Omega 3 là một axit béo không no cần thiết cho sự phát triển của cơ thể, đặc biệt là não bộ và tim mạch. Vì vậy, nhiều người thường đặt câu hỏi rằng huyết áp thấp có nên uống omega 3 không, hay uống như thế nào cho hiệu quả. Hãy đọc bài viết dưới đây để tìm câu trả lời hữu ích nhé!
Omega 3 và những điều cần biết
Omega 3 là một trong những dưỡng chất quan trọng trong quá trình phát triển của cơ thể, đặc biệt là với não bộ và tim mạch. Ngoài ra omega 3 còn được ví là “thần dược” giúp sáng mắt – đẹp da dành cho các chị em. Mỗi ngày cơ thể chúng ta, nhất là trẻ nhỏ cần một hàm lượng lớn omega 3 để phát triển trí tuệ, mắt sáng tinh anh, giảm lượng cholesterol cũng như ngăn ngừa ung thư…
Đóng vai trò cần thiết là thế nhưng cơ thể chúng ta lại không thể tự tổng hợp hay sản sinh ra mà cần bổ sung thông qua các loại thực phẩm như các loại cá béo, dầu cá, các loại dầu thực vật, các loại hạt… Tuy nhiên, đôi khi lượng dưỡng chất này từ thực phẩm không đủ, bạn có thể sử dụng các loại thực phẩm chức năng với hàm lượng omega 3 cao.
Huyết áp thấp có nên uống omega 3?
Omega 3 là dưỡng chất cần thiết mà bất cứ độ tuổi nào cũng nên bổ sung, nhưng không phải đối tượng nào sử dụng cũng cần thiết bởi nó có thể gây ra các phản ứng không mong muốn.
Omega 3 là một chất axit béo có tác dụng ngăn ngừa lão hóa, và hình thành các mảng xơ vữa trong thành mạch, từ đó giúp lưu thông và ổn định huyết áp dành cho những huyết áp cao. Điều này có thể hiểu rằng omega 3 có tác dụng hạ huyết áp hiệu quả và giúp tăng cường tuần hoàn máu trong cơ thể. Vì vậy, omega 3 sẽ phù hợp với nhóm đối tượng cao huyết áp và với những người đang được điều trị huyết áp thấp nên cẩn trọng khi sử dụng.
Thông thường, với các bệnh nhân huyết áp thấp các bác sĩ sẽ hạn chế hoặc khuyến cáo người bệnh không nên sử dụng các chế phẩm nhằm bổ sung một lượng lớn omega 3 vào cơ thể vì nó có thể làm huyết áp của bạn giảm xuống hoặc không ổn định. Tuy nhiên, việc ăn các thực phẩm giàu omega 3 vẫn được tính là trong ngưỡng có thể chấp nhận được và không ảnh hưởng quá nhiều tới huyết áp của người bệnh.
Những nhóm đối tượng không nên sử dụng omega 3
Việc bổ sung omega đã một điều vô cùng quen thuộc và được nhiều người áp dụng như một cách cung cấp dưỡng chất hàm lượng lớn vào cơ thể thay vì qua các món ăn. Điều này không sai, tuy nhiên omega 3 khi được bổ sung vào cơ thể không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả như chúng ta mong đợi, vì còn phụ thuộc vào đối tượng được bổ sung. Tương tự như với những người bị huyết áp thấp, một số bệnh cũng không nên sử dụng omega 3.
Người bị rối loạn đông máu
Bạn có biết nếu bạn dùng quá 3gram omega 3 trong một ngày bạn sẽ có nguy cơ bị chảy máu trong không? Điều này nghe có vẻ phi lý, nhưng các bác sĩ đã chứng minh rằng nếu có thể được cung cấp quá nhiều, cơ thể sẽ không kịp đáp ứng sẽ gây ra hiện tượng này. Chính vì vậy, với những bệnh nhân mắc bệnh rối loạn đông máu hoặc khó đông máu, nên cẩn trọng hoặc cần tham vấn lời khuyên của bác sĩ trước khi sử dụng để tránh những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Bệnh nhân đang gặp các vấn đề về tiêu hóa
Một trong những tác dụng phổ biến và hay gặp khi sử dụng omega 3 đó chính là cảm giác buồn nôn hay chướng bụng, khó chịu đường ruột. Thậm chí, một vài ghi nhận cho thấy có những trường hợp bị tiêu chảy, đầy hơi hay trào ngược dạ dày. Vì vậy nếu các bệnh nhân đang mắc các bệnh lý liên quan đến tiêu hóa thì nên hạn chế hoặc không sử dụng omega 3 tránh gia tăng thêm triệu chứng của bệnh.
Bệnh nhân tiểu đường
Mặc dù omega 3 không có chứa hàm lượng đường trong các viên nang nén nhưng đây lại là tác nhân làm thay đổi lượng đường trong máu. Khi bổ sung liên tục một lượng omega 3 vào cơ thể, sẽ khiến lượng đường trong máu thay đổi, không ổn định. Điều này thực sự nguy hiểm với những bệnh nhân đang sống với căn bệnh tiểu đường của mình. Vì vậy, nếu bạn vẫn muốn bổ sung omega3, hãy đảm bảo mình vẫn đang kiểm soát tốt lượng đường trong cơ thể.
Giảm hệ thống miễn dịch
Omega 3 được biết đến là dưỡng chất giúp tăng cường miễn dịch tự nhiên của cơ thể, nhưng khi bạn bổ sung một hàm lượng quá nhiều thì nó lại mang đến những ảnh hưởng tiêu cực. Suy giảm hệ thống miễn dịch là một trong số đó. Đương nhiên, với những nhóm người có sức khỏe tốt, thì điều này không quá đáng ngại nhưng với những bệnh nhân đang có những tổn thương hệ miễn dịch như HIV/AIDS… thì nên cân nhắc khi sử dụng.
Omega 3 là một dưỡng chất cần thiết và quan trọng, nhưng để sử dụng hiệu quả bạn nên tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, nhất là với những đối tượng đang có bệnh lý trong người. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu thêm về dưỡng chất này cũng như trả lời cho câu hỏi “huyết áp thấp có nên uống omega 3 không?”.
Đáng suy ngẫm
Tại sao những người trầm cảm thường tìm đến cái chết?
Trầm cảm một trận ốm của tinh thần – con quỷ gặm nhấm linh hồn
Âm nhạc – tia sáng xua tan bóng tối trầm cảm
Từ sự cô đơn ở cuộc sống hiện đại, ta cách trầm cảm chưa đầy một bước chân (Phần 1)
Bạn cô đơn, lạc lõng trong chính ngôi nhà của mình?
Tôi sống mục ruỗng trong cái bóng vô hồn mang tên trầm cảm
Video phản hồi AZBrain với bệnh "Huyết áp thấp":
Huyết áp thấp nguy hiểm thế nào? AZBrain cải thiện huyết áp thấp ra sao?
[Nhà thuốc] Cải thiện huyết áp thấp với sản phẩm từ đinh lăng, bưởi bung
Cô Phương, 52 tuổi khắc phục huyết áp thấp và hiện tượng hoa mắt chóng mặt thường xuyên với AZBrain
Bài viết gần đây
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh