Huyết áp thấp sẽ khiến người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, choáng váng. Khi tụt huyết áp đột ngột có thể gây ngất xỉu và nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy khi bị huyết áp thấp nên làm gì, cách xử lý khi bị tụt huyết áp thế nào?
Biểu hiện của bệnh huyết áp thấp
Huyết áp thấp, đặc biệt là tình trạng tụt huyết áp đột ngột có thể dẫn đến ngất xỉu bất ngờ, gây té ngã chấn thương, nếu không được sơ cứu kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng. Ngoài ra, bệnh huyết áp thấp nếu kéo dài không điều trị có thể dẫn các biến chứng như: suy tim, suy thận, suy não, đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
Do đó, bạn nên chú ý đến các dấu hiệu của huyết áp thấp và tụt huyết áp và có những biện pháp phòng ngừa và xử lý kịp thời.
Các triệu chứng của người bị huyết áp thấp bao gồm:
- Đau đầu chóng mặt, cảm giác như có màn sương trước mắt, mất cân bằng, khuôn mặt trở nên mờ đi, xây xẩm mặt mày và có thể ngất xỉu đột ngột.
- Cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức, và cảm giác run rẩy ở chân tay.
- Da trở nên nhợt nhạt, mất màu, cảm giác lạnh lẽo, và chân tay có thể trở nên lạnh lẽo. Đau nhức, mỏi và cảm giác tê bì, đặc biệt là vào buổi tối, gây khó ngủ.
- Nhịp tim đập nhanh không đều, có thể có các triệu chứng như cảm giác như tim đập quá mạnh, thở nhanh, hít thở không đều, và có hiện tượng mồ hôi lạnh toát ra.
- Cảm thấy buồn nôn, đầy bụng, khó tiêu, và không có cảm giác ngon miệng khi ăn uống.
- Rối loạn giấc ngủ, đau đầu mất ngủ và giấc ngủ không ngon. Người bệnh thường mơ nhiều, có ác mộng hoặc tỉnh giấc đột ngột.
- Bệnh nhân dễ quên, lơ đễnh, thường xuyên mất tập trung và không thể tập trung vào công việc hoặc học tập.
Các bước sơ cứu khi bị tụt huyết áp
Việc sơ cứu người bị tụt huyết áp cần được thao tác nhanh chóng, đúng cách nếu không sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như suy thận, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Hướng dẫn các bước sơ cứu người bị tụt huyết áp:
- Từ từ đặt bệnh nhân ngồi hoặc nằm xuống trên bề mặt phẳng và lấy gối kê đầu và chân sao cho chân cao hơn đầu
- Nếu bệnh nhân còn tỉnh táo cho bệnh nhân uống trà gừng, nước sâm, cafe, chè đặc, uống nhiều nước lọc…giúp kích thích nhịp tim, tăng chỉ số huyết áp về mức bình thường
- Nếu bệnh nhân có mang theo thuốc điều trị huyết áp thấp do các bệnh lý về tim mạch thì cho bệnh nhân uống thuốc
- Nếu tình trạng bệnh đã được cải thiện, từ từ cho đỡ bệnh nhân ngồi dậy. Nên cho bệnh nhân cử động tay chân trước để tránh choáng váng khi thay đổi tư thế
- Nếu sau khi sơ cứu người bệnh vẫn gặp triệu chứng khó chịu, thậm chí có các dấu hiệu nguy hiểm như hôn mê, mất thăng bằng, mất tri giác,… thì cần đưa người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt để được chữa trị kịp thời
Khi bị huyết áp thấp nên làm gì để cải thiện?
Huyết áp thấp có thể được cải thiện và phòng ngừa bằng rất nhiều phương pháp, đặc biệt là việc duy trì chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt hằng ngày. Khi bị huyết áp thấp bạn nên thực hiện một số lưu ý dưới đây để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
Uống đủ nước
Việc bổ sung đủ nước cho cơ thể giúp tăng thể tích máu, ngăn ngừa mất nước giúp ổn định huyết áp hiệu quả. Bạn cũng có thể bổ sung thêm các loại nước ép, sinh tố để vừa cung cấp nước và các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
Ngoài ra, các bác sĩ khuyên bạn có thể uống cà phê hoặc trà để làm tăng huyết áp trong trường hợp khẩn cấp. Tuy nhiên bạn không nên lạm dụng các loại đồ uống có chứa nhiều caffein này vì có thể khiến bạn gặp phải các tác dụng phụ như căng thẳng, dễ kích động, tim đập nhanh,…
Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp
Chế độ dinh dưỡng là cách quan trọng khi bị huyết áp thấp. Để phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả bạn cần bổ sung thêm các sản phẩm tốt cho sức khỏe như: ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau củ, thịt gà, cá, nho khô, rau củ,…
Tránh ăn các thực phẩm chứa carbohydrate
Việc ăn nhiều thực phẩm chứa carbohydrate được các chuyên gia khuyến cáo không tốt cho người bị huyết áp thấp. Hàm lượng carb được nạp vào cơ thể làm giảm huyết áp tâm thu và rút ngắn thời gian giảm huyết áp sau ăn. Một số thực phẩm giàu carbohydrate mà người bị huyết áp thấp nên hạn chế ăn như yến mạch, ngũ cốc, khoai lang, củ dền, việt quất,…
Xem thêm: Người bị huyết áp thấp ăn gì để điều trị bệnh hiệu quả TẠI ĐÂY.
Hạn chế uống rượu bia
Việc kiểm soát rượu bia là cách tốt nhất để phòng ngừa và điều trị bệnh huyết áp thấp. Đồ uống có cồn khiến cơ thể mất nước và làm giảm huyết áp nhanh chóng. Hậu quả khiến máu không được vận chuyển đến não gây choáng váng, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt,…
Chú ý khi thay đổi tư thế
Việc thay đổi tư thế đột ngột khiến người bị huyết áp thấp cảm thấy chóng mặt thậm chí ngất xỉu. Chính vì vậy bạn nên thận trọng khi đứng dậy đột ngột sau khi nằm lâu. Vào buổi sáng khi thức dậy bạn nên nằm yên và hít thở sâu trong vài phút ngay tại giường để đầu óc tỉnh táo hẳn sau đó mới từ từ đứng dậy. Ngoài ra, bạn cũng nên kê chân cao khi ngủ để giúp máu chảy về tim tốt hơn
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về việc khi bị huyết áp thấp nên làm gì? Cách xử trí khi bị huyết áp thấp. Hy vọng qua bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này để xử lý hiệu quả khi bản thân hoặc những người xung quanh gặp phải tình trạng này.
Đáng suy ngẫm
Bạn cô đơn, lạc lõng trong chính ngôi nhà của mình?
Từ sự cô đơn ở cuộc sống hiện đại, ta cách trầm cảm chưa đầy một bước chân (Phần 1)
Top 10 hội chứng rối loạn tâm thần kỳ lạ mà não bộ có thể mắc phải
Tôi sống mục ruỗng trong cái bóng vô hồn mang tên trầm cảm
Không ai đơn độc – Chỉ có thực tại mang ta trở lại, trả lại ta sức khỏe tinh thần (Phần cuối)
Cảm xúc và cảm giác – Kích ứng não bộ cần nhận biết rõ ràng
Video phản hồi AZBrain với bệnh "Huyết áp thấp":
Chị Minh Tâm - huyết áp thấp, thường xuyên bị đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, ngất xỉu vì tụt huyết áp đột ngột
Huyết áp thấp nguy hiểm thế nào? AZBrain cải thiện huyết áp thấp ra sao?
Cô Phương, 52 tuổi khắc phục huyết áp thấp và hiện tượng hoa mắt chóng mặt thường xuyên với AZBrain
Bài viết gần đây
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh