Không phải ngẫu nhiên mà cây đinh lăng được danh y Hải Thượng Lãn Ông ví như nhân sâm của người nghèo. Loại cây này rất phổ biến, quen thuộc ở Việt Nam, vừa để làm cảnh, vừa chứa nhiều tinh chất quý hiếm như nhân sâm để chữa bệnh, bồi bổ cơ thể. Nếu bạn đang sở hữu loại cây này thì đừng bỏ qua những thông tin dưới đây để biết được chính xác nhất đặc tính cũng như thông thạo những tác dụng dược lý của nó nhé.
Phân biệt cây đinh lăng
Trước khi tìm hiểu cây đinh lăng có tác dụng gì chúng ta cần phải phân biệt rõ về các giống đinh lăng vì đây là loại cây rất phong phú về chủng loại. Thực tế, không như các loại dược liệu khác thường kén đất, kén môi trường khí hậu, khó trồng,…. Riêng với đinh lăng thì việc trồng và nhân giống lại rất dễ dàng, chỉ cần lấy cành, cắm xuống đất là cây đã có thể mọc và phát triển bình thường. Bởi vậy, việc lựa chọn giống cây để trồng rất quan trọng.
Các loại giống cây đinh lăng có thể kể đến như đinh lăng lá tròn, đinh lăng trổ, đinh lăng lá ráng, đinh lăng viền bạc, đinh lăng lá to,…. Trong đó, phổ biến nhất tại Việt Nam vẫn là đinh lăng lá to và đinh lăng lá nhỏ.
Xét về năng suất thu hoạch thì giống đinh lăng lá to sẽ cho sản lượng nhiều hơn, tuy nhiên, xét về khả năng điều trị bệnh, bồi bổ sức khỏe thì đinh lăng lá nhỏ vẫn tốt hơn do sở hữu hàm lượng dược chất vượt trội hơn, đặc biệt là dược chất Saponin – dược chất quý có trong nhân sâm. Vì thế, những thông tin trong bài viết dưới đây sẽ đề cập đến cây đinh lăng lá nhỏ.
Đặc điểm của cây đinh lăng
Mô tả sơ bộ
- Cây đinh lăng còn có tên gọi khác là nam dương sâm, cây gỏi cá. Tên khoa học là Polyscias fruticosa L, thuộc họ ngũ gia bì.
- Theo ghi chép, đinh lăng có nguồn gốc ở vùng đảo Polynésie của Thái Bình Dương.
- Là loại cây thân nhỏ, nhẵn, không có gai và thường cao từ 0,8-1,5m.
- Lá cây mọc so le nhau, có 3 lần xẻ lông chim, mép lá có răng cưa và có mùi thơm.
- Hoa của cây thường mọc tụ lại với nhau ở đầu cành, nhỏ, màu trắng xám hoặc lục nhạt.
- Quả của cây đinh lăng hình trứng, dẹt.
- Mùa ra hoa, ra quả thường tập trung vào tháng 4 đến tháng 7.
Phân bổ và thu hoạch
Vì khá dễ trồng, dễ sống nên cây đinh lăng phổ biến ở mọi nơi, thường phân bổ nhiều ở những nước nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới và 1 số đảo ở Thái Bình Dương. Tại Việt Nam, cây đinh lăng xuất hiện ở mọi vùng miền, có thể trồng để làm cảnh trong nhà.
Ngoài việc sử dụng lá đinh lăng trong các món ăn hàng ngày, để làm thuốc và mang đến công dụng điều trị bệnh tốt nhất thì sẽ thu hoạch cây sau khoảng 3 năm trở lên và thường thu hoạch vào mùa thu. Nếu dùng làm thuốc thì cây càng lâu năm càng có giá trị cao hơn. Với những cây có tuổi đời từ 10 năm trở lên sẽ quý như nhân sâm.
Khi thu hoạch, thân và lá cây thì thu hái quanh năm. Với rễ cây chính, rễ to sẽ rửa sạch, tách lấy vỏ rễ, bỏ phần gỗ. Với rễ con, rễ phụ thì có thể dùng toàn bộ.
Sau khi thu hoạch thì cần bảo quản ở những nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh ẩm thấp sẽ khiến dược liệu dễ bị biến chất.
Cây đinh lăng có tác dụng gì?
Mọi bộ phận của cây đinh lăng đều có thể sử dụng được nhưng phổ biến nhất để làm thuốc chữa bệnh vẫn là lá và rễ. Trước đây, người dân thường chỉ trồng đinh lăng để làm cảnh và chế biến đồ ăn. Tuy nhiên, sau khi đã có những nghiên cứu cụ thể về giống cây này thì người dân bắt đầu sử dụng, trồng trọt nhiều hơn để làm thuốc chữa bệnh. Vậy lá đinh lăng có tác dụng gì? Công dụng cụ thể trong việc điều trị bệnh của loại cây này như thế nào?
Trong y học cổ truyền, đinh lăng tính mát, có vị ngọt, hơi đắng, chuyên để điều trị các vấn đề như nhức đầu, ho ra máu, tiêu hóa kém, bồi bổ khí huyết, người yếu, cơ thể suy nhược,…
Theo kinh nghiệm dân gian, các đô vật thường sử dụng lá đinh lăng để nâng cao sức bền, tăng cường sự khỏe mạnh, dẻo dai mỗi khi thi đấu. Nhà có trẻ nhỏ thường lấy lá đinh lăng phơi khô để trải giường, phòng cảm lạnh và chống kinh giật.
Cụ thể: Lá đinh lăng có khả năng giải độc, chữa cảm sốt, kiết lị, ho ra máu, chống dị ứng. Phần rễ làm thuốc bổ, lợi tiểu, chữa thiếu máu, viêm gan. chữa ho, chữa mệt mỏi, căng thẳng và điều trị các bệnh sinh lý. Phần thân và cành tốt cho xương khớp, đau lưng mỏi gối,…
Theo các nghiên cứu khoa học hiện đại, trong cây đinh lăng có chứa tới 8 loại dược chất saponin – dược chất tương tự trong nhân sâm. Ngoài ra còn có tới 20 loại axit amin tốt cho cơ thể, các nguyên tố vi lượng, vitamin, axit hữu cơ, đường,…. Những hợp chất này mang đến rất nhiều công dụng hữu ích:
- Tốt cho hệ thần kinh và não bộ: Chữa đau đầu, mệt mỏi, căng thẳng, thiếu máu não, mất ngủ kéo dài, mất tập trung, suy giảm trí nhớ
- Tốt cho xương khớp: Chữa đau lưng, mỏi gối, tê thấp, sưng đau cơ khớp, bong gân.
- Tốt cho hệ tiêu hóa: Cải thiện và điều trị tình trạng đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy.
- Tốt cho hệ hô hấp: Chữa ho lâu ngày, ho mãn tính, ho suyễn, ho khan.
- Thanh nhiệt, giải độc, kháng khuẩn: Phù hợp với những người bị ngộ độc thức ăn, cơ địa bị dị ứng, nóng trong, lở ngứa, mụn nhọt, tiêu nhọt.
- Tốt cho sức khỏe và sắc đẹp phụ nữ: Điều trị rối loạn kinh nguyệt, chữa tắc tia sữa sau sinh, phục hồi sức khỏe
Ngoài ra, cây đinh lăng còn có 1 số tác dụng khác như chữa rối loạn cương dương, liệt dương, viêm gan, viêm đại tràng mãn tính, bệnh thận, tiểu buốt, chứng mồ hôi trộm. Đặc biệt, cây đinh lăng đang được nghiên cứu trong việc phòng chống và hỗ trợ điều trị 1 số dạng ung thư.
Hiện tại, y học hiện đại đã sử dụng đinh lăng để sản xuất các loại thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe khác nhau, giúp người dùng sử dụng được dễ dàng, thuận lợi cũng như có tính đặc trị cao hơn, đảm bảo an toàn tốt hơn. Nếu có nhu cầu để bồi bổ cơ thể, tốt cho tuần hoàn não bộ thì sản phẩm AZBrain là gợi ý không tồi. Với chiết xuất đinh lăng chuẩn hóa cùng rất nhiều nguyên liệu khác sẽ mang đến hiệu quả nhanh chóng, rõ rệt mà không hề gây ra tác dụng phụ cho người sử dụng.
Lưu ý khi sử dụng đinh lăng
Mặc dù đinh lăng cho hiệu quả cao trong việc điều trị và đã được chứng minh là an toàn. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng cần lưu ý những vấn đề quan trọng sau:
- Không lạm dụng, dùng với 1 lượng vừa đủ để tránh gây ra những tác dụng phụ như mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt, nôn mửa, tiêu chảy, cơ thể mệt mỏi.
- Sử dụng đúng liều và đúng cách vì hợp chất saponin có thể gây ra phản ứng ngược, làm phá vỡ hồng cầu.
- Không sử dụng trực tiếp cho trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 3 tuổi.
Đáng suy ngẫm
Tại sao những người trầm cảm thường tìm đến cái chết?
Không ai đơn độc – Chỉ có thực tại mang ta trở lại, trả lại ta sức khỏe tinh thần (Phần cuối)
Âm nhạc – tia sáng xua tan bóng tối trầm cảm
Từ sự cô đơn ở cuộc sống hiện đại, ta cách trầm cảm chưa đầy một bước chân (Phần 1)
Bạn cô đơn, lạc lõng trong chính ngôi nhà của mình?
Vì sao luôn tồn tại những kẻ đố kỵ với những gì bạn có
Bài viết gần đây
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh