, họp nhóm sẽ giúp tinh thần thoải mái, thư giãn giúp dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Luyện tập thói quen thư giãn trước khi ngủ
Để tránh mất ngủ ở người già, trước khi đi ngủ người cao tuổi nên nghe nhạc, ngồi thiền, đọc sách giúp tinh thần thư giãn để dễ đi vào giấc ngủ. Đồng thời nên tránh sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, laptop, máy tính gần giờ đi ngủ đồng thời tránh căng thẳng làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Không uống nhiều nước trước khi ngủ
Uống nhiều nước trước khi đi ngủ khiến hệ bài tiết hoạt động trong khi ngủ gây ra chứng tiểu đêm làm giấc ngủ bị gián đoạn. Chính vì vậy, để hạn chế mất ngủ người già không nên uống các loại nước trước khi đi ngủ khoảng 2-3 tiếng đồng hồ để tránh đi tiểu đêm.
Ăn gì giúp chữa mất ngủ ở người già?
Để người già có được giấc ngủ ngon bên cạnh chế độ sinh hoạt phù hợp thì các chuyên gia khuyên rằng người lớn tuổi bị mất ngủ nên ăn những nhóm thực phẩm dưới đây giúp cải thiện chứng mất ngủ hiệu quả, cụ thể là:
Ăn các loại hoa quả
Người thường xuyên bị mất ngủ nên bổ sung các loại hoa quả có chứa nhiều magie và canxi. Những loại hoa quả này giúp làm dịu hệ thống thần kinh, giảm căng thẳng để có giấc ngủ sâu và ngon hơn. Một số loại hoa quả dành cho người già bị mất ngủ nên bổ sung vào chế độ ăn như là táo, chuối, kiwi, quả anh đào,…
Thực phẩm giàu protein, glycine và serotonin
Để chữa mất ngủ cho người già việc bổ sung thực phẩm giàu protein, serotonin và glycine là điều rất cần thiết. Hàm lượng glycine cao có tác dụng hạ nhiệt độ cơ thể mang lại giấc ngủ sâu và ngon hơn. Một số loại thực phẩm giàu protein, serotonin và glycine mà người già bị mất ngủ nên bổ sung như cá béo, các loại thịt, trứng, sữa…
Bổ sung thực phẩm giàu chất béo tốt
Người lớn tuổi khi bị mất ngủ nên tăng cường các loại thực phẩm giàu chất béo không bão hòa tốt cho sức khỏe tim mạch giúp thúc đẩy nồng độ serotonin. Một số thực phẩm chứa chất béo tốt cho tim mạch giúp trị mất ngủ ở người già như bơ, các loại hạt như óc chó, hạnh nhân, hạt dẻ cười, hạt chia…
Thức uống nhẹ
Người già bị mất ngủ nên bổ sung thêm những loại thức uống nhẹ như sữa nóng, trà thảo mộc, trà hoa cúc, trà tâm sen, trà bạc hà giúp xoa dịu hệ thần kinh, thư giãn, an thần mang đến giấc ngủ ngon và sâu hơn. Tuy nhiên, người già nên uống các loại thức uống này khoảng 1-2 giờ trước khi đi ngủ nhằm hạn chế việc đi vệ sinh nhiều vào đêm khuya gây gián đoạn giấc ngủ.
Người già bị mất ngủ nên uống gì để não bộ khỏe mạnh, giấc ngủ đến một cách tự nhiên
Ngoài xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học, chủ động bổ sung các thực phẩm tốt cho giấc ngủ và tránh các tác nhân làm ảnh hưởng đến giấc ngủ thì người lớn tuổi cần chủ động bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho não bộ. Các tinh chất quý từ thảo dược thiên nhiên như bưởi bung, đinh lăng chuẩn hóa, đan sâm, kê huyết đằng giúp hỗ trợ cải thiện rối loạn giấc ngủ, khó ngủ, mất ngủ ở người già.
Các loại thảo dược quý này giúp được chứng minh khả năng hỗ trợ thúc đẩy tái tạo máu huyết, làm thông thoáng mạch máu, tăng cường lưu thông khí huyết trong cơ thể. Nhờ đó, giúp giảm tình trạng huyết áp thấp, thiểu năng tuần hoàn não, suy nhược thần kinh, rối loạn tiền đình,…
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi để giúp bạn biết thêm những cách điều trị mất ngủ ở người già. Hy vọng những cách cải thiện mất ngủ đã đề cập bên trên sẽ giúp người già sớm tận hưởng giấc ngủ sâu, ngủ ngon giúp cuộc sống tuổi xế chiều thêm chất lượng và ý nghĩa.
Đáng suy ngẫm
Âm nhạc – tia sáng xua tan bóng tối trầm cảm
Cảm xúc và cảm giác – Kích ứng não bộ cần nhận biết rõ ràng
Từ sự cô đơn ở cuộc sống hiện đại, ta cách trầm cảm chưa đầy một bước chân (Phần 1)
Vì sao luôn tồn tại những kẻ đố kỵ với những gì bạn có
Không ai đơn độc – Chỉ có thực tại mang ta trở lại, trả lại ta sức khỏe tinh thần (Phần cuối)
Top 10 hội chứng rối loạn tâm thần kỳ lạ mà não bộ có thể mắc phải
Video phản hồi AZBrain với bệnh "Mất ngủ":
Cụ Phụng 80 tuổi bị huyết áp thấp, rối loạn tiền đình dùng azbrain
Nguyễn Thị Lơ: Mất ngủ, hoa mắt chóng mặt hậu covid dùng AZBrain có hiệu quả?
Chị Ngô Thanh Vân - Cải thiện chứng rối loạn tiền đình 3 năm với thực phẩm AZBrain
Bài viết gần đây
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh