Huyết áp cao trước kia vốn là bệnh lý được xếp vào mục bệnh lão khoa thì hiện tại đây lại là một vấn đề mà rất nhiều người trẻ gặp phải và gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy huyết áp cao ở người trẻ đến từ những yếu tố nào, triệu chứng ra sao, phương pháp điều trị phù hợp là gì cùng tìm hiểu tiếp trong bài chia sẻ dưới đây.
Triệu chứng cao huyết áp ở người trẻ
Theo thống kê thì số người dưới 35 tuổi bị cao huyết áp chiếm 5-12% tổng số ca. Huyết áp cao là căn bệnh rất nguy hiểm đối với người trẻ tuổi bởi nó có thể gây ra nhiều biến chứng như: thiếu máu cơ tim, suy tim, phì đại cơ tim, suy thận, tai biến,…hoặc nghiêm trọng hơn là tử vong.
Ở người cao tuổi, tăng huyết áp thường là tăng chỉ số huyết áp tâm thu còn ở người trẻ thường sẽ tăng nhiều chỉ số huyết áp tâm trương và có ít triệu chứng điển hình hơn. Có đến 70% người trẻ bị tăng huyết áp nhưng lại không có dấu hiệu nào. Ở những trường hợp khác, người trẻ có thể gặp một số triệu chứng phổ biến như:
- Đau đầu: tăng huyết áp gây ra các áp lực tác động lên các mạch máu trong hộp sọ dẫn đến đau đầu và mức độ đau tuỳ thuộc vào chỉ số huyết áp.
- Chảy máu mũi hoặc xuất hiện vệt máu trong mắt: do những áp lực tác động lên mạch máu đột ngột khiến mạch máu bị tổn thương hoặc vỡ.
- Chóng mặt: do các động mạch bị chèn ép làm cản trở quá trình đưa máu lên não, gây ra hoa mắt chóng mặt trống ngực,…
- Mặt đỏ bừng: do các mạch máu trên mặt dãn ra khi huyết áp tăng lên, khiến người bệnh gặp tình trạng đỏ và nóng ran mặt. Thời gian kéo dài triệu chứng sẽ tuỳ thuộc vào mức độ tăng huyết áp.
Ngoài những triệu chứng phổ biến trên thì người trẻ bị cao huyết áp còn có những biểu hiện như: dễ cáu giận, khó kiềm chế cảm xúc, mất tập trung,…
Nguyên nhân huyết áp cao ở người trẻ
Huyết áp cao là căn bệnh thầm lặng và thường không xác định được nguyên nhân rõ ràng. Ở người cao tuổi thì có đến 95% là các trường hợp cao huyết áp vô căn (không có nguyên nhân) và 5% là cao huyết áp thứ phát (có nguyên nhân). Còn với người trẻ thì tỷ lệ cao huyết áp thứ phát cao hơn so với chỉ số huyết áp cao ở người già.
Những nguyên nhân phổ biến khiến người trẻ gặp tình trạng này bao gồm:
- Do chế độ ăn uống: Người trẻ ngày nay thường có chế độ ăn uống không lành mạnh, thường ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn và các loại đồ ăn nhanh chứa hàm lượng muối cao như: pizza, gà rán, xúc xích,… Bên cạnh đó, thói quen uống nhiều bia rượu, sử dụng thuốc lá và các chất kích thích cũng ảnh hưởng đến huyết áp và nhiều vấn đề sức khoẻ khác.
- Do căng thẳng: Cuộc sống hiện đại khiến người trẻ có nhiều áp lực hơn và tình trạng căng thẳng quá mức có thể khiến tim đập nhanh,làm co mạch máu và tăng huyết áp. Bên cạnh đó, việc tim phải làm việc quá sức có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.
- Thừa cân, béo phì: tình trạng này vốn bắt nguồn từ chế độ ăn uống nhiều dầu mỡ khiến cơ thể tích tụ nhiều dầu mỡ làm các cơ quan tim mạch bị chèn ép, máu khó lưu thông khiến áp lực tăng cao và dẫn đến tăng huyết áp. Những người trẻ bị béo phì nếu không kiểm soát chỉ số huyết áp thì có nguy cơ cao mắc các bệnh như: tim mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,…
- Do một số bệnh lý phổ biến ở người trẻ như: bệnh thận mạn, viêm cầu thận cấp và mạn, Hội chứng cushing, cường giáp, mất thăng bằng nội tiết tố,…
Cách phòng tránh cao huyết áp ở người trẻ
Để cải thiện và phòng tránh tình trạng cao huyết áp thì người trẻ cần thay đổi lối sống theo hướng tích cực.
- Xây dựng chế độ ăn uống
Tình trạng béo phì là một trong những nguyên nhân huyết áp cao ở người trẻ. Vì vậy, cần áp dụng chế độ ăn ít đường, ít dầu mỡ, tăng cường chất đạm (trong cá, thực vật) và chất xơ (rau xanh, trái cây,…) để có thể hạn chế thừa cân. Bên cạnh đó, không nên giảm cân bằng cách giảm số bữa ăn trong ngày mà chỉ giảm bớt khẩu phần ăn mỗi bữa.
Ngay cả khi không bị tiểu đường thì cũng không nên ăn quá ngọt hoặc quá mặn, không ăn quá 2-4g muối mỗi ngày. Đồng thời, cần hạn chế đồ ăn vặt, các món chứa nhiều dầu mỡ, rượu bia, thuốc lá, chất kích thích,…
Nên tăng cường các loại thực phẩm chứa nhiều kali (củ cải, đậu đen, đậu trắng, cà chua,…), canxi (sữa, tôm, cua,…), magiê ( các loại thịt, cá béo, bơ,…) để hoạt động của hệ tim mạch trở nên ổn định hơn.
- Xây dựng chế độ sinh hoạt
Nên tập luyện thể dục thường xuyên và đều đặn 30-45 phút mỗi ngày để duy trì trọng lượng, tăng lưu thông máu và giúp hạ huyết áp hiệu quả. Bạn nên luyện tập với cường độ phù hợp các bài tập như: dưỡng sinh, chạy bộ, bơi, yoga,…
Nên dành thời gian thư giãn và nghỉ ngơi hợp lý, duy trì tinh thần vui vẻ, lạc quan, tránh căng thẳng quá mức và lo âu kéo dài.
Cần chủ động theo dõi huyết áp để phòng ngừa và kiểm soát các biến chứng. Có thể tự đo tại nhà bằng máy đo huyết áp hoặc đến các cơ sở y tế.
Tóm lại, người trẻ không nên lơ là trước bệnh huyết áp cao bởi nó có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong. Nguyên nhân huyết áp cao ở người trẻ chủ yếu đến từ lối sống thiếu khoa học. Do đó, thay đổi lối sống chính là cách phòng ngừa và cải thiện bệnh hiệu quả nhất.
Đáng suy ngẫm
Từ sự cô đơn ở cuộc sống hiện đại, ta cách trầm cảm chưa đầy một bước chân (Phần 1)
Trầm cảm một trận ốm của tinh thần – con quỷ gặm nhấm linh hồn
Không ai đơn độc – Chỉ có thực tại mang ta trở lại, trả lại ta sức khỏe tinh thần (Phần cuối)
Vì sao luôn tồn tại những kẻ đố kỵ với những gì bạn có
Top 10 hội chứng rối loạn tâm thần kỳ lạ mà não bộ có thể mắc phải
Bạn cô đơn, lạc lõng trong chính ngôi nhà của mình?
Video phản hồi AZBrain với bệnh "Huyết áp thấp":
[Nhà thuốc] Cải thiện huyết áp thấp với sản phẩm từ đinh lăng, bưởi bung
Cụ Phụng 80 tuổi bị huyết áp thấp, rối loạn tiền đình dùng azbrain
Huyết áp thấp nguy hiểm thế nào? AZBrain cải thiện huyết áp thấp ra sao?
Bài viết gần đây
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh