Phụ nữ sau sinh bị tụt huyết áp không phải là hiện tượng hiếm gặp. Hiện tượng này ảnh hưởng không nhỏ tới thể chất, tinh thần, khiến cho các mẹ “bỉm sữa” hoang mang không biết mình bị bệnh gì. Vậy tụt huyết áp sau sinh có nguy hiểm không? Làm sao để ổn định huyết áp sau khi sinh?
Vì sao phụ nữ dễ bị huyết áp thấp sau sinh?
Huyết áp của chúng ta được xác định qua 2 chỉ số là huyết áp tâm trương và huyết áp tâm thu. Ở trạng thái bình thường, chỉ số huyết áp sẽ đạt khoảng 120/80mmHg. Trong đó 120 mmHg là huyết áp tâm thu và 80 mmHg là huyết áp tâm trương.
Xem thêm: Chỉ số huyết áp bình thường theo độ tuổi
Tụt huyết áp hay huyết áp thấp là tình trạng huyết áp tâm thu dưới 90mmHg hoặc huyết áp tâm trương nhỏ hơn 960 mmHg. Phụ nữ bị tụt huyết áp sau sinh có thể do một hoặc nhiều lý do sau đây:
Suy nhược cơ thể, thiếu máu
Trong quá trình sinh nở, mỗi người phụ nữ sẽ mất khoảng 500ml – 1000ml máu. Thậm chí có một số trường hợp tai biến sản khoa, mẹ còn mất máu nhiều hơn thế. Sau khi sinh, người mẹ cho con bú sẽ phải “san sẻ” mọi dưỡng chất của mình vào trong sữa để nuôi con. Do đó, nếu trước và sau khi sinh không được bổ sung đủ chất dinh dưỡng (đặc biệt là sắt) thì các chị em sẽ rất dễ bị thiếu máu và dẫn tới tụt huyết áp sau sinh.
Thay đổi nội tiết tố
Nồng độ các hormone trong nội tiết tố có ảnh hưởng rất lớn đến chỉ số huyết áp. Sau khi sinh con, một số hormone quan trọng như estrogen, progesterone, thyroxin bị rối loạn (thành phần giảm, thành phần lại tăng dẫn đến mất cân bằng nghiêm trọng) gây ra huyết áp thấp sau sinh. Sự thay đổi này còn làm tăng cảm giác mệt mỏi và gây ra những thay đổi về ngoại hình, tâm trạng, ham muốn tình dục ở phụ nữ sau sinh… dẫn đến stress, mất ngủ và càng khiến cho tình trạng suy nhược, thiếu máu trầm trọng hơn.
Không có thời gian nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ
Tụt huyết áp sau sinh cũng có thể là hệ quả của việc thay đổi giờ giấc, thói quen sinh hoạt hằng ngày của phụ nữ. Theo đó, các chị em phải dậy sớm hơn, thức dậy nhiều lần trong đêm và không được ngủ đủ giấc. Thêm nữa, những lo lắng khi trở thành cha mẹ hoặc áp lực từ cuộc sống hằng ngày cũng khiến sức khỏe của chị em bị suy giảm.
Những triệu chứng của huyết áp thấp sau sinh
Đo huyết áp là cách chính xác nhất để xác định chỉ số huyết áp, nếu kết quả đo được < 90/60 mmHg thì được gọi là huyết áp thấp. Ngoài ra, phụ nữ sau sinh bị tụt huyết áp còn thể hiện qua một số triệu chứng sau:
- Hoa mắt chóng mặt, choáng váng.
- Mất thăng bằng, có cảm giác quay cuồng.
- Có thể bị ngất xỉu do lượng máu lên não giảm đột ngột.
- Mệt mỏi, cơ thể nặng nề, không có năng lượng, tay chân run rẩy (thường dễ nhầm lẫn với suy nhược cơ thể).
- Đau đầu mất ngủ, tâm trạng thất thường.
- Buồn nôn, chân tay lạnh, tim đập nhanh.
Tùy thuộc vào từng thể trạng của mỗi người mà những triệu chứng kể trên có thể xuất hiện ở mức độ nặng hay nhẹ, tần suất thường xuyên hay không. Thậm chí, một số người bị huyết áp thấp kéo dài trong suốt quá trình mang thai cho tới sau khi sinh.
Giải pháp phòng ngừa và điều trị tụt huyết áp sau sinh hiệu quả
Tình trạng huyết áp thấp sau sinh hoàn toàn có thể được ngăn chặn và đẩy lùi nếu bạn kiên trì áp dụng theo những lời khuyên dưới đây:
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng
Sau sinh, phụ nữ cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để hồi phục sức khỏe và cung cấp đủ sữa cho em bé bú. Giai đoạn này, các chị em nên tăng cường ăn những thực phẩm sau:
- Thịt bò: giúp bổ sung protein, sắt, kẽm, vitamin B12 và các dưỡng chất khác giúp bồi bổ khí huyết. Ăn thịt bò cũng có thể giúp các mẹ bỉm sữa hạn chế tình trạng tụt huyết áp sau sinh.
- Tôm: giàu canxi, protein, vitamin và các axit amin có lợi cho sức khỏe.
- Cá hồi: ăn 360g cá hồi mỗi tuần giúp bổ sung nguồn chất béo có lợi cho tim mạch và huyết áp.
- Trứng: chứa hàm lượng lớn protein hoàn hảo với hầu hết các acid amin mà cơ thể không tự tổng hợp được.
- Sữa và các sản phẩm từ sữa: là nguồn cung cấp vitamin D va canxi dồi dào giúp xương chắc khỏe.
- Rau xanh và trái cây: bổ sung vitamin C và các khoáng chất cần thiết để giúp phục hồi sức khỏe sau khi sinh.
Các chị em nên chế biến thức ăn dưới dạng lỏng để hấp thu dễ hơn và ăn nhiều bữa nhỏ thay vì chỉ ăn 3 bữa chính.
Điều chỉnh chế độ sinh hoạt và duy trì các thói quen tốt
Việc chăm sóc trẻ sơ sinh không hề đơn giản, tuy vậy, các chị em nên cố gắng sắp xếp thời gian sinh hoạt hợp lý nhất để đảm bảo sức khỏe và không bị tụt huyết áp sau sinh. Những thói quen nên duy trì là:
- Tập thể dục: chị em có thể tranh thủ vừa trông con vừa vận động nhẹ nhàng để thúc đẩy lưu thông khí huyết và giúp xương khớp dẻo dai hơn. Tập thể dục cũng là cách tuyệt vời để các nàng nhanh chóng lấy lại vóc dáng thon gọn.
- Cố gắng ngủ đúng giờ và đủ giấc để các cơ quan trong cơ thể được nghỉ ngơi, tái tạo năng lượng.
- Hạn chế căng thẳng, lo âu quá độ để tránh rơi vào trạng thái trầm cảm với những suy nghĩ tiêu cực khiến cho hiện tượng tụt huyết áp sau sinh dễ xảy ra hơn. Nếu nhận thấy những bất ổn về mặt tâm lý, các chị em nên chia sẻ với chồng hoặc những người thân trong gia đình để được hỗ trợ.
- Thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe, đo huyết áp. Nếu có triệu chứng bất thường, chị em hãy thông báo ngay cho bác sĩ để được tư vấn cách khắc phục.
- Tránh xa các chất kích thích có hại như trà, cà phê, thuốc lá, rượu bia.
Trong giai đoạn nhạy cảm này, sự chia sẻ từ chồng và những người thân trong gia đình sẽ giúp người phụ nữ giảm bớt áp lực và phòng tránh được nhiều nguy cơ mắc huyết áp thấp sau sinh cũng như các bệnh căng thẳng khác.
Tụt huyết áp sau sinh gây một số vấn đề về sức khỏe và làm xáo trộn cuộc sống của các mẹ bỉm sữa. Tuy nhiên, tình trạng này có thể được khắc phục bằng cách điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt. Các nàng cũng có thể sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ điều trị huyết áp thấp nhưng cần có sự cho phép của bác sĩ.
Đáng suy ngẫm
Từ sự cô đơn ở cuộc sống hiện đại, ta cách trầm cảm chưa đầy một bước chân (Phần 1)
Vì sao luôn tồn tại những kẻ đố kỵ với những gì bạn có
Không ai đơn độc – Chỉ có thực tại mang ta trở lại, trả lại ta sức khỏe tinh thần (Phần cuối)
Trầm cảm một trận ốm của tinh thần – con quỷ gặm nhấm linh hồn
Âm nhạc – tia sáng xua tan bóng tối trầm cảm
Cảm xúc và cảm giác – Kích ứng não bộ cần nhận biết rõ ràng
Video phản hồi AZBrain với bệnh "Huyết áp thấp":
Huyết áp thấp nguy hiểm thế nào? AZBrain cải thiện huyết áp thấp ra sao?
Chị Minh Tâm - huyết áp thấp, thường xuyên bị đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, ngất xỉu vì tụt huyết áp đột ngột
Cô Phương, 52 tuổi khắc phục huyết áp thấp và hiện tượng hoa mắt chóng mặt thường xuyên với AZBrain
Bài viết gần đây
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh