Huyết áp thấp là một bệnh lý nghiêm trọng, nhưng bệnh không có nhiều biểu hiện nên thường bị bỏ qua hoặc không được thực sự quan tâm. Bệnh có thể ảnh hưởng tới tính mạng của người bệnh nếu không được chữa trị và xử lý kịp thời. Vì vậy, làm gì khi bị tụt huyết áp bất ngờ là câu hỏi bạn cần tìm lời giải đáp để sơ cứu cho chính mình hoặc người thân xung quanh.
Mối nguy hiểm của chứng huyết áp thấp
Huyết áp thấp được coi là “sát thủ âm thầm” với bất cứ bệnh nhân nào bởi các biểu hiện của bệnh thường không rõ ràng hoặc hay bị nhầm với các bệnh lý khác, chính vì vậy người bệnh thường không quan tâm tới bệnh. Trên thực tế, các bác sĩ đã nhấn mạnh rằng so với chứng cao huyết áp, tụt huyết áp khó xử lý và nguy hiểm hơn rất nhiều.
Tụt huyết áp hay hạ huyết áp thường diễn ra đột ngột và không có cảnh báo trước. Đôi khi những triệu chứng chỉ thoáng qua rất nhanh sau đó có thể dẫn đến ngất xỉu. Nếu không có người sơ cứu kịp thời, người bệnh sẽ rơi vào trạng thái thiếu máu não và có thể dẫn tới tử vong. Ngoài ra, huyết áp thấp còn ẩn chứa rất nhiều bệnh lý nguy hiểm liên quan đến tim mạch, tiểu đường… nên cần sự thăm khám của các bác sĩ.
Dấu hiệu nhận biết tụt huyết áp đột ngột
Tụt huyết áp thường không có nhiều dấu hiệu báo trước, nhất là những cơn tụt đột ngột. Tuy nhiên, có một vài triệu chứng mà bạn có thể xác định về cơn hạ huyết áp của mình. Ở những trường hợp nhẹ, người bệnh sẽ cảm thấy mất sức, người mệt mỏi, không còn đứng vững và lịm dần đi ngay sau đó nếu không được sơ cứu tụt huyết áp.
Người bệnh có thể cảm nhận được những cơn chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn hoặc nôn không rõ nguyên nhân. Những dấu hiệu này đến rất nhanh, nối tiếp nhau khiến người bệnh không kịp phản ứng. Đôi khi người bệnh còn có cảm giác khó thở, thở gấp không kiểm soát, nhịp tim tăng nhanh và có thể ngất xỉu ngay sau đó.
Nguyên nhân gây ra những cơn tụt huyết áp đột ngột
Tụt huyết áp có thể xảy ra do khá nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng phần lớn tác nhân dẫn đến những cơn tụt huyết áp đột ngột là do sinh lý.
Thay đổi tư thế đột ngột
Một trong những nguyên nhân chính gây ra những cơn tụt huyết áp đột ngột chính là việc thay đổi tư thế đột ngột, khiến máu chưa bơm kịp ở người huyết áp thấp và gây ra hiện tượng này. Việc đang đứng, ngồi đột ngột hay ngược lại, thậm chí đang nằm mà dậy đột ngột cũng khiến bạn tụt huyết áp.
Mắc các bệnh lý về tim mạch
Những cơn tụt huyết áp do bệnh lý thường khó xử lý và cần can thiệp của bác sĩ. Tuy không nhiều, nhưng những bệnh nhân mắc các bệnh về tim mạch cũng thường có những biểu hiện tụt huyết áp gây ngất xỉu.
Chế độ dinh dưỡng thiếu hụt
Cơ thể không được bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho quá trình phát triển cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng thường xuyên tụt huyết áp. Hiện tượng này thường gặp ở nữ giới hay thanh thiếu niên do thói quen ăn uống không hợp lý.
Bên cạnh các yếu tố chính ăn uống quá nhạt, kiêng khem nhiều, sử dụng các loại thuốc hay căng thẳng quá nhiều cũng là những nguyên nhân cho thể gây ra hiện tượng tụt huyết áp thường gặp.
Đọc thêm: TOP thực phẩm cho người huyết áp thấp
Cách xử lý khi bị tụt huyết áp bất ngờ
Với những người bị tụt huyết áp, việc sơ cứu ban đầu là rất quan trọng vì vậy nắm bắt cách xử lý tụt huyết áp sẽ giúp bạn bình tĩnh và làm từng bước đúng cách:
Bước 1: Xác định tình trạng của người bệnh, cho họ nằm nghỉ ngơi thoải mái nơi thoáng khí.
Bước 2: Kê gối sao cho phần chân cao hơn so với phần đầu để máu lưu thông tốt hơn
Bước 3: Cho người bệnh uống trà gừng, café, chè đặc, hoặc thức ăn đậm muối, để huyết áp nhanh tăng dần và ổn định hơn.
Bước 4: Nếu người bệnh đã tỉnh táo hơn, bạn có thể cho họ ăn một chút chocolate để bảo vệ thành mạch nhưng chưa vội di chuyển.
Bước 5: Có thể cho người bệnh sử dụng thuốc huyết áp nếu họ vẫn đang uống loại thuốc này
Bước 6: Nếu người bệnh vẫn cảm thấy mệt, khó chịu, khó thở, tim đập nhanh… cần đưa người bệnh tới trung tâm y tế gần nhất để được sơ cứu kịp thời tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra
Triệu chứng tụt huyết áp nguy hiểm cần gặp bác sĩ
Thông thường nếu được xử lý kịp thời, người bệnh sẽ nhanh chóng lấy lại huyết áp ổn định và không cần gặp bác sĩ để cấp cứu. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, người bệnh cần có sự giám sát và thăm khám của bác sĩ.
- Khi đã được sơ cứu, huyết áp của người bệnh vẫn không thay đổi hoặc hạ dần theo thời gian kèm trạng thái không tỉnh táo, người mất sức.
- Tình trạng tụt huyết áp thấp xảy ra liên tục, lần sau nặng hơn lần trước
- Người luôn có huyết áp thấp nhưng không có triệu chứng phát bệnh
- Người bị tụt huyết áp kèm theo sốc phản vệ
Cách xử lý tụt huyết áp không quá khó nhưng cần sự chính xác và nhanh gọn bởi với mỗi phút của người hạ huyết áp đều rất quan trọng. Bạn sơ cứu càng nhanh thì việc hồi phục của bệnh nhân càng dễ dàng và đỡ mệt mỏi. Vì vậy, hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu và tìm được câu trả lời chính xác cho câu hỏi làm gì khi tụt huyết áp bất ngờ.
Đáng suy ngẫm
Tại sao những người trầm cảm thường tìm đến cái chết?
Cảm xúc và cảm giác – Kích ứng não bộ cần nhận biết rõ ràng
Không ai đơn độc – Chỉ có thực tại mang ta trở lại, trả lại ta sức khỏe tinh thần (Phần cuối)
Tôi sống mục ruỗng trong cái bóng vô hồn mang tên trầm cảm
Âm nhạc – tia sáng xua tan bóng tối trầm cảm
Top 10 hội chứng rối loạn tâm thần kỳ lạ mà não bộ có thể mắc phải
Video phản hồi AZBrain với bệnh "Huyết áp thấp":
Cụ Phụng 80 tuổi bị huyết áp thấp, rối loạn tiền đình dùng azbrain
Chị Minh Tâm - huyết áp thấp, thường xuyên bị đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, ngất xỉu vì tụt huyết áp đột ngột
[Nhà thuốc] Cải thiện huyết áp thấp với sản phẩm từ đinh lăng, bưởi bung
Bài viết gần đây
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh