Café luôn được xếp vào danh sách những loại chất kích thích nên hạn chế dung nạp vào cơ thể, bởi nó có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của con người. Huyết áp thấp có uống được cafe không? Đang là câu hỏi được nhiều người quan tâm vì nhiều người cho rằng đây là phương pháp tăng huyết áp tự nhiên. Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời chính xác trong bài viết dưới đây nhé!
Sử dụng cafe có lợi cho sức khỏe không?
Café là một thức uống quen thuộc với mọi người, đặc biệt là với những người cần sự tập trung cao độ. Một tách cafe mỗi sáng có thể giúp bạn tỉnh táo cả ngày dài làm việc. Cũng chính vì điều đó nên đây là loại thức uống gây kích thích thần kinh, sự hưng phấn do có nồng độ cafein cao, và ảnh hưởng tới sức khỏe nếu như sử dụng trong một thời gian dài. Hơn nữa, đây còn là loại thức uống gây nghiện. Điều này có thể hiểu nếu như bạn đã sử dụng café thì không thể dừng lại bởi thiếu nó bạn sẽ cảm thấy khó chịu và không thể tập trung.
Ngoài ra, café còn có thể gây ra hiện tượng tăng huyết áp nhẹ vì vậy với những người huyết áp cao nên thận trọng với loại thức uống này. Thậm chí, café cũng khuyến cáo không nên sử dụng cho những người có bệnh lý liên quan đến tim mạch.
Huyết áp thấp có uống được cafe không?
Với sự phổ biến và hấp dẫn của café thì chắc chắn bất cứ ai cũng muốn thử một lần, đó cũng là một phần lý do xuất hiện câu hỏi huyết áp thấp có uống được cafe không. Mặc dù café không phải là một loại thức uống thực sự tốt cho sức khỏe, nhưng trong trường hợp bệnh huyết áp thấp thì đây thực sự là một loại “thuốc tự nhiên” giúp người bệnh tăng huyết áp.
Trong các trường hợp đột ngột bị tụt huyết áp với các biểu hiện chóng mặt, đầu choáng váng, người mệt mỏi, không có sức, một ly café sẽ giúp bạn nhanh chóng lấy lại huyết áp của mình, khi tim sẽ co bóp để bơm máu nhiều hơn. Điều này được lý giải là do hàm lượng caffeine có trong cafe có khả năng ổn định huyết áp, cũng như tăng cường tuần hoàn máu.
Theo các chuyên gia cho rằng, các chất có trong cafe sẽ thúc đẩy cơ thể sản sinh ra các hormone stress,… giúp tăng tạm thời huyết áp một cách nhanh chóng mà không cần sử dụng tới thuốc. Vì thế người huyết áp thấp thường được khuyến cáo nên duy trì 1-2 ly cafe mỗi ngày để điều hòa huyết áp của mình, nhưng vẫn không quên kiểm tra huyết áp thường xuyên, để có thể kiểm soát huyết áp của mình.
Uống cafe tăng huyết áp nên lưu ý những gì?
Như đã nói ở trên, trong thành phần của cafe có một hàm lượng lớn caffeine có thể giúp tăng huyết áp tạm thời, vì vậy những người huyết áp thấp có thể sử dụng café như một cách giúp duy trì huyết áp của mình. Tuy nhiên, không phải vì như vậy mà người bệnh làm dụng sử dụng quá nhiều cafe để tăng huyết áp.
Với một người mắc chứng huyết áp thấp có sức khỏe tốt chỉ nên uống 1-2 cốc cafe mỗi ngày có thể uống kèm với sữa để gia tăng hiệu quả. Người bệnh không nên sử dụng quá nhiều cafe có thể gây mất ngủ và điều này vô hình chung sẽ làm cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng. Chính vì vậy, người bệnh nên hạn chế hoặc không nên sử dụng café trước giờ đi ngủ hoặc vào buổi tối.
Ngoài ra, khi sử dụng cafe để hỗ trợ cải thiện chứng huyết áp thấp bạn nên kiểm tra huyết áp của mình trước và sau khi uống cafe để xem huyết áp có thay đổi hay không, bởi có thể với các cơ địa khác nhau và hiệu quả của café sẽ khác nhau. Bên cạnh đó, khi bạn đang rơi vào trạng thái tụt huyết áp, một ly café với một chút muối sẽ nhanh chóng giúp bạn tăng huyết áp thay vì sử dụng với đường.
Phòng ngừa và cải thiện chứng huyết áp thấp
Bên cạnh việc uống cafe hằng ngày để tăng đều huyết áp, người bệnh cũng cần phải thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng.
- Hạn chế ăn những loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, nhất là những loại mỡ động vật sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, khiến tình trạng huyết áp thấp thêm trầm trọng.
- Với những người mắc chứng huyết áp thấp nên ăn thức ăn có nhiều muối sẽ giúp nhanh chóng ổn định huyết áp. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng bởi quá nhiều muối sẽ có thể làm nguy hiểm tới thận.
- Bổ sung đầy đủ lượng nước hằng ngày, có thể kết hợp cùng các loại nước trái cây hay sinh tố.
- Tập luyện thể dục thể thao không những giúp nâng cao sức khỏe toàn diện mà còn giúp ổn định huyết áp hiệu quả. Người bệnh có thể tham khảo các bài tập yoga cho người huyết áp thấp đơn giản và dễ tập ngay tại nhà nhưng lại mang lại hiệu quả điều trị cao.
- Một điều vô cùng quan trọng với người bị huyết áp thấp chính là tự kiểm tra huyết áp của mình hằng ngày và thăm khám bác sĩ thường xuyên để nắm bắt tình trạng sức khỏe, để có phương án điều trị phù hợp khi cần tránh những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu thêm về chứng huyết áp thấp và trả lời được câu hỏi người huyết áp thấp có uống được cafe không.
Đáng suy ngẫm
Vì sao luôn tồn tại những kẻ đố kỵ với những gì bạn có
Cảm xúc và cảm giác – Kích ứng não bộ cần nhận biết rõ ràng
Từ sự cô đơn ở cuộc sống hiện đại, ta cách trầm cảm chưa đầy một bước chân (Phần 1)
Không ai đơn độc – Chỉ có thực tại mang ta trở lại, trả lại ta sức khỏe tinh thần (Phần cuối)
Tại sao những người trầm cảm thường tìm đến cái chết?
Bạn cô đơn, lạc lõng trong chính ngôi nhà của mình?
Video phản hồi AZBrain với bệnh "Huyết áp thấp":
Vũ Văn Tuấn - Cải thiện đau nửa đầu sau gáy với AZBrain
Huyết áp thấp nguy hiểm thế nào? AZBrain cải thiện huyết áp thấp ra sao?
Chị Uyên 48 tuổi - Tạm biệt hoa mắt, chóng mặt do thiếu máu não nhờ AZBrain
Bài viết gần đây
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh