Đột quỵ là một bệnh lý đặc biệt nghiêm trọng có thể nguy hiểm tới tính mạng. Việc chữa trị và phục hồi chức năng sau đột quỵ chưa bao giờ là điều dễ dàng. Chính vì vậy nắm bắt được những dấu hiệu đột quỵ trước 30 ngày sẽ giúp bạn ngăn ngừa được cơn đột quỵ thực sự sắp diễn ra.
Điểm danh 5 dấu hiệu đột quỵ trước 30 ngày
Trước khi một cơn đột quỵ thực sự xuất hiện, người bệnh sẽ gặp các triệu chứng dấu hiệu đột quỵ hay còn gọi là cơn đột quỵ thoáng qua như một cách cảnh báo trước cho người bệnh để có sự chuẩn bị. Những biểu hiện này thường xuất hiện trước 30 ngày hoặc một tuần, nếu phát hiện sớm, người bệnh có thể ngăn ngừa được cơn đột quỵ thật hoặc giảm đáng kể mức độ tổn thương của cơn đột quỵ thực sự.
Tuy nhiên, những dấu hiệu này thường khá mơ hồ và diễn ra nhanh chóng. Thông thường những người bệnh gặp những cơn đột quỵ thoáng qua sẽ không cần chữa trị mà sẽ tự khỏi ngay sau đó. Cũng chính vì lý do đó, mà rất nhiều người bỏ lỡ thời gian vàng để cải thiện sức khỏe và phòng tránh biến chứng của đột quỵ.
Những cơn đau thắt ngực không rõ nguyên nhân
Một trong những triệu chứng rõ ràng nhất của những cơn đột quỵ thoáng qua chính là hiện tượng đau thắt vùng ngực. Với một số bệnh nhân lại cảm nhận như ngực của mình có vật nặng đè chặt, nóng rán như muốn vỡ tung ngực. Cảm giác này thường không kéo dài quá lâu chỉ khoảng 10-15 phút rồi biến mất mà không để lại bất cứ biến chứng nào. Tuy nhiên, khi gặp hiện tượng này người bệnh nên đi thăm khám bác sĩ để được xử lý triệt để vì đây là một hình thức tắc nghẽn mạch máu nhỏ và tự thông được sau đó.
Những trận cảm lạnh kéo dài mãi không dứt
Cảm lạnh là một bệnh lý thường gặp và không có gì đáng lo ngại khi đây chỉ là bệnh vặt. Thế nhưng, nếu cảm lạnh kéo dài không rõ nguyên nhân hoặc cảm kết hợp với ho ra đờm màu hồng hoặc đỏ thì đây cũng là cảnh báo sớm của cơn đột quỵ. Điều này được lý giải là do yếu tim, máu bơm không đủ đi nuôi dưỡng cơ thể khiến cơ thể lạnh, máu bị rò rỉ vào phổi gây ra hiện tượng ho. Nếu tình trạng này kéo dài quá lâu mà không có sự can thiệp y tế nào thì hiện tượng đứt mạch máu não sẽ diễn ra ngay sau đó.
Hiện tượng chóng mặt đau đầu diễn ra thường xuyên
Tương tự như cảm lạnh, đau đầu chóng mặt cũng là một hiện tượng bình thường hay gặp ở nhiều người hoặc đa phần mọi người đều trải qua ít nhất một lần trong đời. Biểu hiện này sẽ không quá lo lắng nếu như người bệnh chỉ cảm nhận nó ở mức độ nhẹ nhàng. Tuy nhiên, nếu cơn đau đầu khiến bạn như muốn vỡ tung đầu, không thể đứng vững thì đây lại là câu chuyện hoàn toàn khác.
Những cơn đau đầu hay chóng mặt có thể cảnh báo trước tình trạng thiếu máu lên não hay máu cung cấp lên não không đầy đủ gián đoạn sẽ gây ra hiện tượng này.
Khó thở, hoặc nhịp thở nhanh hơn so với bình thường
Nếu bạn có tiền sử với tình trạng khó thở hoặc nhịp thở nhanh thì bạn cũng không cần quá lo lắng. Ngược lại, bỗng nhiên vào một ngày bạn cảm thấy tim mình như có ai bóp nghẹt hoặc tim đập nhanh liên hồi dù cho cảm xúc của mình vẫn đang bình thường, thì hãy nghĩ ngay đến việc đây có thể là dấu hiệu đột quỵ trước 30 ngày bạn cần lưu tâm.
Nhịp thở không ổn định này có thể do tim của bạn đang không hoạt động đầy đủ những chức năng mà nó cần thực hiện. Cũng có thể bạn đang bị cao huyết áp mà không biết, nếu không được can thiệp sớm sẽ rất dễ gây ra hiện tượng đứt mạch máu hoặc nhồi máu cơ tim nguy hiểm tới tính mạng.
Mắt sưng hoặc lệch sang một bên
Hiện tượng mắt, mũi hay miệng bị lệch sang một bên là một cơn đột quỵ nhẹ chứ không chỉ dừng lại ở dấu hiệu cảnh báo nữa. Các bộ phận trên mặt bỗng nhiên bị lệch, khó nhìn, khó nghe, hoặc khó nói. Đây là một dạng tổn thương thần kinh cấp mà cần chữa trị sớm. Khi gặp những biểu hiện này, người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để chữa trị càng sớm càng tốt bởi với người bị đột quỵ dù ở thể nhẹ hay nặng thì thời gian tính theo từng giây.
Chỉ cần chậm một phút, hàng ngàn tế bào thần kinh trong não bộ có thể chết đi và không có khả năng phục hồi. Điều này đồng nghĩa với việc bạn có thể sống cả đời với một bên cơ thể bị liệt hoặc kém hoạt động như vậy.
Đọc thêm: Dấu hiệu đột quỵ trước 1 tuần
Cách hạn chế và ngăn ngừa đột quỵ
Trong xã hội hiện nay, những cơn đột quỵ không chỉ xảy đến với những người già có sức khỏe yếu mà ngay cả những người trẻ khỏe mạnh cũng có nguy cơ rơi vào đột quỵ. Chính vì vậy việc tìm cách cải thiện sức khỏe và ngăn ngừa đột quỵ là điều quan trọng mà bất cứ ai cũng cần nằm lòng, để đảm bảo bản thân không gặp những biến chứng “tai ương” của bệnh lý này.
Thường xuyên tập luyện thể dục
Một trong những cách đơn giản và dễ dàng nhất mà bất cứ ai cũng có thể làm được đó chính là tập thể dục. Dù rằng những bài tập đơn giản cho đến phức tạp chỉ cần vận động bạn cũng phần nào đẩy lùi được nguy cơ mắc đột quỵ. Điều này đặc biệt quan trọng với nhóm người ít vận động tay chân như nhóm văn phòng. Việc bạn ngồi quá nhiều sẽ khiến máu huyết chậm lưu thông, lâu ngày sẽ gây nên hiện tượng “tắc nghẽn” và dễ gặp chứng đột quỵ.
Do đó, hãy chọn cho mình một bài tập nào phù hợp với sức khỏe, thời gian sinh hoạt… để tập hằng ngày. Điều này sẽ giúp cơ thể của bạn khỏe mạnh từ bên trong, tăng cường chuyển hóa, và mang đến những giấc ngủ sinh lý.
Một chế độ sinh hoạt lành mạnh
Một số thống kê đã chỉ ra rằng những người có thói quen thức đêm, hay làm việc quá sức thường có nguy cơ đột quỵ cao hơn so với những người khác. Khi cơ thể bạn phải làm việc liên tục và không có thời gian nghỉ đương nhiên nó sẽ “biểu tình” bằng cách này hoặc cách khác, bi quan nhất chính là cơn đột quỵ. Vì vậy, dù bận bịu đến đâu, hãy cho cơ thể của mình được nghỉ ngơi một cách trọn vẹn.
Đảm bảo duy trì chế độ dinh dưỡng phù hợp
Thay vì mải mê với những món ăn nhiều dầu mỡ, hay những loại nước ngọt và kích thích có hại cho tim mạch, bạn nên tạo cho mình thói quen sử dụng các loại nước ép, sinh tố giàu dinh dưỡng và vitamin. Một chế độ ăn uống ít dầu mỡ, nhiều rau xanh sẽ giúp quá trình vận hành của tim mạch ổn định và hạn chế hiện tượng kết tập mỡ thừa trong mạch máu có thể gây tắc mạch.
Theo dõi sức khỏe thường xuyên
Nghe có vẻ đơn giản, nhưng phần lớn người Việt đều không có thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ, nhất là với những người trẻ. Việc kiểm tra sức khỏe thường xuyên sẽ giúp bạn xác định được những bệnh lý đang tiềm ẩn trong cơ thể và xử lý chúng sớm nhất có thể. Đặc biệt, lắng nghe cơ thể và nhận diện những dấu hiệu đột quỵ trước 30 ngày sẽ giúp bạn hạn chế được những biến chứng nguy hiểm của những cơn đột quỵ thực sự.
Dấu hiệu đột quỵ trước 30 ngày sẽ không quá khó để nhận biết nếu như bạn quan tâm tới sức khỏe của mình. Bạn nên ghi nhớ rằng thời gian chính là chìa khóa vàng trong những cơn đột quỵ. Càng phát hiện sớm bệnh càng nhanh chóng được chữa khỏi và hồi phục nhanh.
Đáng suy ngẫm
Trầm cảm một trận ốm của tinh thần – con quỷ gặm nhấm linh hồn
Âm nhạc – tia sáng xua tan bóng tối trầm cảm
Không ai đơn độc – Chỉ có thực tại mang ta trở lại, trả lại ta sức khỏe tinh thần (Phần cuối)
Tại sao những người trầm cảm thường tìm đến cái chết?
Cảm xúc và cảm giác – Kích ứng não bộ cần nhận biết rõ ràng
Tôi sống mục ruỗng trong cái bóng vô hồn mang tên trầm cảm
Video phản hồi AZBrain với bệnh "Đột Quỵ":
Chị Uyên 48 tuổi - Tạm biệt hoa mắt, chóng mặt do thiếu máu não nhờ AZBrain
Rối loạn tiền đình nghe dược sĩ mách cách điều trị hiệu quả
Vũ Văn Tuấn - Cải thiện đau nửa đầu sau gáy với AZBrain
Bài viết gần đây
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh