Chứng đau đầu khi đến tháng khá phổ biến và hầu hết chị em phụ nữ đều gặp tình trạng này. Cơn đau có thể âm ỉ, thoáng qua cũng có thể dữ dội khiến chị em cảm thấy mệt mỏi. Vì vậy, hãy đọc ngay bài viết dưới đây để hiểu thêm về triệu chứng đau đầu khi đến tháng.
Đau đầu khi đến tháng là thế nào?
Với chị em phụ nữ, tình trạng đau đầu khi đến tháng không còn quá xa lạ nhưng nhiều người vẫn nhầm chứng đau đầu do sinh lý này với những cơn đau khác bệnh lý khác.
Khi nội tiết tố tăng mạnh để chuẩn bị cho một kỳ kinh nguyệt sắp tới, sẽ khiến cơ thể không kịp đáp ứng, gây ra những cơn đau đầu âm ỉ hoặc dữ dội tùy theo cơ địa của người bệnh. Cơn đau đầu này có thể xảy ra trước kỳ kinh nguyệt một vài ngày hoặc có thể ngay sau khi bắt đầu kỳ kinh mới.
Nguyên nhân đau đầu khi đến kỳ kinh nguyệt
Phần lớn nguyên nhân dẫn tới tình trạng đau đầu khi tới tháng đều do nội tiết tố gây lên, nên thường chị em không quá quan tâm tới chứng đau đầu này. Tuy nhiên, những cơn đau kéo đến bất ngờ ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sinh hoạt và làm việc của phái đẹp.
Chu kỳ kinh nguyệt
Khi tới kỳ, trứng rụng mà không được thụ tinh, lớp niêm mạc tử cung sẽ bong ra và rời khỏi cơ thể thông qua âm đạo – đây chính là lúc bắt đầu kỳ kinh nguyệt. Thời điểm này hàm lượng estrogen và progesterone giảm xuống, để giải phóng trứng ra ngoài kèm máu và chất nhầy… Sự thay đổi nồng độ estrogen đột ngột khiến cơ thể chưa kịp đáp ứng gây ra tình trạng đau đầu khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.
Ngoài ra, việc kinh nguyệt ra nhiều cũng khiến nhiều chị em rơi vào tình trạng mất máu nhẹ và thiếu máu. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người cảm thấy chóng mặt, mệt mỏi và thậm chí là ngất trong các ngày có hành kinh.
Sử dụng các phương pháp tránh thai
Hiện nay, các chị em đều sử dụng thuốc hoặc que tránh thai với khả năng tránh thụ thai hiệu quả và ít tác dụng phụ. Việc sử dụng các phương pháp tránh thai này giúp cân bằng nội tiết tố, giúp chị em hạn chế được những biểu hiện khó chịu như căng cứng vùng ngực, đau bụng, đau lưng… khi sắp tới tháng. Tuy nhiên, nếu chị em tạm dừng sử dụng các phương pháp này sẽ gây ra tình trạng rối loạn nội tiết tố và sinh ra những cơn đau đầu không mong muốn, thậm chí những cơn đau này còn dồn dập hơn lúc trước khi sử dụng thuốc tránh thai.
Phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh
Giai đoạn tiền mãn kinh luôn là nỗi ám ảnh với chị em phụ nữ bởi giai đoạn này người phụ nữ sẽ phải đối mặt với rất nhiều sự thay đổi. Thời điểm này nội tiết tố nữ sẽ giảm mạnh, khiến kinh nguyệt của chị em không còn đều như trước và mất dần theo thời gian. Chính vì vậy những cơn đau đầu khi đến tháng hoành hành ngày càng mạnh và dữ dội. Thậm chí, trong nhiều trường hợp nặng, bác sĩ sẽ kê các loại thuốc giúp cân bằng nội tiết và thuốc giảm đau không kê đơn để giảm thiểu tình trạng này.
Triệu chứng của đau đầu khi đến kỳ kinh
Theo thống kê, khoảng 16% phụ nữ bị rối loạn nội tiết tố khi bước vào kỳ kinh dẫn tới tình trạng đau đầu. Cơn đau có thể âm ỉ và hết sau vài giờ, nhưng cũng có thể dữ dội khiến chị em phải sử dụng thuốc. Đau đầu do nội tiết tố thường xuất hiện cùng với nhiều biểu hiện khác như: mệt mỏi, nổi mụn, đau khớp, tiểu ít, táo bón…
Đến tháng đau đầu phải làm sao?
Hầu hết chứng đau đầu khi đến tháng đều lành tính và không ảnh hưởng quá nhiều tới sức khỏe. Chị em chỉ cần nghỉ ngơi, cơn đau sẽ tự thuyên giảm. Tuy nhiên, nếu cơn đau quá dữ dội, các chị em có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn nhằm cải thiện cơn đau.
Cách chữa đau đầu khi đến tháng tại nhà
Với các biểu hiện đau đầu khi đến tháng, bạn nên tham khảo các phương pháp điều trị ngay tại nhà đơn giản và không gây tác dụng phụ:
- Chườm nóng/lạnh vào vùng đau
Việc chườm dù nóng hay lạnh đều mang lại hiệu quả trong việc giải tỏa cơn đau đầu do nội tiết gây ra, vì phương pháp này tác dụng giúp giãn hoặc co mạch máu và giảm kích thích thần kinh. Từ đó, chứng đau đầu sẽ nhẹ dần đi nhanh chóng mà không cần sử dụng thuốc.
- Massage phần đau nhẹ nhàng
Các bài massage nhẹ nhàng, đơn giản nhưng mang đến hiệu quả vô cùng to lớn cho chị em mỗi khi đến tháng. Chị em có thể học theo các bài xoa bóp phần đầu nhẹ nhàng trong vòng 5 – 10 phút, sẽ giúp vùng đầu được thư giãn và nghỉ ngơi. Khi đó, những cơn đau đầu khi đến tháng sẽ thuyên giảm dần.
Điều trị bằng y khoa
- Sử dụng thuốc giảm đau
Các nhóm thuốc giảm đau NSAIDs hay triptans có tác dụng hiệu quả giúp thuyên giảm cơn đau đầu hay đau bụng kinh. Vì vậy, đây được xem “vị cứu tinh” cho các chị em mỗi khi “bà nguyệt” ghé thăm. Mặc dù các loại thuốc giảm đau này sẽ giúp bạn giảm đau nhanh chóng, nhưng chúng lại tiềm ẩn những tác dụng phụ mà khi sử dụng nhiều bạn sẽ phải chịu như đau dạ dày, suy giảm thần kinh… Hơn nữa, việc lạm dụng thuốc giảm đau cũng gây ra phản ứng mẫn cảm với thuốc. Do đó, hãy đảm bảo bạn chỉ sử dụng thuốc giảm đau khi thật sự cần thiết.
- Phương pháp châm cứu
Với những chị em thường xuyên gặp những cơn đau đầu khi kỳ kinh đến, phương pháp châm cứu cũng là một cách hữu ích. Châm cứu sẽ giúp giải phóng endorphin – hormone giúp giảm sự căng thẳng và đau đầu khi gần đến kỳ kinh nguyệt. Hơn nữa, đây còn là một phương pháp lành tính, giúp giảm đau một cách nhanh chóng.
Đau đầu khi đến tháng là một tình trạng phổ biến mà chị em phải trải qua mỗi khi “bà nguyệt” ghé thăm. Hy vọng, bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện và cách ngăn ngừa triệu chứng này hiệu quả.
Đáng suy ngẫm
Âm nhạc – tia sáng xua tan bóng tối trầm cảm
Cảm xúc và cảm giác – Kích ứng não bộ cần nhận biết rõ ràng
Vì sao luôn tồn tại những kẻ đố kỵ với những gì bạn có
Tại sao những người trầm cảm thường tìm đến cái chết?
Top 10 hội chứng rối loạn tâm thần kỳ lạ mà não bộ có thể mắc phải
Bạn cô đơn, lạc lõng trong chính ngôi nhà của mình?
Video phản hồi AZBrain với bệnh "Đau Đầu":
Chị Minh Tâm - huyết áp thấp, thường xuyên bị đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, ngất xỉu vì tụt huyết áp đột ngột
[Dược sỹ] Người trẻ đau nửa đầu, đau đỉnh đầu dùng AZBrain có cải thiện?
Trần Hoài Thu, đã cải thiện chứng đau đầu kéo dài sau khi sử dụng AZBrain.
Bài viết gần đây
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh